Học TậpLớp 5Tiếng Việt lớp 5

Luyện từ và câu – Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên trang 87 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Câu 1

Đọc mẩu chuyện sau:

Bầu trời mùa thu

Bạn đang xem: Luyện từ và câu – Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên trang 87 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Tôi cùng bọn trẻ đi ra cánh đồng. Buổi sáng tháng chín mát mẻ và dễ chịu. Tôi nói với các em :

– Các em hãy nhìn lên bầu trời mà xem. Mùa hè, nó rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa. Còn bây giờ bầu trời thế nào ? Hãy suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để miêu tả nó.

    Bọn trẻ nhìn lên bầu trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói :

– Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

– Vì sao mặt nước lại mệt mỏi ? – Tôi hỏi lại.

– Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt. Nó mệt mỏi !

    Những em khác tiếp tục nói :

– Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.

– Bầu trời xanh biếc.

    Cô bé Va-li-a nhỏ nhắn đứng trầm ngâm một chỗ. Tôi hỏi:

– Còn Va-li-a, vì sao em im lặng thế ?

– Em muốn nói bằng những từ ngữ của mình.

– Em đã tìm được câu nào chưa ?

– Bầu trời dịu dàng – Va-li-a khẽ nói và mỉm cười.

    Sau đó, mỗi em đều muốn nói về bầu trời bằng từ ngữ của riêng mình :

– Bầu trời buồn bã. Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.

– Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

– Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.

Theo XU-KHÔM-LIN-XKI

(Mạnh Hưởng dịch)

Câu 2

Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện nêu trên. Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh ? Những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá ?

Hướng dẫn giải:

Em chú vào ý kiến của mỗi bạn nhỏ, tìm những từ ngữ mà các bạn ấy dùng để tả bầu trời. Từ đó phân biệt từ ngữ thể hiện sự so sánh và sự nhân hóa.

– So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng, một số từ ngữ dùng cho việc so sánh thường được sử dụng như: như, tựa, tựa như,…

– Nhân hoá là gọi hoặc tả cây cối, đồ vật, loài vật bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng hoặc tả con người.

Lời giải:

– Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: như

– Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa: rửa mặt, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm, nhớ, ghé sát, cúi xuống, lắng nghe, tìm.

– Những từ ngữ khác: rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa xanh biếc, cao hơn.

Câu 3

Dựa theo cách dùng từ ngữ ở mẩu chuyện nêu trên, viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.

Hướng dẫn giải:

Em hãy viết đoạn văn tả cảnh đẹp quê mình, trong đó có sử dụng những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa và so sánh để khiến đoạn văn thêm sinh động.

Lời giải:

    Quê hương em là một vùng nông thôn yên bình và vô cùng tươi đẹp. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy, cây cối cũng bừng tỉnh sau một đêm dài ngon giấc. Nắng lên, cánh đồng trải dài như tấm thảm khổng lồ. Những chú cò trắng nhởn nhơ bay dưới tầng mây rồi đáp cánh nhẹ nhàng xuống cánh đồng để ăn bữa điểm tâm. Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Tất cả đã làm cho bức tranh của làng quê thêm sống động.

– Hình ảnh so sánh: cánh đồng trải dài như tấm thảm khổng lồ

– Hình ảnh nhân hóa: ông mặt trời thức dậy, cây cối cũng bừng tỉnh sau một đêm dài ngon giấc, những chú cò trắng nhởn nhơ

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 5

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button