Tổng hợp

Đối thoại là gì? Mục đích, ý nghĩa của đối thoại

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Đối thoại là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Đối thoại là gì?

Từ xưa, đối thoại đã được sử dụng để truyền đạt một sử điệp, một chân lý. Đối thoại là hình thức đối đáp giữa hai hay nhiều nhân vật trong một cuộc hội thoại trong tác phẩm tự sự của mình. Hình thức đối thoại được thể hiện ra thành lời khi nhân vật cất tiếng nói. Đây là hoạt động giao tiếp bằng lời nói từ 02 người trở lên, dùng ngôn ngữ, lời nói để truyền đạt suy nghĩ, quan điểm của bản thân hay một vấn đề nào đó.

Như vậy tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh sử dụng mà đối thoại lại mang ý nghĩa khác nhau. Dù mang hàm nghĩa như thế nào, đối thoại vẫn là việc tranh luận, trao đổi trực tiếp giữa 02 người trở lên bằng những hình thức khác nhau.

Bạn đang xem: Đối thoại là gì? Mục đích, ý nghĩa của đối thoại

Đối thoại là gì?
Đối thoại là gì?

Theo Điều 63 của Bộ luật lao động 2019 có quy định về khái niệm của đối thoại nơi làm việc như sau:

“1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.”

Đối thoại tại nơi làm việc là một trong một yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu quả trong công việc, vừa giúp cá nhân tăng khả năng tranh luận đối thoại với đồng nghiệp hay đối thoại với cấp trên từ đó giúp tìm ra những giải pháp làm việc hiệu quả hơn.

Điều kiện đối thoại

Muốn đối thoại, trước hết phải biết lắng nghe: lắng nghe những điều người khác muốn nói chứ không phải những điều mình muốn nghe; lắng nghe điều người ta muốn nói hơn là điều mình muốn nói cho người ta nghe. Lắng nghe không phải mong tìm những sơ hở hay khiếm khuyết của đối phương để biện bạch hay chống trả, nhưng để khám phá và tiếp nhận những điều hay lẽ phải, cả những điều không hay không phải. Cái dở của người có khi là chính cái dở của mình. Lắng nghe là cơ sở của những điều mình muốn nói. Muốn lắng nghe người khác phải có khả năng lắng nghe chân lý. Chân lý không phải là người khác, mà cũng không phải là mình, nhưng chân lý tiềm ẩn nơi nhau: phía sau của những ngôn từ, cách thế và hình thức đối thoại; phía dưới những quan niệm, cá tính và quan điểm dị biệt; trong tấm lòng và trên những lý lẽ.

Điều kiện đối thoại
Điều kiện đối thoại

Từ việc lắng nghe, ta mới xác định đối thoại là một sự trình bày và trao đổi với nhau để tìm ra phương hướng, ý nghĩa, và giá trị của vấn đề. Tuy nhiên, ngôn ngữ có những giới hạn của nó, hiểu được nhau mới là điều quan trọng. Chính sự hiểu biết lẫn nhau dẫn chúng ta vào sự thật của ngôi vị, và hiệp thông nhân vị, đồng thời cũng là hiệp thông với Giá Trị vô biên. Không thể chống chọi hay thúc ép người khác đón nhận chân lý một cách miễn cưỡng dưới bất cứ hình thức nào. Khi lòng họ chưa ưng, chưa cảm nhận được thì mọi ước muốn chinh phục trở thành hão huyền. Tham vọng chinh phục người khác phải được loại trừ trong mọi cuộc đối thoại. Hơn nữa, đối thoại đòi hỏi phải vượt thắng cảm xúc, thiên kiến, lề thói, để hình thành một tương quan giao hảo, hầu có thể bình thản nêu vấn đề trong sự kiên nhẫn lắng nghe, thấu hiểu, và sáng suốt lãnh hội quan điểm của người khác.

Cuộc đối thoại đích thực cũng đòi hỏi ta hướng về người khác bằng một tâm trí cởi mở, khoáng đạt, tránh sự dè dặt nào đó nơi bản thân mình. Chính sự dè dặt cản ngăn, không cho người khác người khác tiết lộ cái tôi đích thực của họ. Sự tín thác vào chân lý là điều trọng yếu để lướt thắng nỗi dè dặt này, và để tiến sâu vào các quan hệ giữa người với người.

Sự thất bại của chúng ta trong đối thoại hay giáo dục là muốn nắn đúc người khác theo quan niệm và khuôn khổ của mình. Điều tệ hại hơn nữa là dựa trên những tiêu chuẩn chủ quan để phê phán, đánh giá và xếp loại người khác theo từng cấp độ: ai càng phù hợp với khuôn của mình thì càng tốt, ai càng ít phù hợp thì càng xấu; ai càng giống mình thì càng hay, ai càng khác mình thì càng dở. Đây là kiểu giảm khinh tha nhân xuống hàng các phạm trù tâm lý, hoặc là các mô hình dự báo về ứng xử. Nhận thức chủ quan này sẽ dẫn ta từ sai lầm này đến sai lầm khác, là mầm mống của kiêu căng và thống trị độc tài, phát sinh từ nhân cách yếu kém và tâm trí non nớt. Cần nhớ rằng, trong tương giao đối thoại và gặp gỡ, giống nhau thì dễ hiểu nhau hơn, nhưng khác nhau thì mới làm cho nhau dồi dào phong phú hơn.

Ngoài ra, trong đối thoại, chỉ dựa vào tình cảm và thiện chí của mình thôi, mà thiếu sự kính trọng và hiểu biết người khác thì quả là sai lầm. Sự lầm lẫn này cho thấy tình cảm kia là lệch lạc, và thiện chí kia không còn đúng hướng. Điều đó có thể hóa ra một thảm trạng buồn cười như câu chuyện chiếc giường Procuste trong thần thoại Hy Lạp: ai nằm vừa vặn với chiếc giường, Procuste thả cho đi, ai dài hơn, anh ta chặt bớt, ai ngắn quá, anh ta kéo ra cho bằng chiếc giường. Đó là một tai họa vẫn thường xảy ra trong lịch sử nhân loại, không những trên lãnh vực xã hội, chính trị, giáo dục, mà còn lũng đoạn ngay trong tôn giáo, cũng như trong các cộng đoàn tu trì của mọi tôn giáo.

Đối thoại là con đường dấn thân và chấp nhận thách đố. Trên con đường này người đối thoại phải xóa bỏ định kiến, ra khỏi tháp ngà tự mãn của bản thân mình để can đảm chỉnh đốn hoặc sửa đổi chính quan điểm và lối sống của mình. Hơn nữa, những xác tín của riêng mình cũng cần phải đặt lại vấn đề, nhất là cách thức trình bày và sử dụng ngôn từ. Không thể cứng nhắc trong một hình thức nào đó, làm mất đi tính chất linh hoạt và sinh động của sự hợp nhất trong đa dạng. Sự bất đồng xảy ra nhiều khi không phải do nội dung mà ta muốn truyền đạt, nhưng do cách thái trình bày không được uyển chuyển theo quan niệm của từng giới người, trong từng vùng địa dư và sắc thái văn hóa khác nhau. Có những “phạm trù” tư tưởng và ngữ nghĩa khác nhau, nhưng rồi lại diễn đạt một chân lý như nhau.

Các hình thức, mục đích và ý nghĩa của đối thoại

Hiện nay, đối thoại còn được quy định trong Luật khiếu nại năm 2011 nhằm mục đích làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và phương hướng giải quyết. Nhưng nhìn chung, đối thoại sẽ có các hình thức, mục đích và ý nghĩa sau đây:

Hình thức đối thoại

Hình thức đối thoại được sử dụng phổ biến tại nơi làm việc hiện nay bao gồm hoạt động thương lượng, hòa giải, tranh luận…

Tuy nhiên, dù bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa thì hoạt động đối thoại sẽ giúp cho cá nhân hay một tổ chức nhận lại được những kết quả tích cực và thậm chí hơn cả mong muốn…

Mục đích

Theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật lao động 2019, đối thoại tại nơi làm việc được hiểu là việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa các bên để xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc.

Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng của đối thoại xã hội nói chung, đối thoại tại nơi làm việc nói riêng và đối thoại nói chung đó là không chỉ bảo đảm sự dân chủ trong doanh nghiệp, nhất là người lao động được đóng góp ý kiến để xây dựng môi trường lao động ổn định, vì sự phát triển của đơn vị, dung hòa được quyền và lợi ích, mà còn có tác dụng phòng ngừa các bất đồng xảy ra, hạn chế và loại trừ nguy cơ dẫn đến tranh chấp lao động làm phá vỡ quan hệ lao động, gây thiệt hại về quyền, lợi ích cho cả hai bên.

Các hình thức, mục đích và ý nghĩa của đối thoại
Các hình thức, mục đích và ý nghĩa của đối thoại

Ngoài ra, trong hoạt động khiếu nại, tố cáo, đối thoại là một trong những tác nghiệp quan trọng của hoạt động thanh tra và xác minh giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thông qua đó nhằm thu thập và củng cố những thông tin liên quan để xác minh tính xác thực của vụ việc như: nguyên do phát sinh vụ việc, trách nhiệm pháp lý của các bên, …

Từ đó tìm ra những bất cập, sơ hở, thiếu sót của pháp luật, cũng như những ưu khuyết điểm của các cá nhân, cơ quan đoàn thể trong công tác quản lý cũng như trong việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo. Những thông tin là kết quả của đối thoại đó giúp cho người có trách nhiệm và thẩm quyền có được những quyết định đúng đắn trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ý nghĩa của đối thoại

– Đối thoại hiệu quả, thành công cũng góp phần tăng cường và củng cố sự đoàn kết dân tộc, tránh đối đầu, đối địch dẫn đến hận thù,…cũng như thể hiện tính nghiêm minh của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề cao pháp luật, pháp chế;

– Thể hiện tính công khai, dân chủ, đặc biệt thể hiện rõ bản chất phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

– Trước khi tham gia đối thoại, các bên cần thiết nghiên cứu những quy định pháp luật liên quan. Đồng thời, thông qua việc trả lời và giải thích các quy định của pháp luật, các bên tham gia đối thoại còn được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hiểu rõ hơn quy định pháp luật về vấn đề liên quan.

Đối thoại khi giải quyết tranh chấp thế nào?

Luật Hòa giải đối thoại năm 2020 quy định quyền và nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án, các bên tham gia đối thoại tại Tòa án; trách nhiệm của Tòa án trong hoạt động đối thoại; trình tự, thủ tục đối thoại và công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án, cụ thể như sau:

* Quyền của các bên tham gia đối thoại tại Tòa án:

– Đồng ý hoặc từ chối tham gia đối thoại hoặc chấm dứt đối thoại;

– Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện tham gia đối thoại;

– Lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì có thể lựa chọn Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

– Đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại;

– Đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch trong trường hợp người tham đối thoại là người không biết tiếng Việt, người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn;

– Yêu cầu Hòa giải viên, người tham gia đối thoại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, Thẩm phán tham gia phiên họp ghi nhận kết quảđối thoại, giữ bí mật thông tin do mình cung cấp;

– Bày tỏ ý chí, đề xuất phương thức, giải pháp giải quyết tranh chấp, yêu cầu, khiếu kiện; thống nhất về nội dung hòa giải, đối thoại; Yêu cầu Tòa án công nhận kết quả đối thoại thành;

– Yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện các nội dung đã đối thoại thành;

– Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại quyết định công nhận đối thoại thành theo quy định của Luật.

* Nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án:

– Tuân thủ pháp luật;

– Tham gia đối thoại với tinh thần thiện chí, hợp tác để thúc đẩy quá trình đối thoại đạt kết quả tích cực; trình bày chính xác tình tiết, nội dung của vụ việc, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Hòa giải viên;

– Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp trong quá trình đối thoại; nếu thông tin, tài liệu, chứng cứ cung cấp là giả mạo thì kết quả đối thoại bị vô hiệu; trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự; nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

– Tôn trọng Hòa giải viên và các bên có liên quan; thực hiện các yêu cầu của Hòa giải viên theo quy định của Luật này;

– Chấp hành quy chế đối thoại tại Tòa án;

– Thực hiện các nội dung đã đối thoại thành.

* Trình tự, thủ tục đối thoại và công nhận kết quả đối thoại tại Tòa án:

Hoạt động đối thoại tại Tòa án chỉ được thực hiện đối với các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ những trường hợp không tiến hành đối thoại theo quy định của Luật này, đồng thời phải được sự đồng ý của các bên tham gia đối thoại. Luật quy định trình tự, thủ tục đối thoại như sau:

– Tòa án nhận đơn, vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

– Xác định khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và không thuộc những khiếu kiện hành chính không tiến hành đối thoại tại Tòa án.

– Gửi thông báo cho các bên về quyền được lựa chọn đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên và chỉ định Hòa giải viên.

– Hòa giải viên tiến hành đối thoại nếu các bên đồng ý tham gia đối thoại; hoặc Tòa án chuyển đơn khởi kiện, đơn yêu cầu để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng nếu một trong các bên không đồng ý đối thoại.

Việc đối thoại có thể được tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhau theo Luật này. Thời hạn đối thoại là không quá 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Các bên tham gia đối thoại có thể thống nhất kéo dài thời hạn đối thoại nhưng không được quá 02 tháng.

– Tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại tại Tòa án.

Khi các bên tham gia đối thoại đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ khiếu kiện hành chính thì Hòa giải viên tổ chức phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, kết quả đối thoại có sự tham gia của Thẩm phán phụ trách đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công.

Đối thoại khi giải quyết tranh chấp thế nào?
Đối thoại khi giải quyết tranh chấp thế nào?

– Ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án.

Tòa án xem xét ra quyết định công nhận hoặc không công nhận khi có đủ hai điều kiện:

+ Có biên bản ghi nhận kết quả đối thoại tại Tòa án;

+ Người tham gia đối thoại yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án.

– Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để xem xét ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành.

Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành được thi hành theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành có thể bị xem xét lại theo đề nghị của các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện quy định của Luật.

Những trường hợp không tiến hành đối thoại

Theo quy định tại điều 19 Luật Hòa giải đối thoại năm 2020, những trường hợp sau đây không tiến hành đối thoại:

– Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng.

– Một trong các bên đề nghị không tiến hành đối thoại.

– Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Đối thoại là gì? Mọi thông tin trong bài viết Đối thoại là gì? Mục đích, ý nghĩa của đối thoại đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button