Học TậpLớp 8

Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của tác phẩm Chái bếp

Câu hỏi 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của tác phẩm Chái bếp

Lời giải chi tiết:

Bạn đang xem: Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của tác phẩm Chái bếp

1. Tác phẩm 

a. Tiểu sử

– Đại úy, nhà thơ Lý Hữu Lương là người dân tộc Dao. 

– Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại bản Khe Rộng – bản của người Dao quần chẹt trên núi Bàn Mai (xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).

– Lý Hữu Lương là con em dân tộc Dao. Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chính trị Bắc Ninh, anh về công tác tại Quân khu 2. 

– Anh từng là học viên Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh), là lính vùng biên thuộc Quân khu 2, hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. 

– Vừa công tác nhưng cũng rất đam mê sáng tác, Lý Hữu Lương trở thành hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay, anh là Biên tập viên thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

b. Đặc điểm sáng tác

– Trong những sáng tác của mình, Lý Hữu Lương sử dụng ngôn ngữ hết sức mộc mạc, nhiều phương ngữ, thổ ngữ, cho ta thấy tâm hồn anh thấm đẫm tình yêu cội nguồn. 

– Thơ Lý Hữu Lương giàu hình tượng, truyền thuyết nhưng đi kèm đó cũng là tính thực tại đời sống của người Dao. Để từ tình yêu Dao tộc, cho ta những khao khát khám phá tới những tộc người khác trong đại gia đình Việt. Đọc và hiểu thơ anh không dễ, bởi phong thái rắn rỏi, giàu chất liệu vùng cao, nhất là về đời sống tộc người, thổ ngữ, phong tục, sinh hoạt văn hóa và canh tác… vậy nên đòi hỏi người đọc cần phải có sự trải nghiệm. 

c. Các tác phẩm nổi bật và giải thưởng tiêu biểu

– Theo nhà thơ Lý Hữu Lương cho biết, tác giả đến với thơ và bắt đầu viết thơ từ khi còn đang là học viên của Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh) và bài thơ đầu tay của anh được đăng tải trên tạp chí Văn nghệ Quân đội. 

– Từ trước tới nay, Lý Hữu Lương luôn dành thời gian để viết và đã xuất bản được một số tác phẩm tập thơ như: “Người đàn bà cõng trăng trên đỉnh Cô San” (2013), trường ca “Bình nguyên đỏ” (2016) và tập bút ký “Mùa biển lặng” (2020).  “Yao” là tập thơ được anh xuất bản năm 2021, sau gần 10 năm ấp ủ, xây đắp.

– Lý Hữu Lương đã xuất bản 4 đầu sách, trong đó có tập thơ “YAO” là tiêu biểu nhất. 

– Lý Hữu Lương vừa được trao Giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ Nhất năm 2021 của Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Tác phẩm 

a. Thể loại

Thơ bảy chữ

b. Bố cục

– Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả

– Phần 2 (Khổ 2, 3, 4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó

–  Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.

c. Chủ đề

Chủ đề của bài thơ Chái bếp: Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.

d. Nội dung chính

Nội dung chính: Bài thơ nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.

e. Tóm tắt 

Tác giả đang nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ bên căn chái bếp. Muốn được trở về khoảng thời gian đó, được một lần nữa trải nghiệm những hoạt động bên căn chái bếp. Ở đó có những kỷ niệm thân quen, bên những người thân yêu của tác giả. Nhớ về căn chái bếp có những ngọn khói đang bốc lên trong nồi cám đang đun dở của mẹ. Hàng ngày mẹ vẫn ngồi bên cạnh bếp lửa để đun nồi cám lợn, chái bếp vẫn nằm lặng im bên cạnh ngắm những làn khói đung đưa, bên nồi cám đang sôi ùng ục. Đó là những hình ảnh rất đỗi bình thường nhưng tác giả vẫn nhớ như in. Căn chái bếp còn in dấu hình ảnh của người cha đang làm những cánh cung trong chái bếp. Mỗi một hoạt động của các thành viên trong gia đình, mỗi một sự kiện lớn nhỏ đều gắn liền bên căn chái bếp. Căn chái bếp vẫn nằm đó, hàng ngày trải qua nắng mưa cùng sự phai mòn của thời gian. Những căn nhà nhiều gian khi xưa, nhưng không bao giờ thiếu căn chái bếp. Ở đó có cả thần bếp đang canh bếp lửa, có những con người nông dân tần tảo, một nắng hai sương vất vả sớm chiều. Xung quanh chái bếp là khung cảnh nhộn nhịp sôi động với những tiếng cười khóc của những đứa trẻ trên nôi, là những người đi về với tổ tiên. Tiếng lửa đượm sương giá, tiếng ngô xay của mẹ đều là những hình ảnh thân thuộc bên căn chái bếp. Bây giờ khi lớn lên, những hình ảnh đó đã không còn nữa, tác giả tha thiết muốn trở lại nơi đây. Nơi có căn chái bếp gắn liền với những tình cảm thân yêu của tác giả. 

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lớp 8

5/5 - (27 bình chọn)



Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button