Địa lí 7 Bài 10 Kết nối tri thức: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi | Soạn Địa 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
Bạn đang xem: Địa lí 7 Bài 10 Kết nối tri thức: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi | Soạn Địa 7
Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
Câu hỏi mở đầu trang 133 Địa Lí 7: Châu Phi là châu lục còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội. Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số thông tin về dân cư, xã hội của châu Phi.
Trả lời:
– Châu Phi hay Phi Châu là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ ba về diện tích (sau châu Á và châu Mỹ). Với diện tích khoảng 29.661.703 km² (11.452.448 mi²) (chưa bao gồm cả các đảo cận kề) chiếm 19% đất đai của Trái Đất. Với 1.384.087.771 người sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2021, châu Phi chiếm khoảng 17,52% dân số thế giới.
– Vào năm 2020, hơn 281 triệu người châu Phi bị suy dinh dưỡng, nhiều hơn 46 triệu so với năm 2019 và thậm chí là 89 triệu so với năm 2014. Số người bị đói ở châu Phi tiếp tục tăng do xung đột, biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế, đặc biệt là do đại dịch COVID-19 gây ra. Ngoài 346 triệu người châu Phi bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng, 452 triệu người bị mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải.
1. Một số vấn đề về dân cư, xã hội
Câu hỏi 1 trang 133 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin và bảng trong mục a, hãy trình bày vấn đề tăng dân số tự nhiên ở châu Phi.
Trả lời:
– Vấn đề tăng dân số tự nhiên ở châu Phi:
+ Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1 340 triệu người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.
+ Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới với 2,54% (giai đoạn 2015 – 2020).
+ Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,…
Câu hỏi 2 trang 133 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục b, hãy trình bày vấn đề nạn đói ở châu Phi.
Trả lời:
– Tình trạng: hàng năm có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe dọa, chủ yếu vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
– Nguyên nhân: do tình trạng hạn hán, bất ổn chính trị.
Câu hỏi 3 trang 134 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục c, hãy trình bày vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi.
Trả lời:
Xung đột quân sự là vấn đề nghiêm trọng tại châu Phi:
– Nguyên nhân: do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước),…
– Hậu quả:
+ Gây hậu quả nghiêm trọng
+ Gây thương vong về người, gia tăng dân số, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,…
+ Tạo cơ hội cho nước ngoài can thiệp.
2. Di sản lịch sử Châu Phi
Câu hỏi trang 117 Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục 2 và hiểu biết bản thân, hãy kể tên một số di sản lịch sử của châu Phi.
Trả lời:
– Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người và đã sản sinh ra nhiều văn minh, di sản có giá trị như:
+ Chữ viết tượng hình
+ Phép tính diện tích các hình
+ Các công trình kiến trúc: kim tự tháp, tượng nhân sư
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập – Vận dụng 1 trang 134 Địa Lí 7: Hãy nêu hậu quả của một trong các vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội đối với sự phát triển của các nước châu Phi.
Trả lời:
– Hậu quả của các cuộc xung đột quân sự ở châu Phi:
+ Gây hậu quả nghiêm trọng
+ Gây thương vong về người, gia tăng dân số, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,…
+ Tạo cơ hội cho nước ngoài can thiệp.
Luyện tập – Vận dụng 2 trang 119 Địa Lí 7: Sưu tầm thông tin về một di sản lịch sử nổi tiếng của châu Phi.
Trả lời:
Ví dụ: Di sản lịch sử kim tự tháp ở châu Phi.
– Trong số những thành tựu văn minh tiêu biểu của thế giới cổ đại, kim tự tháp chính là công trình kỳ bí bậc nhất.
– Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông với bốn mặt bên là tam giác đều.
– Ở Ai Cập đến nay người ta tìm ra 138 kim tự tháp. Tất cả đều được xây ở tả ngạn sông Nin, dòng sông dài nhất thế giới với hơn 6 nghìn km.
– Theo các nghiên cứu thì hệ thống kim tự tháp cũng chính là lăng mộ của những vị Pharaon (tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại).
– Ở đó, không chỉ chứa xác ướp của các bậc quyền uy tối cao nhất thời bấy giờ mà còn có cả vàng bạc, thức ăn, đồ nội thất, thậm chí cả xác ướp của những người thân, quan chức và linh mục theo hầu. Nhiều nhà khảo cổ cũng đã khẳng định rằng, kim tự tháp là nơi các Pharaon… tiếp tục cuộc sống sau cái chết (theo quan niệm thời bấy giờ).
Kim tự tháp ở Ai Cập
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Á
Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á
Bài 8: Thực hành : Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn Và kinh tế mới nổi của châu Á
Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu phi
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa Lí 7 Kết nối tri thức
- Địa lí 7 Bài 2 Kết nối tri thức: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu | Soạn Địa 7
- Địa lí 7 Bài 4 Kết nối tri thức: Khái quát về liên minh châu âu | Soạn Địa 7
- Địa lí 7 Bài 6 Kết nối tri thức: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á | Soạn Địa 7
- Địa lí 7 Bài 8 Kết nối tri thức: Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn Và kinh tế mới nổi của châu Á | Soạn Địa 7
- Địa lí 7 Bài 13 Kết nối tri thức: Vị trí địa lí, phạm vi châu mỹ. Sự phát kiến ra châu mỹ | Soạn Địa 7
- Địa lí 7 Bài 15 Kết nối tri thức: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức – Khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ | Soạn Địa 7