PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO
Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
Câu hỏi 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát giá trị của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Bạn đang xem: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát giá trị của tác phẩm.
Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam. Thơ ông bắt nguồn từ tâm huyết với dân, với nước, với đời. Tú Xương cũng đã Việt hóa sâu sắc thể thơ Nôm Đường luật, hình ảnh ngôn từ bình dị, đậm sắc thái dân gian và nóng hổi hơi thở đời sống.
“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong chùm thơ văn câu đối về đề tài bà Tú. Với tình cảm thương yêu quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách chân thực xúc động hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh.
Giá trị của tác phẩm:
1. Giá trị nội dung
- Xây dựng thành công hình ảnh của bà Tú – một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy. Đồng thời, thông qua đó, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình thương yêu, quý trọng người vợ của Trần Tế Xương
- Ẩn đằng sau hình ảnh của người vợ tảo tần sớm khuya ấy là hình ảnh của ông Tú với đầy những tâm sự. Bà Tú hiện lên càng đảm đang, tháo vát vất vả bao nhiêu thì ông Tú lại càng nhỏ bé, nhạt nhòa, vô dụng bấy nhiêu. Đây chính là sự bất lực của người trí sĩ đương thời trước dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát.
2. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm; cảm xúc chân thành tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò và cách nói của văn học dân gian trong việc khắc họa hình ảnh của bà Tú
- Hình ảnh của bà Tú được nhắc đến với giọng điệu ngợi ca, đầy yêu thương còn hình ảnh của tác giả ẩn đằng sau đó lại được nhắc đến với giọng điệu trào phúng, bất lực
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lớp 8
- Hãy nêu tên những truyện cười mà em biết. Chọn kể một truyện cười em cho là thú vị lớp 8
- Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình hài mà em yêu thích lớp 8 (5 Mẫu)
- Tìm đọc một số vở hài kịch và truyện cười viết về những thói xấu của con người. Chọn trong số đó một tác phẩm em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:
- Từ các văn bản đã học đó, em nhận thấy tiếng cười có sức mạnh như thế nào đối với đời sống con người?
- Nêu các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài.
- Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:
- Cho biết nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm trong các trường hợp sau:
- Theo em, qua câu ca dao “Cưới em ba chum mật ong/ Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy…”, anh học trò thực sự muốn nói điều gì?
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)