Học TậpLớp 7

Chơi chữ là gì? Tác dụng của chơi chữ

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Chơi chữ là gì? Tác dụng của chơi chữ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Chơi chữ là gì?

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị. 

Chơi chữ là gì?
Chơi chữ là gì?

Ví dụ:

Bạn đang xem: Chơi chữ là gì? Tác dụng của chơi chữ

  • Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp
  • Đuối như trái chuối
  • Sành điệu như củ kiệu
  • Tôi yêu Việt Nam “đồng”
  • Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Các lối chơi chữ thường gặp

Các lối chơi chữ thường gặp là:

Dùng từ đồng âm

Biện pháp này sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm hoặc đồng âm.

Thường được gọi là đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cách chơi chữ này thường mang hàm ý và nghĩa thương châm biếm, đả kích là chính.

Ví dụ:

Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò

Đây là câu thơ sử dụng cách chơi chữ dùng từ đồng âm. Đủ tên 4 con vật lớn: hươu, nại, nghé, bò. Hai địa danh được lấy ra phần sau (thành tố sau của một từ gồm hai thành tố) đồng âm với tên hai con vật nai và nghé.

Bà già đi chợ cầu Đông

 Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn. 

– Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi

Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

– Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo bà già: bà đã quá già rồi (răng không còn) thi lấy chồng làm gì nữa ⇒ sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm.

– Lối chơi chữ: dùng từ đồng âm nhưng khác nghĩa

Dùng lối nói trại âm (gần âm)

Là lối chơi chữ sử dụng các từ gần giống nhau, chỉ khác nhau về dấu câu, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương

– Dựa vào hiện tượng gần âm: ranh tướng gần với danh trước nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Danh tướng là vị tướng giỏi được lưu danh, còn ranh tướng là kẻ ranh ma

– Tác dụng: mang ý mỉa mai – chế giễu

– Lối chơi chữ: dùng cách nói trại âm (gần âm)

Dùng cách điệp âm

Cách chơi chữ này cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.

Ví dụ: 

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

– Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm “m” tới 14 lần

– Tác dụng: diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa

– Lối chơi chữ: dùng cách điệp âm

Các lối chơi chữ thường gặp
Các lối chơi chữ thường gặp

Dùng lối nói lái

Nói lái hay còn gọi là cách nói ngược câu chữ, có tác dụng châm biếm, mỉa mai hoặc bông đùa…

Loại này không phải người đọc, người nghe nào cũng hiểu được hàm ý của tác giả nếu như không suy luận hay phân tích từng từ một. Chơi chữ bằng cách nói lái quen thuộc và dễ gặp nhất khi đọc văn thơ, tục ngữ.

Ví dụ: 

  • Một con cá đối nằm trên cối đá. Hai con cá đối nằm trên cối đá
  • Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ. Chim vàng lông đậu cạnh cồng lang
  • Con cá đối bỏ trong cối đá,

              Con mèo cái nằm trên mái kèo,

               Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

– Cá đối nói lái thành cối đá – Mèo cái nói lái thành mái kèo

– Tác dụng: diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận

– Lối chơi chữ: dùng lối nói lái

Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

Loại này chỉ giống nhau phụ âm đầu, giúp tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ.

Ví dụ:

Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng

Mời cô mời bác ăn cùng

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà

– Sầu riêng – danh từ ⇒ chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

Sầu riêng – tính từ ⇒ chỉ sự phiền muộn riêng của con người

– Lối chơi chữ: dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

Tác dụng của chơi chữ

Chơi chữ là một trong những biện pháp tu từ xuất hiện từ lâu và bắt nguồn từ đời sống xã hội để phát triển dần lên nên thường gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố…

Biện pháp tu từ chơi chữ giúp câu văn thể hiện sự hài hước, dí dỏm nên gây được nhiều hứng thú ấn tượng với người đọc, người nghe. Nó giúp bài viết, lời nói sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ được ghi nhớ lâu dài.

Biện pháp tu từ chơi chữ thể hiện được sự khéo léo, tinh tế của tác giải khi biết lồng ghép các câu từ để cho câu văn mang nhiều ý nghĩa, mang đậm sự trào phúng nhưng tinh tế, không lộ liễu.

Chơi chữ trong lời nói hàng ngày làm tạo ra những tiếng cười, thêm màu sắc cho cuộc sống.

Tác dụng của chơi chữ
Tác dụng của chơi chữ

Bài tập luyện tập về chơi chữ

Bài 1. Tìm các hiện tượng chơi chữ trong các phần trích sau và cho biết chúng thuộc về lối chơi chữ nào?

a. Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn

b. Trên trời rơi xuống mà lại mau co

c. Bò lang chạy vào làng Bo

d. Leo thang tất phải theo lang

e. Thợ ruộm khóc chồng:

Thiếp từ khi lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ.

Chàng ở dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.

Bài 2. Trong bài thơ Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

Cảm ơn bà biếu gói cam,

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Đáp án

– Dùng từ đồng âm: khổ, cam

+ khổ: khổ đau (thuần Việt); đắng (Hán Việt)

+ cam: quả cam (thuần Việt); ngọt (Hán Việt)

– Thành ngữ Hán Việt: khổ tận cam lai (khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến): Hết khổ sở đến lúc sung sướng

⇒ Niềm sung sướng, hạnh phúc được sống trong độc lập, tự do.

Bài 3. Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhua? Cách nói này có phải là chơi chữ không?

– Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

– Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

Đáp án

Câu 1. thịt, mỡ, dò (giò), nem, chả: thức ăn liên quan đến chất liệu thịt

Câu 2. Nứa, tre, trúc, hóp: chỉ cây cối thuộc họ tre

→ Đây là hiện tượng chơi chữ vì vừa dùng từ đồng âm vừa dùng các từ cùng trường nghĩa

Bài 4. Bài thơ dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?

Duyên duyên ý ý tình tình

Đây đây đó đó tình tình ta

Năm năm tháng tháng ngày ngày

Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai

Đáp án

Dùng cách điệp âm

Tuy hai dòng đầu phụ âm Đ – được điệp trong 4 âm tiết (sử dụng 4 lần chữ có phụ âm Đ), phụ âm T được điệp trong 6 âm tiết; nhưng về cơ bản đây chỉ là sự gấp đôi một cách đều đạn các âm tiết cấu tạo nên bài ca dao: hai cặp lục bát chỉ sử dụng 14 âm tiết (trong đó chữ “tình” được điệp 4 lần).

Cách điệp trong trường hợp này cho thấy sự dằn dỗi, bức xúc của người nói.

Bài 5. Sưu tầm một số cách chơi chữ

Đáp án

– Thay đổi trật tự các chữ (nói ngược)

Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả

Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu

– Câu đối của tri huyện Lê Kim Thắng và Xiển Bột:

Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.

Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện

Bài 6. Tìm lối chơi chữ sau đây:

a,

Còn mèo, con mẻo, con meo

Ai dạy mày trèo mà chẳng dạy tao?

b,

Con kiến mà leo cành đa

Leo phải cành cụt leo ra, leo vào

Con kiến mà leo cành đào

Leo phải cành cụt leo vào leo ra

c,

Bồ các là bác chim ri

Chim ri là dì sáo sậu

Sáo sậu là cậu sáo đen

Sáo đen là em tu hú.

d,

Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.

Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.

e, Chợ Đồng Xuân bán bánh trung thu, đông thì đông, nhưng không bán hạ.

Người miền Đông làm nhà đất Bắc, Tây thì Tây nhưng vẫn dựng kiểu Nam.

Gợi ý trả lời:

a, Lối chơi chữ lợi dụng sự đồng âm

b, Chơi chữ dùng sự trại âm

c, Chơi chữ dùng sự điệp âm

d, Chơi chữ dùng lối nói lái

e, Chơi chữ dùng lối đồng âm

***

Trên đây là nội dung bài học Chơi chữ là gì? Tác dụng của chơi chữ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (2 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button