Lịch sử 7 Bài 19 Cánh diều: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) | Soạn Sử 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bạn đang xem: Lịch sử 7 Bài 19 Cánh diều: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) | Soạn Sử 7
Câu hỏi mở đầu trang 73 Bài 19 Lịch Sử lớp 7: Trong Bình Ngô đại cáo, thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết:
“Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thể không cùng sống”
Vậy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã diễn ra như thế nào? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của một số nhân vật tiêu biểu như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,… là gì?
Trả lời:
– Diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn
+ Tháng 2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
+ Những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, nhiều lần phải rút lên núi Chí Linh . Trong lần thứ 3 rút lên núi Chí Linh (năm 1423), nghĩa quân lâm vào tình trạng ngặt ngèo, nghĩa quân phải tạm thời hòa hoãn với quân Minh.
+ Cuối năm 1424, quân Lam Sơn chuyển hướng vào Nghệ An. Tới tháng 8/1425, nghĩa quân đã làm chủ được một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đế đèo Hải Vân.
+ Tháng 11/1426, quân Lam Sơn giành chiến thắng Tốt Động – Chúc Động.
+ Tháng 10/1427, quân Lam Sơn chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
+ Tháng 12/1427, hội thề Đông Quan diễn ra, tháng 1/1428, quân Tống rút hết về nước.
– Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.
– Ý nghĩa:
+ Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh; giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.
+ Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.
– Vai trò một số nhân vật tiêu biểu
+ Nguyễn Trãi là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân
+ Lê Lợi là người chỉ huy tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
1. Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 – 1423)
Câu hỏi 1 trang 74 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 19.1, 19.2, hãy trình bày những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa.
Trả lời:
Những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa:
+ Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai.
+ Năm 1418, Lê Lợi đã tập trung hào kiệt 4 phương dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
+ Những ngày đầu khởi nghĩa gian khổ, thử thách. Quân Minh nhiều lần bao vây, tấn công căn cứ Lam Sơn, khiến nghĩa quân phải 3 lần rút lên núi Chí Linh (vào các năm: 1418, 1419 và 1423).
+ Giữa năm 1418, quân Minh vây chặt căn cứ Lam Sơn, Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi chỉ huy một toán quân phá vòng vây. Lê Lai cùng toán quân cảm tử hi sinh. Quân Minh lầm tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
+ Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
2. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa (1424 – 1425)
Câu hỏi 2 trang 74 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, hãy trình bày hoạt động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm 1424 – 1425.
Trả lời:
– Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn rời miền núi Thanh Hóa tiến vào Nghệ An. Trong một thời gian ngắn, nghĩa quân Lam Sơn đã nhanh chóng làm chủ phần lớn tỉnh Nghệ An.
– Tháng 8/1425, nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình (Quảng Bình, Quảng Trị), Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế).
=> Tương quan lực lượng lúc này đã có sự thay đổi căn bản theo hướng có lợi cho lực lượng khởi nghĩa.
3. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426 – 1427)
Câu hỏi trang 76 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan lược đồ 19, hãy trình bày những sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn năm 1426 đến1427.
Trả lời:
Những sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn năm 1426 – 1427:
– Tháng 9/1426, nghĩa quân Lam Sơn chia làm ba đạo tiến quân ra Bắc với 3 đạo quân chính, có nhiệm vụ tiến sâu vào vùng địch chiếm đóng, phối hợp cùng với nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới.
– Tháng 11/1426, nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng trong trận Tốt Động – Chúc Động, đánh tan hơn 5 vạn quân Minh, tướng Vương Thông phải tháo chạy về thành Đông Quan (Hà Nội).
– Tháng 10/1427, nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng trong trận Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan hơn 15 vạn quân Minh.
– Tháng 12/1427, hội thề Đông Quan diễn ra giữa bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh.
– Tháng 1/1428, toán quân Minh cuối cùng rút khỏi đất nước Đại Việt.
4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
Câu hỏi trang 76 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu hãy:
– Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
– Truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc
– Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân mà đại diện là: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích…
Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn
– Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục sự độc lập
– Đưa đến sự thành lập của Vương triều Lê sơ, mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt.
Luyện tập & Vận dụng
Luyện tập 1 trang 76 Lịch Sử lớp 7: Hãy đánh giá vai trò của một số nhân vật trong khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,…
Trả lời:
– Lê Lợi là người chỉ huy tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Nguyễn Trãi là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân
– Nguyễn Chích có đóng góp quan trọng trong việc đưa ra chủ trương tạm rời Thanh Hóa chuyển vào Nghệ An sau đó quay ra đánh Đông Đô.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Vận dụng 2 trang 76 Lịch Sử lớp 7: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một trong số những nhân vật lịch sử trên.
Trả lời:
(*) Giới thiệu: Nguyễn Trãi
– Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh), mẹ là Trần Thị Thái con quan tư đồ (ngang tể tướng) Trần Nguyên Đán.
– Năm 1400, Nguyễn Trãi Đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng làm quan dưới triều Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi khắc sâu lời cha dặn: “con trở về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi từ Đông Quan (Hà Nội ngày nay) tìm vào Lam Sơn, theo Lê lợi tham gia khởi nghĩa. Ông đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
– Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Lê được thành lập. Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Sau khi Lê Thái Tổ mất, bọn gian thần ghen ghét dèm pha, Nguyễn Trãi đành cáo quan về ẩn dật ở Côn Sơn, tỉnh Hải Dương.
– Năm 1442, vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Hải Dương, vua ghé Vườn Vải (Lệ Chi Viên) của Nguyễn Trãi, ở lại, rồi đột ngột trúng bệnh mà mất tại đó. Đám gian thần đã lợi dụng “Vụ án này” khép Nguyễn Trãi vào tội giết vua, ông bị bắt giam vào ngục và bị chu di tam tộc.
– Năm 1464, Lê Thánh tông minh oan cho Nguyễn Trãi sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống thì bổ làm quan.
– Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc một nhà văn hóa lớn năm 1980 tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa Liên hợp Quốc đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)
Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 7 Cánh Diều
- Lịch sử 7 Bài 1 Cánh diều: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 2 Cánh diều: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 3 Cánh diều: Phong trào Văn hóa Phục hưng | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 4 Cánh diều: Phong trào Cải cách tôn giáo | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 5 Cánh diều: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại | Soạn Sử 7
- Lịch sử 7 Bài 6 Cánh diều: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc | Soạn Sử 7