Thủ thư là gì? Mô tả chi tiết về công việc của thủ thư
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Thủ thư là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Thủ thư là gì?
Thủ thư hay cán bộ thư viện hay nghĩa đơn giản là người coi sách là tên gọi chung về một nghề nghiệp làm việc liên quan đến thư viện, coi giữ sách trong thư viện.
Đây là một chuyên gia về thông tin, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, phân loại, sắp xếp sách vở, đánh bút lục, lau, quét sách ở các kệ sách, hướng dẫn tra cứu thông tin… được đào tạo về khoa học thư viện, là người thông thạo việc tổ chức và quản lý dịch vụ thông tin hoặc các tài liệu cho những người có nhu cầu thông tin.
Bạn đang xem: Thủ thư là gì? Mô tả chi tiết về công việc của thủ thư
Thông thường, thủ thư làm việc trong một thư viện công cộng hoặc một thư viện trong các trường đại học, trường tiểu học hoặc trường trung học, các thư viện trong doanh nghiệp hoặc công ty, hoặc cơ quan khác như một bệnh viện, công ty luật…. Công việc này có điểm tương đồng với những người làm nghề nhân viên lưu trữ.
Ở phương Tây, nghề này còn được gọi là thư viện viên (Librarian) là một người làm việc chuyên nghiệp trong một thư viện, cung cấp sự kết nối đến thông tin, đôi khi là sự kết nối với xã hội và công nghệ. Họ thường được yêu cầu có một bằng chuyên môn từ một trường dạy về nghề Thư viện như là bằng Thạc sĩ về Khoa học Thư viện (Master’s degree in Library Science) hay là bằng Khoa học về Thư viện và thông tin (Library and Information Studies).
Mô tả chi tiết về công việc của thủ thư
Thủ thư là những người làm trong thư viện và có trách nhiệm quản lý, giữ gìn cũng như phát triển vốn tài liệu của thư viện, để hỗ trợ cho người đọc tìm thấy những quyển sách cần thiết với họ. Thủ thư là một vị trí làm việc độc lập nhưng phải làm khá nhiều việc khác nhau chứ không chỉ là trông giữ sách.
Lưu trữ thông tin của thư viện và nhân sự
Một nhiệm vụ quan trọng nhất của nhân viên thủ thư chính là lưu trữ thông tin dưới dạng những tập tài liệu, những file ghi âm, các dạng bản thảo được viết bằng tay để tránh làm mất thông tin. Bên cạnh đó họ còn phải lưu trữ những hóa đơn, thông tin của khách hàng để có thể nắm bắt được nguồn khách hàng.
Bổ sung, đảm bảo giữ được nguồn tài liệu cho thư viện
Một trách nhiệm nữa mà nhân viên thủ thư cần phải làm chính là theo dõi, bổ sung các nguồn sách trong thư viện để sách được phong phú hơn, có nhiều tài liệu cho người đọc tìm hơn. Thủ thư sẽ là người xem xét xem những loại sách mới nào mà thư viện chưa có để đề nghị bổ sung thêm cho bạn đọc.
Quản lý thông tin và nguồn tài liệu trong thư viện
Nhân viên thủ thư cần phải đảm bảo mọi loại sách đều được sắp xếp đúng với vị trí và từng loại để dễ dàng tìm kiếm. Đồng thời, họ cũng phải kiểm soát để không làm thất thoát sách của thư viện. Bên cạnh đó, thủ thư còn cần kiểm tra kĩ xem có bị lọt những loại sách lạ, đồi trụy vào trong thư viện hay không.
Một số công việc khác của nhân viên thủ thư
Bên cạnh việc tàng trữ, phân phối, quản trị những nguồn thông tin khác nhau thì nhân viên thủ thư còn phải làm một số công việc khác trong thư viện như hướng dẫn người đọc tìm sách và tra cứu nguồn thông tin có trong thư viện.
Giới thiệu những thông tin tổng quát về thư viện, những quy định, nội quy và cách sử dụng sách để tránh làm hư hỏng, thất thoát nguồn tài nguyên của thư viện. Đồng thời, nhân viên thủ thư còn phải chịu trách nhiệm ghi phiếu mượn, trả sách và giải đáp những thắc mắc của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại thư viện.
Nhân viên thủ thư còn có trách nhiệm sắp xếp sách ngăn nắp và bày trí trên kệ theo tính thẩm mỹ nhất để người đọc vừa dễ tìm vừa thấy thu hút và thích đến thư viện. Ngoài ra, thủ thư còn có trách nhiệm kết nối thư viện với các công tác xã hội khác như từ thiện, tủ sách cho em… Đồng thời, họ cũng phải là người quản lý khách hàng mượn sách và giới thiệu nhiều sản phẩm mới cho khách hàng để thúc đẩy việc mượn sách.
Nhân viên thủ thư sẽ phải làm các báo cáo thống kê về số lượt mượn sách của khách hàng và đề xuất những phương án mới cho việc cải thiện dịch vụ của thư viện cũng như bổ sung thêm các loại sách mới trên thị trường vào tủ sách để giúp người đọc được mở mang thêm kiến thức.
Những yêu cầu đối với vị trí thủ thư
Tuy công việc thủ thư khá đơn giản nhưng sẽ vẫn cần đến những tiêu chí cụ thể mà nhà tuyển dụng đưa ra để lựa chọn được ứng viên sáng giá. Một số yêu cầu cụ thể đối với vị trí thủ thư khi làm việc trong các thư viện như sau:
– Trước tiên và cũng là yếu tố quyết nhất là bạn phải yêu sách, thích đọc sách vì như vậy mới có thể làm việc lâu dài mà không cảm thấy nhàm chán. Đây là một công việc có tính chất nhẹ nhàng, không sức ép và chỉ loanh quanh với những quyển sách nên nếu như nhân viên thủ thư không mang lòng ham mê với những cuốn sách, yêu thích sách thì chắc hẳn sẽ cảm thấy công việc này rất nhàm chán và không thể gắn bó lâu dài.
Bên cạnh lòng yêu sách thì thủ thư còn cần đến một số kĩ năng và phẩm chất cơ bản để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc. Một số kĩ năng bắt buộc phải có đối với vị trí thủ thư để có thể hoàn thành công việc tốt nhất là:
– Kỹ năng sắp xếp công việc hợp lý, vì trong mỗi thư viện sẽ có rất nhiều sách nên nếu không có khả năng sắp xếp công việc thì chắc chắn thủ thư sẽ bị lẫn lộn và không thể sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng số lượng sách quá lớn như vậy.
– Ngoài các kĩ năng thì người thủ thư cần có đức tính nhẫn nại, chăm chút và tỉ mỉ cẩn thận để tránh việc mất mát sách của thư viện và tạo cảm giác thoải mái cho người đến đọc.
– Đối với những thư viện có nhiều sách nước ngoài thì nhà tuyển dụng sẽ còn yêu cầu thủ thư phải có kiến thức về tiếng Anh, tin học văn phòng để có thể nhập liệu và hỗ trợ khách hàng một cách dễ dàng.
– Về trình độ chuyên môn nhà tuyển dụng thường yêu cầu tốt nghiệp đúng chuyên ngành văn thư và ưu tiên những người đã có kinh nghiệm làm việc trong các thư viện.
Nếu muốn trở thành nhân viên thủ thư thì chắc chắn bạn phải đáp ứng được các tiêu chí tuyển dụng trên. Song, trong quá trình làm việc bạn cần phải không ngừng trau dồi các kĩ năng và kiến thức dù đây là một môi trường khá an nhàn.
Phân loại thủ thư thường gặp tại Việt Nam
Dưới đây là một số loại thủ thư phổ biến nhất tại Việt Nam:
- Thủ thư thư viện công cộng: Các thủ thư này làm việc trong các thư viện công cộng và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ trẻ em đến người lớn. Họ chịu trách nhiệm quản lý các bộ sưu tập của thư viện, cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và tham khảo, đồng thời tạo ra các hoạt động khuyến khích việc đọc và tiếp cận cộng đồng.
- Thủ thư thư viện học thuật: Các thủ thư này làm việc trong các trường cao đẳng hoặc đại học và hỗ trợ nhu cầu nghiên cứu và học tập của sinh viên, giảng viên và nhân viên trường. Họ có thể cung cấp hướng dẫn về kỹ năng nghiên cứu và định dạng trích dẫn, quản lý tài nguyên điện tử và phát triển các bộ sưu tập và tài liệu lưu trữ đặc biệt.
- Thủ thư thư viện trường học: Cán bộ thư viện trường học làm việc trong các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Họ hỗ trợ sự phát triển cá nhân và học tập của học sinh. Ngoài ra, họ có thể hợp tác với giáo viên để tích hợp tài nguyên thư viện vào kế hoạch bài học, cung cấp hướng dẫn về kỹ năng nghiên cứu và tuyển chọn các bộ sưu tập hỗ trợ chương trình giảng dạy của trường.
- Thủ thư đặc biệt: Thủ thư đặc biệt làm việc trong các môi trường chuyên biệt, chẳng hạn như công ty luật, bảo tàng hoặc tập đoàn. Họ chịu trách nhiệm quản lý các bộ sưu tập dành riêng cho nhu cầu của tổ chức và cung cấp hỗ trợ nghiên cứu cho nhân viên.
- Thủ thư kỹ thuật số: Thủ thư kỹ thuật số làm việc trong các thư viện hoặc kho lưu trữ quản lý các bộ sưu tập và sách kỹ thuật số. Họ chịu trách nhiệm số hóa và bảo quản tài liệu, quản lý siêu dữ liệu và cung cấp quyền truy cập vào các tài nguyên kỹ thuật số.
Cơ hội việc làm và mức lương của thủ thư tại Việt Nam
Các thủ thư ở Việt Nam có thể tìm được việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các tổ chức học thuật, thư viện công cộng, cơ quan chính phủ và tổ chức tư nhân. Phần lớn các thủ thư làm việc trong các tổ chức học thuật, chẳng hạn như các trường đại học và cao đẳng, nơi họ quản lý và duy trì các thư viện và trung tâm thông tin của tổ chức.
Các thư viện công cộng ở Việt Nam cũng mang lại cơ hội việc làm cho các thủ thư. Những thư viện này thường do chính phủ quản lý và phục vụ như một nguồn thông tin và giáo dục cho cộng đồng địa phương. Cán bộ thư viện trong các thư viện công cộng chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên của thư viện, cung cấp dịch vụ tham khảo và thúc đẩy xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.
Các cơ quan chính phủ và các tổ chức tư nhân ở Việt Nam cũng thuê các thủ thư để quản lý các nguồn thông tin của họ. Các tổ chức này yêu cầu thủ thư tổ chức và duy trì cơ sở dữ liệu thông tin của họ và cung cấp quyền truy cập thông tin nội bộ cho nhân viên.
Mức lương của thủ thư tại Việt Nam khác nhau tùy thuộc vào trình độ học vấn, kinh nghiệm và lĩnh vực họ làm việc. Tuy nhiên, nhìn chung, mức đãi ngộ dành cho họ thường không quá cao. Mức lương trung bình cho một thủ thư có bằng Cử nhân là khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, những thủ thư có bằng Thạc sĩ trở lên có thể kiếm được từ 10 triệu đồng mỗi tháng trở lên.
Các thủ thư làm việc trong các viện nghiên cứu và thư viện công cộng thường kiếm được mức lương thấp hơn so với những người làm việc trong các cơ quan chính phủ và các tổ chức tư nhân. Tuy nhiên, mức lương cho các thủ thư ở Việt Nam đã tăng lên trong những năm gần đây do nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ của họ.
Tìm việc làm thủ thư ở đâu?
Thông thường các thư viện sẽ là những nơi tuyển dụng thủ thư nhiều nhất, bên cạnh đó, một số nơi cũng có nhu cầu tuyển dụng thủ thư như nhà trường, doanh nghiệp, bệnh viện,… Các bạn có thể tìm việc trên các trang tuyển dụng hoặc thông qua các mối quan hệ và người quen để tìm công việc này.
Đây là công việc khá nhàn cho nên thích hợp cho những người không thích áp lực và làm việc trong môi trường thoải mái.
Nhân viên thủ thư là một trong những công việc được những bạn trẻ yêu thích lựa chọn, đây cũng là cơ hội để nhân viên thủ thư có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức và kĩ năng giao tiếp với người xung quanh.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Thủ thư là gì. Mọi thông tin trong bài viết Thủ thư là gì? Mô tả chi tiết về công việc của thủ thư đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp