Mở bài Những đứa con trong gia đình lớp 12 ngắn gọn bao gồm 42 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình.
Đề bài: Mở bài Những đứa con trong gia đình
42 Bài mẫu Mở bài Những đứa con trong gia đình lớp 12 hay nhất đạt điểm 9, 10
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 1
Nguyễn Thi là nhà văn gắn bó sâu sắc với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ . Tác phẩm tiêu biểu của ông là Những đứa con trong gia đình. Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng.
Bạn đang xem: Mở bài Những đứa con trong gia đình ngắn gọn, hay nhất (42 Mẫu)
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 2
Trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ ác liệt của dân tộc, hình ảnh những người anh hùng luôn được đề cao và khắc họa với một tình cảm trân trọng nhất. Ta từng biết một Tnú gan góc, thông minh, dũng cảm làm nên sử thi anh hùng cho buôn làng Tây Nguyên trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Song cũng là viết về người dân Nam Bộ nhưng Nguyễn Thi lại có cách tiếp cận khác khi viết về những người anh hùng cách mạng được thể hiện ở “Những đứa con trong gia đình”. Nếu Nguyễn Trung Thành tập trung khắc họa một lát cắt trong cuộc đời của người anh hùng thì Nguyễn thi lại nghiêng về khắc họa tư thế lên đường của người anh hùng. Ông luôn khai thác cái hào hùng lớn lao ngay trong cái giản dị đời thường để tôn lên vẻ đẹp anh hùng vĩ đại. Tiêu biểu là việc khắc họa hình ảnh hai chị em Chiến và Việt trước ngày lên đường.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 3
Nguyễn Thi là nhà văn – chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông từng sinh sống và chiến đấu tại chiến trường miền Nam nên ông có sự gắn bó và tình cảm đặc biệt với vùng đất và con người nơi đây. Vùng “đất nhớ” Nam Bộ là chất liệu, nguồn cảm hứng đặc biệt cho những sáng tác thơ văn của ông, bởi vậy mà Nguyễn Thi được mệnh danh là “Nhà văn của người dân Nam Bộ”. Một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của ông viết về mảnh đất Nam Bộ anh hùng cùng những con người yêu nước, giàu yêu thương mà kiên cường, dũng cảm là “Những đứa con trong gia đình”. Truyện ngắn viết về truyền thống yêu nước trong một gia đình, từ đó nhà văn mở rộng mối liên hệ với truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, đất nước Việt Nam.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 4
Nguyễn Thi là một nhà văn sinh ra ở miền Bắc nhưng các sáng tác của ông lại gắn liền với những phong trào kháng chiến Nam Bộ. Tác phẩm của ông bước ra từ hiện thực nóng bỏng, khắc nghiệt qua ngòi bút phân tích tâm lí, tính cách nhân vật sắc sảo; qua hệ thống ngôn ngữ phong phú, góc cạnh nhưng cũng không kém chất đằm thắm, trữ tình. Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông khi viết về những ngày tháng chiến đấu đau thương, những con căm thù giặc sâu sắc và lòng yêu nước thiết tha, mãnh liệt.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 5
Hòa chung với không khí của thời đại, văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh của mình, không chỉ tái hiện không khí đấu tranh qua cảm hứng sử thi, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất mà còn khơi dậy tình yêu nước, ý thức trách nhiệm của mỗi người với vận mệnh của đất nước. “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi là một trong số những tác phẩm hoàn thành được những sứ mệnh thiêng liêng đó, thông qua câu chuyện về một gia đình, Nguyễn Thi đã mở ra câu chuyện của một đất nước, thông qua tình yêu nước, sự trưởng thành của Chiến và Việt, Nguyễn Thi đã cho thấy từng bước trưởng thành của cách mạng miền Nam trong cuộc chiến sống còn với đế quốc Mĩ.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 6
Nguyễn Thi không chỉ là một nhà văn biết cầm bút mà ông còn là một chiến sĩ anh dũng biết cầm súng đánh giặc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông đã từng có thời gian sinh sống và chiến đấu tại chiến trường miền Nam nên ông có tình cảm đặc biệt với vùng đất và con người nơi đây. Vùng “đất nhớ” Nam Bộ là chất liệu, là nguồn cảm hứng đặc biệt cho những sáng tác văn chương của ông, bởi vậy mà Nguyễn Thi được người đời mệnh danh là “Nhà văn của người dân Nam Bộ”. Một trong những tác phẩm nổi tiếng làm lên tên tuổi của ông đó là truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” viết về mảnh đất Nam Bộ anh hùng cùng những con người yêu nước, giàu tình yêu thương mà kiên cường, dũng cảm. Truyện viết về truyền thống yêu nước của một gia đình người dân, từ đó nhà văn mở rộng, nâng tầm lên thành truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của cả dân tộc, đất nước Việt Nam.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 7
Nguyễn Thi – một con người tài hoa, sáng tác trên nhiều thể loại thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,… Ngòi bút của tập trung chủ yếu vào những người dân Nam Bộ yêu nước mãnh liệt, có lòng căm thù giặc sâu sắc và có tinh thần chiến đấu kiên cường. Những đứa con trong gia đình có thể coi là kết tinh phong cách nghệ thuật của ông. Tác phẩm hoàn thành vào tháng 2 năm 1966 – giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ đang rất căng thẳng, ác liệt.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 8
“Chuyện gia đình ta cũng dài như sông…Rồi trăm con sông của gia đình lại đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm,…rộng bằng cả nước ta và ngoài nước ta”. Câu nói của chú Năm trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình đã thể hiện được tinh thần, giá trị của truyện ngắn này. Viết về Chiến, Việt – những đứa con trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, nhà văn Nguyễn Thi không chỉ hướng đến xây dựng những nhân vật nghệ thuật đơn thuần mà qua đó làm sống dậy cả không khí dữ dội mà hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, từ truyền thống gia đình nhà văn mở ra trước mắt người đọc những truyền thống tốt đẹp của cả một đất nước, từ tình yêu thương gắn bó, tinh thần đấu tranh của chị em Chiến, Việt, Nguyễn Thi đã mang đến cái nhìn chân thực về tinh thần đoàn kết, ý thức đấu tranh mạnh mẽ của dân nhân miền Nam nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung trong cuộc chiến giành độc lập.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 9
Nguyễn Thi là nhà văn gắn bó sâu sắc với cuộc sống và chiến đấu anh dũng của quân và dân miền Nam. Các sáng tác văn học của Nguyễn Thi tập trung phản ánh hiện thực đấu tranh dữ dội, quyết liệt của người nông dân Nam Bộ chống để quốc Mĩ xâm lược và tay sai, giành độc lập tự do và thống nhất đất nước.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 10
Có nhà văn nào từng nói tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu gia đình. Đúng vậy, tình yêu Tổ quốc lớn lao cao cả luôn được bắt nguồn từ những thứ tình cảm nhỏ nhặt tưởng chừng như giản dị nhất. Trong kháng chiến thứ tình cảm ấy lại càng có ý nghĩa hơn cả. Và đôi khi nó còn thể hiện truyền thống không chỉ của dân tộc mà còn là truyền thống gia đình được trao truyền và kế thừa. Nguyễn Thi với tư cách là nhà văn của nông dân Nam Bộ đã viết nên tác phẩm xuất sắc “Những đứa con trong gia đình”. Qua tác phẩm tác giả đã có cách lý giải về cội nguồn sức mạnh của con người trong kháng chiến. Đó là sự thừa hưởng từ gia đình. Mỗi con người chỉ xứng đáng với truyền thống gai đình khi họ là một khúc sông trong dòng sông truyền thống. Truyền thống gia đình góp phần tạo nên truyền thống chung cho dân tộc.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 11
Nguyễn Thi là cây bút tiêu biểu góp phần làm nên diện mạo của văn học miền Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Mảnh đất, con người Nam Bộ là không gian nghệ thuật đặc biệt trong những sáng tác của Nguyễn Thi, qua những trang văn của ông, chúng ta không chỉ sống dậy những cảm xúc hào hùng, tự hào trước cuộc chiến đấu gian khổ mà hào hùng của dân tộc mà còn cảm phục trước những con người bình thường nhưng mang tầm vóc ý chí phi thường. Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi viết về con người Nam Bộ tình cảm, yêu thương trong cuộc sống, anh hùng bất khuất trong chiến đấu.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 12
Một người nghệ sĩ có tài là người nghệ sĩ biết tìm từ những chất liệu đã nhiều người nhào nặn, nhào nặn một điều mới mẻ, nhào nặn một đứa con tinh thần đích thực của mình. Nguyễn Thi chính là một người nghệ sĩ như vậy. Trong những năm kháng chiến, văn học cách mạng là nguồn đề tài để các tác giả khai thác triệt để. Mà khai thác liên tục chắc chắn sẽ cạn kiệt. Đối với Nguyễn Thi ông đã tìm ra cách khai thác trong đề tài mà nhiều người đã lật mở, đào xới điều đó được thể hiện qua Những đứa con trong gia đình
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 13
Giữa những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta phải tắm trong bể máu tội ác của kẻ thù, Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tám chữ vàng: “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 14
Tinh thần yêu nước dường như đã trở thành một nét đẹp truyền thống của con người dân tộc Việt Nam. Qua mỗi tác phẩm nghệ thuật, vẻ đẹp ấy lại được sáng lên, và được bồi đắp thêm những chiêm nghiệm sâu sắc của ngòi bút. Với Nguyễn Thi -một nhà văn Nam Bộ, thông qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình, nhà văn đã cho thấy sự hòa quyện, gắn bó giữa tình cảm gia đình với tình yêu tổ quốc, từ đó tạo nên sức mạnh chiến đấu quật cường của người dân Việt Nam qua bao thế hệ.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 15
Nguyễn Thi quê Hải Hậu, Nam Định. Ông là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông đặc biệt thành công ở những tác phẩm viết về đất và người Nam Bộ. Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông viết về đất và người Nam Bộ. Những đứa con trong gia đình viết về những con người anh hùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống anh hùng. Truyền thống anh hùng đó được kết tinh trong hình tượng nhân vật Chiến, đồng thời ở cô còn toát lên vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời đánh Mỹ.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 16
Một người nghệ sĩ có tài là một người nghệ sĩ biết tìm từ những chất liệu mà đã có nhiều người nhào nặn, để nhào nặn thành một điều mới mẻ, nhào nặn thành một đứa con tinh thần đích thực của riêng mình. Nguyễn Thi chính là một người nghệ sĩ tài ba như vậy. Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, văn học cách mạng là nguồn đề tài để các nhà văn, nhà thơ khai thác triệt để. Mà khai thác liên tục chắc chắn sẽ đến lúc cạn kiệt. Đối với Nguyễn Thi ông đã tìm ra cách khai thác mới mẻ, độc đáo trong đề tài mà nhiều người đã lật mở, đào xới.
Không giống như những nhà văn khác, khi viết về đề tài chiến tranh họ khai thác ở nhiều góc độ khác nhau như vẻ đẹp thân phận con người, …còn với Nguyễn Thi, ông lại nhìn chiến tranh ở một góc độ rất khác biệt – góc độ gia đình. Với cách khai thác này, nhà văn đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn mới mẻ hơn về chiến tranh, về số phận và phẩm chất tốt đẹp của con người.
Như vậy, thông qua những mẫu mở bài “Những đứa con trong gia đình” trên đây các bạn sẽ có thêm nhiều tư liệu tham khảo để bài viết của mình được trôi chảy hơn và hoàn thành bài viết cũng nhanh chóng hơn, nhận được sự đánh giá cao của người chấm.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 17
Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông được mọi người gọi với cái tên rất gần gũi “Nhà văn của người dân Nam Bộ”. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Trong những tác phẩm đặc sắc ấy nổi lên truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (Năm 1978). Truyện viết về những ngày chiến đấu gian khổ, khó khăn của chiến trường miền Nam. Qua đó, người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Thi.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 18
Có một đề tài muôn thuở vẫn luôn trở lại những trang văn như một lời khấn khứa, đó là đề tài về quê hương, đất nước mà trong đó ẩn chứa mạch nguồn của lòng yêu nước mãnh liệt và tinh thần kiên cường, bất khuất của những con người anh hùng, nó vẫn luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các thời kỳ văn học. Và đến với truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”, bằng cách khai thác mạch kể sáng tạo, mới mẻ Nguyễn Thi đã một lần nữa tạo cho người đọc những cảm nhận vô cùng mới mẻ về một đề tài đã được nhiều nghệ sĩ khai thác.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 19
Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn nghệ giải phóng miền Nam. Ông được mệnh danh là nhà văn của người dân Nam Bộ. Trong những tác phẩm của mình ông luôn dành bao tâm huyết để xây dựng họ thành những nhân vật văn học đáng nhớ và có cá tính. Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi rút trong tập truyện và kí (1978). Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là Chiến và Việt. đặc biệt ở đây chúng ta đi tìm hiểu về những phẩm chất tính cách của nhân vật Việt, một chiến sĩ cộng sản anh hùng. Ngay từ nhỏ đã có một tư chất của một anh hùng nhưng cũng có phần trẻ con hồn nhiên của lứa tuổi. Có thể nói anh yêu nước là thế, căm thù giặc là thế nhưng ở cuộc sống bình thường Việt vẫn thể hiện tính cách hồn nhiên hợp lứa tuổi của mình.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 20
Có một đề tài, vẫn luôn trở lại như một lời khấn khứa, đó là đề tài về đất nước, quê hương, mà trong đó hẳn là mạch nguồn của lòng yêu nước mãnh liệt và tinh thần yêu nước kiên cường, bất khuất vẫn luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các thời kỳ văn học. Và đến với “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi bằng cách khai thác mạch kể sáng tạo, mới mẻ đã một lần nữa tạo cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về một đề tài đã được nhiều ngòi bút khai thác.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 21
Những năm tháng chiến tranh đã lùi xa, song những vết thương chiến tranh vẫn còn đọng lại cùng năm tháng. Những ngày tháng chiến tranh ấy ta cũng có thể tìm thấy trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”. Đặc biệt nhân vật chị Chiến được tác giả xây dựng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 22
Nguyễn Thi là một nhà văn Nam Bộ, với lối hành văn mang đậm bản sắc Nam Bộ cùng ngôn ngữ giàu giá trị, đã giúp nhà văn khắc họa một cách sinh động, mới mẻ mà thấm thía mối quan hệ giữa tình yêu gia đình và tình yêu tổ quốc, và qua từng trang sách để lại trong lòng người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 23
Nhà văn Nguyễn Thi vốn được biết đến là một nhà văn gốc Bắc, nhưng lại sống gắn bó với miền nam của tổ quốc. Các trang viết của Nguyễn Thi luôn đậm chất Nam bộ và Những đứa con trong gia đình được xem là một tác phẩm điển hình cho phong cách ấy. Truyện như cũng đã ca ngợi được chủ nghĩa anh hùng ca mà ở đó ta nhận thấy nhân vật Chiến hiện lên thật rõ nét.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 24
Nguyễn Thi là nhà văn Quân đội đã anh dũng hi sinh tại mặt trận Sài Gòn năm 1968. “Truyện và kí” xuất bản 1978 là tuyển tập của Nguyễn Thi, trong đó có truyện “Những đứa con trong gia đình” được ông viết vào tháng 2 năm 1966. Bên cạnh những nhân vật như má Tư Năng, chú Năm, chị Chiến, còn có nhân vật Việt được tác giả xây dựng khá thành công, tiêu biểu cho một đứa con tốt đẹp của gia đình, một chiến sĩ quả cảm, anh hùng của quê hương.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 25
Hòa chung với không khí hào hùng của thời đại, văn học Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh cao cả của mình, không chỉ tái hiện lại không khí đấu tranh oanh liệt qua cảm hứng sử thi, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi những con người Việt Nam can trường, bất khuất mà còn khơi dậy tình yêu nước và ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với vận mệnh của đất nước. “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là một trong số những tác phẩm đã hoàn thành được sứ mệnh thiêng liêng đó, thông qua câu chuyện về một gia đình người dân Nam Bộ, Nguyễn Thi đã mở ra câu chuyện của cả một đất nước, thông qua tình yêu nước, sự trưởng thành của hai nhân vjaat Chiến và Việt, Nguyễn Thi đã cho thấy từng bước trưởng thành của cách mạng miền Nam trong cuộc chiến đấu sống còn với đế quốc Mĩ.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 26
Nguyễn Thi là một trong các nhà văn tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ. Ông viết nhiều, viết chân thực về mảnh đất và con người Nam Bộ để rồi nó trở thành không gian vô cùng đặc sắc trong văn thơ Nguyễn Thi. Trong đó, “Những đứa con trong gia đình” là một trong những tác phẩm mà ông đặt nhiều tâm huyết để nói về con người Nam Bộ với những vẻ đẹp phẩm chất, tính cách anh hùng.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 27
Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn nghệ giải phóng miền Nam. Ông được mệnh danh là nhà văn của người dân Nam Bộ. Trong những tác phẩm của mình ông luôn dành bao tâm huyết để xây dựng họ thành những nhân vật văn học đáng nhớ và có cá tính. Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi rút trong tập truyện và kí (1978). Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là Chiến và Việt. đặc biệt ở đây chúng ta đi tìm hiểu về những phẩm chất tính cách của nhân vật Việt, một chiến sĩ cộng sản anh hùng
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 28
Giai đoạn văn học 1945 – 1975, văn học nước nhà đã ghi dấu những vẻ đẹp của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đặc biệt là vẻ đẹp anh hùng của con người Việt Nam thời đại chống Mĩ. Đó là lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc có ý chí và quyết tâm kiên cường đánh giặc. Nếu Nguyễn Trung Thành luôn tìm kiếm cái hào hùng cao cả, những sự tích, những con người phi thường để làm nên vẻ đẹp của trang văn, thì Nguyễn Thi lại là nhà văn của nông dân Nam Bộ. Ông luôn khai thác cái hào hùng lớn lao hài hòa với cái mộc mạc giản dị hàng ngày, qua đó thấy được cái vĩ đại trong cái đời thường, cái lớn lao trong cái giản dị của con người Nam Bộ. Điển hình là đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” được viết năm 1966 – những tháng ngày chiến đấu ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 29
Nguyễn Thi là cây bút khá nổi tiếng của văn xuôi thời kháng chiến chống Mỹ. Truyện của Nguyễn Thi đã phản ánh khá sinh động cuộc sống của nhân dân Miền Nam dưới sự đàn áp dã man của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; đồng thời cũng làm nổi bật vẻ đẹp của con người Miền Nam trong cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù để giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, giành độc lập, tự do về cho dân tộc. Trong những sáng tác của mình, Nguyễn Thi đi sâu khai thác đề tài: chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng của nhân dân Nam Bộ. Đó là những tập thể anh hùng được làm nên bởi mọi lứa tuổi. Trong đó, tầng lớp thiếu niên đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên bức tranh hào hùng này như nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của ông.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 30
Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí hào hùng của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt của nhân dân ta. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong một gia đình có truyền thống yêu nước, yêu cách mạng, họ đã hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương, đất nước. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đều đã thể hiện một cách đặc sắc những phẩm chất tốt đẹp và nét cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, yêu thương, gắn bó với gia đình, quê hương, một lòng trung thành với cách mạng.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 31
Ở mỗi nhà văn đều có những mảnh đất gắn bó và để trao gửi yêu thương. Đối với nhà văn Nguyễn Thi, Nam Bộ là mảnh đất mà ông gắn bó máu thịt. Trong đó, tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” là một trong những tác phẩm hay nhất của Nguyễn Thi. Đến với tác phẩm, người đọc không chỉ có dịp được tìm về với những đau thương của cả dân tộc trong những năm kháng chiến mà còn được tìm hiểu về những con người Nam Bộ. Đặc biệt để lại ấn tượng trong tác phẩm là nhân vật Việt – hình tượng trung tâm của tác phẩm.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 32
Gia đình là một trong những đề tài quen thuộc của văn học Việt Nam, là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Nhắc tới tác phẩm viết về đề tài này chúng ta không thể không nhắc đến truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi. Ra đời trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, tác phẩm là câu chuyện nói về những người con trưởng thành trong một gia đình cách mạng, mang trong mình những vẻ đẹp truyền thống được kế tục từ các thế hệ trước.
“Những đứa con trong gia đình” là thiên truyện mang kết cấu truyện ngắn hiện đại được kể lại với mạch hồi ức của anh chiến sĩ trẻ tuổi tên Việt. Đó là dòng hồi tưởng khi người chiến sĩ ấy bị thương nặng, dòng hồi tưởng ấy đan xen giữa quá khứ và hiện đại, là sự nối kết tình cảm gia đình – quê hương với cách mạng. Sự đan xen của những câu chuyện ấy được kể không theo trình tự thời gian nhưng vẫn thống nhất và được sắp xếp hợp lí, tạo liên tưởng đa chiều.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 33
Chiến tranh gắn liền với đau thương, mất mát. Mặt trận Sài Gòn năm Tết Mậu Thân 1968 xưa đó đã cướp đi sinh mệnh nhà văn – chiến sĩ tài năng của dân tộc – Nguyễn Thi. Nguyễn Thi ra đi để lại bao nuối tiếc về một cuộc đời sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật, cho độc lập quốc gia. “Những đứa con trong gia đình” là một trong số ít tác phẩm nhà văn để lại cho đời. Tác phẩm xây dựng lên chân dung hai nhân vật Việt và Chiến đại diện cho thế hệ người con Nam Bộ thời kì kháng chiến chống Mĩ đau thương nhưng oanh liệt.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 34
Truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc luôn là những giá trị đẹp đẽ, ý nghĩa được lưu truyền qua mọi thế hệ và thời đại. Truyền thống gia đình làm nên truyền thống dân tộc lớn lao. Điều này càng có ý nghĩa nhất là trong thời kì cách mạng kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chúng ta đã biết lịch sử dân tộc ta đã phải trải qua cuộc chiến ác liệt chống đế quốc Mĩ. Trong những năm tháng của mưa bom bão đạn với biết bao đau khổ, hi sinh tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. Vậy điều gì làm nên sức mạnh vĩ đại giúp chúng ta vượt qua được? Với “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi đã có cách lý giải cho cội nguồn của sức mạnh đó. Những con người trong kháng chiến được thừa kế sức mạnh từ gia đình – cội nguồn sâu thẳm của những người anh hùng. Với việc khắc họa hình ảnh hai chị em Chiến – Việt, ta cũng thấy được vẻ đẹp anh hùng mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945 – 1975. Vẻ đẹp đó nằm ngay trong những cái mộc mạc, giản dị, đời thường.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 35
Truyện “Những đứa con trong gia đình” là một số những sáng tác tiêu biểu, xuất sắc nhất của Nguyễn Thi. Truyện kể về những đứa con được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, thù giặc sâu sắc và được kể lại qua dòng hồi tưởng ngắt quãng của nhân vật Việt – một người lính cách mạng trẻ tuổi. Qua việc khắc họa hình tượng các nhân vật, Nguyễn Thi đã tái hiện không khí hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, đồng thời thấy được vẻ đẹp phẩm chất cao quý của những người con Nam Bộ.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 36
Với tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi đã tăng thêm vị thế danh hiệu “nhà văn của người dân Nam Bộ”. Phong cách nhân vật của ông luôn là những người bộc trực, hồn nhiên, gan góc, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng. Hai nhân vật Việt và Chiến là minh chứng hùng hồn cho phong cách ấy.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 37
“Chuyện gia đình ta cũng dài như sông…Rồi trăm con sông của gia đình lại đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm,…rộng bằng cả nước ta và ngoài nước ta“. Đó là câu nói của chú Năm – một nhân vật trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đã thể hiện được tinh thần, giá trị của truyện ngắn này. Truyện viết về Chiến, Việt – là những đứa con trong một gia đình có truyền thống yêu nước nồng nàn, Nguyễn Thi không chỉ hướng đến xây dựng những nhân vật nghệ thuật đơn thuần mà qua đó còn làm sống dậy cả không khí hào hùng, dữ dội của cuộc kháng chiến chống Mĩ, từ truyền thống của một gia đình nhà văn mở ra trước mắt người đọc những truyền thống tốt đẹp của cả một đất nước và từ tình yêu thương gắn bó, tinh thần đấu tranh anh dũng của chị em Chiến, Việt, tác giải đã mang đến một cái nhìn chân thực về tinh thần đoàn kết, ý thức đấu tranh mạnh mẽ của dân nhân miền Nam nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung trong cuộc chiến giành độc lập đầy gian khổ.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 38
Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, nếu ở giai đoạn trước các mạng tháng Tám các nghệ sĩ chủ yếu tập trung vào đề tài phản ánh, tố cáo hiện thực xã hội, và thương cảm cho số phận của người nông dân cùng khổ và trí thức nghèo, thì sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đất nước bước sang một trang sử mới, tiến vào thời kỳ vừa chiến đấu bảo vệ vừa xây dựng kiến thiết đất nước thì đề tài sáng tác lại có sự thay đổi lớn. Họ sẽ tập trung vào làm rõ vẻ đẹp phẩm chất con người trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ và chống Pháp, theo khuynh hướng sử thi, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nổi lên trong đề tài “chiến tranh cách mạng – lực lượng vũ trang” là một số tác giả nổi tiếng như Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Khải,…
Và Nguyễn Thi cũng là một trong số đó, ông và nhà văn Nguyễn Trung Thành là hai người bạn thân, cùng tham gia chiến đấu và sau khi tập kết ra Bắc cả hai cùng tình nguyện vào Nam để than gia chiến đấu, cuối cùng lại chia tay nhau tại khu rừng xà nu phía Tây Thừa Thiên giáp Lào.
Nguyễn Trung Thành ở lại gắn bó với chiến trường ở mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió và viết nên tác phẩm “Rừng xà nu” kể về cuộc chiến đấu anh dũng của những người anh hùng Tây Nguyên để làm sáng tỏ chân lý bất diệt: “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”, còn nhà văn Nguyễn Thi lại đi tiếp vào phía Nam gắn bó với con người và mảnh đất Nam Bộ và viết nên tác phẩm nổi tiếng “Những đứa con trong gia đình” lý giải sức mạnh làm nên chiến thắng vang dội chính là sức mạnh đến từ truyền thống yêu nước muôn thuở.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 39
Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng tiêu biểu là Việt và Chiến.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 40
Nguyễn Thi được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ bởi ông gắn bó sâu nặng và có sự am hiểu sâu sắc về con người nơi đây. Nhân vật tiêu biểu nhất của Nguyễn Thi là những người nông dân Nam Bộ có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan góc dũng cảm, thủy chung son sắt với quê hương. Phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong trang văn của Nguyễn Thi không chỉ là sản phẩm của thời đại mà là sự tiếp nối một nguồn cội một nếp nhà đã được thế hệ cha anh truyền lại và bàn giao cho lớp con cháu. Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Thi viết năm 1966 trong những ngày chiến đấu ác liệt chống lại đế quốc Mĩ. Nguyễn Thi đã chọn cho mình lăng kính gia đình để nhìn ra cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam và đế khám phá sâu sắc sự hòa quyện giữa truyền thống gia đình và tình cảm cách mạng, giữa hiện tại và quá khứ. Viết về thế hệ những người con trong gia đình Nam Bộ, Nguyễn Thi đã xây dựng thành công hai nhân vật Việt và Chiến. Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Nam Bộ ấy được thể hiện xúc động qua đoạn cuối đoạn trích.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 41
“Những đứa con trong gia đình” là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Thi được viết trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Truyện ngắn đã cho người đọc thấy được những phẩm chất cao đẹp của những con người làm cách mạng nói riêng và của toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung. Giữa mưa bom bão đạn họ là những anh hùng, là những bông hoa kiên cường luôn toả sáng và ngát hương. Bên cạnh những thành công về mặt nội dung, truyện ngắn còn mang đến cho chúng ta những cảm xúc hết sức mộc mạc, gần gũi mà giản dị, ấm áp, đó là tình yêu nước thiêng liêng, là màu sắc của Nam Bộ thấm đẫm trong từng trang văn.
Ta vẫn còn nhớ đâu đây hình ảnh của những chiến sĩ Tây Tiến anh dũng, bất khuất, những người con của vùng đất Tây Nguyên kiên cường như cây xà nu thì đến với những đứa con trong gia đình, ta lại được cảm nhận những vẻ đẹp cao quý ấy hội tụ trong phẩm chất tốt đẹp của những người con Nam Bộ giàu lòng yêu nước. Ở họ, luôm rạng ngời lên ý chí của những người làm cách mạng đó là sự gan dạ, kiên cường, một lòng thủy chung, son sắt với cách mạng và luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Mở bài Những đứa con trong gia đình – Mẫu 42
Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất. Bước vào văn chương, nó còn trở lên đẹp đẽ và cảm động vô cùng. Trong thiên truyện “Những người con trong gia đình”, Nguyễn Thi đã phác họa lên một dòng sông với tình cảm gia đình sâu sắc. Dòng sông truyền thống gia đình ấy luôn chảy trôi không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác trong tác phẩm đã gợi cho người đọc nhiều xúc cảm và suy ngẫm.
“Những đứa con trong gia đình” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Thi, được ông “thai nghén thành hình” từ những ngày chiến đấu chống Mỹ gian khổ và ác liệt vào năm 1966. Chính vì hoàn cảnh vô cùng đặc biệt đó, tình cảm gia đình bộc lộ qua thiên truyện này vô cùng cảm động. Nó như bức tranh sử thi hào hùng, hoành tráng về con người Nam Bộ trong chiến đấu nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
****
Trên đây là 42 bài mẫu Mở bài Những đứa con trong gia đình lớp 12 ngắn gọn, hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)