Học TậpLớp 11Soạn Văn 11 Cánh diều

Soạn bài Đây mùa thu tới SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –

Nội dung chính

Bài thơ không chỉ dựng lên bức tranh mùa thu rộng lớn với cả màu sắc, hình ảnh, những chuyển động tinh tế mà còn tái hiện được tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người trước những biến chuyển của thiên nhiên, trời đất lúc sang thu. Đằng sau bức tranh ấy, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả trước sự chuyển đổi của trời đất.

Trước khi đọc 1

Bạn đang xem: Soạn bài Đây mùa thu tới SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –

Câu 1 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc trước bài thơ “Đây mùa thu tới” tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Xuân Diệu?

Hướng dẫn giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải:

– Xuân Diệu (1916-1985)

– Là nhà thơ “mới nhất trong những nhà thơ mới”. 

– Xuân Diệu cũng là thi sĩ của mùa thu. Với Xuân Diệu nếu “Tình không tuổi và xuân không ngày tháng” thì cảnh thu chứa đựng biết bao tình thu, bao rung động xôn xao, bởi lẽ “Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”.

– Trong hai tập thơ viết trước Cách mạng: “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” có rất nhiều bài thơ nói đến sắc thu, hương thu, trăng thu, tình thu, thiếu nữ buổi thu về… Mùa thu thật đáng yêu, làm cho tâm hồn thi sĩ như dây đàn huyền diệu đang rung lên xao xuyến…


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Em biết những bài thơ nào có đề tài viết về mùa thu? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?


Hướng dẫn giải:

Lựa chọn những bài thơ em đã từng học hoặc sưu tầm thêm trên internet. Đưa ra những ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.

Lời giải:

– Những bài thơ về mùa thu: 

+ Sang thu của Hữu Thỉnh.

+ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến. 

+ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư.

+ Gió thu của Tản Đà.

+ Tức cảnh chiều thu của Bà Huyện Thanh Quan.

+ Thu rơi từng cánh của Nguyễn Bính.

– Qua những bài thơ về mùa thu, em thấy rằng mùa thu là một trong những đề tài được rất nhiều những nhà thơ yêu thích, khơi nguồn sáng tác ra rất nhiều các bài thơ hay và đặc sắc. Những bài thơ về thu da phần đề mang vẻ đẹp nhẹ nhàng tinh tế gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. 

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Điệp ngữ “mùa thu tới” trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ khổ 1 chú ý vào dòng 3 và gợi nhớ tác dụng của điệp ngữ.


Lời giải:

Ý nghĩa: Báo hiệu một mùa thu vội vã, một sự giao cảm tinh tế nhạy bén. Sự lặp lại mùa thu tới như một tiếng reo ngỡ ngàng như chợt nhận ra mùa thu vô hình đã trở thành mùa thu hữu hình. Xuân Diệu đón mùa thu bằng cả tấm lòng. 


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý cách sử dụng từ khác lạ trong dòng thơ số 5 (“Hơn một”)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ khổ 2 dòng đầu tiên, tập trung vào nghĩa của câu để nhận ra sự khác lạ.

Lời giải:

Sự khác lạ: “Hơn một” có nghĩa là vài là mấy nhưng lại không mang tính cụ thể, không dùng từ mấy, vài vì nó xã định giới hạn dùng từ “hơn một” gợi nhiều giá trị gợi cảm hơn. Tác giả không nói “đôi ba…”, mà lại viết “hơn một” cách dùng số từ ấy cũng là một cách nói rất mới.

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cách chấm câu của khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ khổ 3, chú ý nghĩa của câu và dấu chấm câu cuối dòng.

Lời giải:

Sử dụng dấu ba chấm ở cuối mỗi dòng thơ. Từ đó làm cho câu thơ thêm dài, tạo cho người đọc sự trải dài trong ý thơ và mở rộng mọi giác quan cho người đọc cảm nhận.

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và nêu lí do cho sự lựa chọn của em.

Hướng dẫn giải:

Đọc toàn bài thơ, tìm ra yếu tố tượng trưng (hình ảnh tượng trưng) mà em ấn tượng nhất và đưa ra lý do.

Lời giải:

– Yếu tố tượng trưng: Rặng liễu.

– Lý do: Rặng liễu trầm mặc như “đứng chịu tang”. Lá liễu buông dài như tóc nàng cô phụ “buồn buông xuống”. Lá liễu ướt đẫm sương thu tưởng như “lệ ngàn hàng”. Liễu được nhân hóa “đứng chịu tang”, từ tóc liễu đến lệ liễu đều mang theo bao nỗi buồn thấm thía. Một nét liễu, một dáng liễu được miêu tả và cảm nhận đầy chất thơ. 


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất được khắc họa qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các chi tiết đó.


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất, tìm những chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên, chỉ ra mối quan hệ giữa những chi tiết.


Lời giải:

– Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những chi tiết như: 

+ Rặng liễu đìu hiu.

+ Mùa thu tới.

+ Lá vàng.

→ Câu thơ mở đầu đã mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Ở khổ 2, sự rụng rơi của thế giới cảnh vật trước cái lạnh diễn ra theo trật tự hoa – lá – cành. Trật tự theo “bước đi của thời gian” này có ý nghĩa gì?


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ hai, tìm ra những chi tiết hoa – lá – cành, chú ý vị trí sắp xếp các chi tiết để rút ra được ý nghĩa của việc sắp xếp đó.


Lời giải:

– Mùa thu đến cũng là lúc tàn phai của các loài hoa và cây: “Hơn một loài hoa đã rụng cành”. Hoa đẹp nhưng cũng có lúc tàn, và khi tàn đi, nó để lại trong lòng người bao nhiêu tiếc nuối. 

– Cây cối cũng bắt đầu thay đổi sắc màu, từ xanh chuyển thành sắc đỏ cả một vườn. 

– Đến cành cây cũng có sự thay đổi, trở nên gầy và mỏng manh hơn. 

→ Có thể thấy, mùa thu đến làm cho hoa – lá – cành đều thay đổi, sự thay đổi từ trên xuống dưới này càng khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới. 


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy so sánh sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 và khổ 3. Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba, tìm ra không gian thơ trong hai khổ. So sánh hai không gian thơ đó và rút ra ý nghĩa.

Lời giải:

– Khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa – lá – cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới. Tác giả miêu tả hình ảnh hoa – lá – cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu.

– Khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới. Tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện.

→ Ý nghĩa: Không còn là sự run nhẹ được miêu tả ở khổ thơ thứ hai, sang đến khổ này, sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò. 


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Em hiểu thế nào về tâm trạng “buồn không nói”, “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi” của “ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ khổ bốn và nội dung của toàn bài để giải thích tâm trạng. Tìm ra mạch cảm xúc chủ đạo cũng chính là cảm xúc của nhà thơ. 


Lời giải:

– Tâm trạng: Trong hai câu kết của bài thơ, hình ảnh “ít nhiều thiếu nữ” được coi là chưa xác định về số lượng. Có thể là một, là hai, cũng có thể là rất nhiều thiếu nữ được miêu tả với tâm trạng “buồn không nói”. Buồn là trạng thái cảm xúc chán nản của con người, “buồn không nói” là miêu tả cảm xúc buồn chán không nói nên lời, không biết kể với ai, chỉ giữ riêng trong lòng và “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi” một điều gì đó rất rất mơ hồ.

→ Qua đó, có thể thấy mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là mạch cảm xúc buồn tủi, mơ hồ không rõ nguyên nhân.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu và lý giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.


Hướng dẫn giải:

Tìm ra nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Nhớ lại nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ thu của Đỗ Phủ và Nguyễn Khuyến đã học. So sánh tìm ra điểm khác nhau. 


Lời giải:

– Về nội dung: 

+ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu tập trung miêu tả về cảnh vật mùa thu, cùng với tâm trạng của nhân vật chính khi đón nhận mùa thu. 

+ Thu hứng của Đỗ Phủ miêu tả về cảnh vật mùa thu cùng với những tác động của mùa thu đến tâm hồn của nhân vật chính. 

+ Thu điếu của Nguyễn Khuyến miêu tả về cảnh đẹp mùa thu và niềm đau thương của nhân vật chính khi tình đơn phương.

– Về nghệ thuật:

+ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ tinh tế, dịu dàng để miêu tả cảnh vật và tâm trạng của nhân vật chính. Đồng thời, bài thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh, tạo nên sự tươi đẹp, nhẹ nhàng, thu hút người đọc.

+ Thu hứng của Đỗ Phủ có bút pháp chấm phá và miêu tả cảnh vật đầy ngụ tình. Kết cấu của bài thơ được xây dựng chặt chẽ, hình ảnh được tạo ra với đặc trưng riêng, ngôn từ sử dụng nhiều tầng nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ phản ánh chính xác tâm trạng u buồn của tác giả.

+ Thu điếu của Nguyễn Khuyến sử dụng nghệ thuật tả cảnh và ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại để miêu tả mùa thu ở vùng Bắc Bộ, chỉ bằng vài nét vẽ tinh tế đã tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, đồng thời thể hiện tình yêu của tác giả đối với quê hương và đất nước. 


Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Đây mùa thu tới

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 11 Cánh diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button