Địa lí 7 Cánh DiềuHọc TậpLớp 7

Địa lí 7 Bài 20 Cánh diều: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương | Giải Địa lí 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Địa lí lớp 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương

Câu hỏi mở đầu trang 142 Bài 20 Địa Lí lớp 7: Châu Đại Dương có diện tích đất liền nhỏ nhất trong số các châu lục trên thế giới. Châu lục này bao gồm những vị trí nào? Vị trí địa lí và thiên nhiên có đặc điểm nổi bật gì?

Bạn đang xem: Địa lí 7 Bài 20 Cánh diều: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương | Giải Địa lí 7

Trả lời:

–  Châu Đại Dương bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và hệ thống các đảo, quần đảo trải rộng hầu khắp Thái Bình Dương.

– Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu phía Nam, có đường chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ. Lục địa này tiếp giáp với Ấn Độ và các biển của Thái Bình Dương.

– Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích nhỏ nhất trên thế giới.

1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Đại Dương

Các bộ phận của châu Đại Dương

Câu hỏi trang 142 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy xác định các bộ phận của châu Đại Dương?

Trả lời:

–  Châu Đại Dương bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và hệ thống các đảo, quần đảo trải rộng hầu khắp Thái Bình Dương.

– Hệ thống các đảo và quần đảo bao gồm: nhóm đảo núi lửa Mê-la-di, nhóm đảo san hô Mi-cro-nê-di, nhóm đảo núi lửa và san hô Pô-li-nê-di, quần đảo Niu-di-len.

Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô- xtrây-li-a

Câu hỏi trang 143 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a.

Trả lời:

Vị trí: Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu phía Nam, có đường chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ. Lục địa này tiếp giáp với Ấn Độ và các biển của Thái Bình Dương.

Kích thước: Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích nhỏ nhất trên thế giới (khoảng 7.7 triệu Km2).

2. Đặc điểm thiên nhiên các đảo, quần đảo và lục địa Ô- xtrây-li-a

Đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo

Câu hỏi trang 143 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy nêu đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo của châu Đại Dương

Trả lời:

– Quần đảo Niu Di-len và nhóm đảo núi lửa có địa hình cao hơn so với các đảo và quần đảo san hô, không giàu có về tài nguyên khoáng sản.

– Ngoại trừ đảo Niu Di-len có khí hậu ôn đới và cận nhiệt hải dương, phần còn lại đều có khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn lợi hải sản phong phú và tài nguyên du lịch quan trọng.

Đặc điểm thiên nhiên lục địa Ô-xtrây-li-a

Địa hình và khoáng sản

Câu hỏi trang 144 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy xác định các khu vực địa hình và sự phân bố khoáng sản của lục địa Ô-xtrây-li-a.

Trả lời:

Địa hình: Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồmf ba khu vực chính là: vùng núi phía đông, vùng cao nguyên phía tây và vùng đất thấp trung tâm.

+ Vùng núi phía đông có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.

+ Vùng cao nguyên phía tây với ba hoang mạc lớn là: Hoang mạc lớn, Vic-to-ria Lớn và Ghip-sơn.

+ Vùng đất thấp trung tâm bao gồm bốn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía Bắc và châu thổ song Mơ-rây- Đac-linh ở phía Nam.

Khoáng sản: Ô-xtrây-li-a có tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú. Các khoáng sản chính bao gồm: than, dầu mỏ, khí đốt, bô-xít, sắt, chì kẽm,…

Khí hậu

Câu hỏi trang 145 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.1 và 20.2, hãy phân tích đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a.

Trả lời:

– Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.

+ Đại bộ phận lãnh thổ ở phía tây và trung tâm lục địa có khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc do tác động của áp cao chí tuyến, hiệu ứng phơn của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a và dòng biển Tây Ô-xtrây-li-a.

+ Khí hậu nhiệt đới phân bố ở phía Bắc của lục địa.

+ Khí hậu ôn đới phân bố ở phía đông nam của lục địa..

Tài nguyên sinh vật

Câu hỏi trang 145 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 20.3, hình 20.4, hãy nêu những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a. Vì sao Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm?

Trả lời:

– Lục địa Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm.

+ Động vật: thú có túi (Kang-gu-ru và Cô-a-la) thú mỏ vịt và đà điểu.

+ Thực vật: bạch đàn, keo hoa vàng, tràm và ngân hoa.

– Giải thích: do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu,… đã tạo nên sinh vật đa dạng, độc đáo.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 145 Địa Lí lớp 7: Vì sao đại bộ phận diện tích của Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?

Trả lời:

Đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn do:

+ Tác động của áp cao chí tuyến

+ Hiệu ứng phơn của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a

+ Ảnh hưởng của dòng biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a.

Vận dụng 2 trang 145 Địa Lí lớp 7: Hãy thu thập thông tin về một số loài động vật và thực vật tiêu biểu của lục địa Ô-xtrây-li-a.

Trả lời:

– Một số loài động thực vật tiêu biểu của lục địa Ô-xtrây-li-a là: thú có túi (Kang-gu-ru và Cô-a-la….), thú mỏ vịt và đà điểu.

– Một số loài thực vật đặc hữu là: bạch đàn, keo hoa vàng, tràm và ngân hoa…

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Bài 22: Châu Nam Cực

Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu

Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu

Bài 3: Phương thức con người khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 7 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Địa lí 7 Cánh Diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button