Soạn bài Chạy giặc SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Câu 1
Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ.
Bạn đang xem: Soạn bài Chạy giặc SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn giải:
Vận dụng kiến thức về thơ thất ngôn
Lời giải:
– Bố cục: 4 phần (đề – thực – luận – kết)
+ Đề (2 câu đầu): giới thiệu tình hình đất nước bị giặt Tây xâm lược
+ Thực (2 câu tiếp): khắc họa chi tiết khung cảnh loạn lạc
+ Luận (2 câu tiếp): chuyển sang nhìn vấn đề trong một bối cảnh rộng hơn
+ Kết (2 câu cuối): tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước
– Niêm: chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niêm với chữ thứ hai của câu 8 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”, chữ thứ hai của câu 4 là “trắc” niêm với chữ thứ hai của câu 5 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 6 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 7 cũng là “bằng”.
– Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây – tay – bay – mây – này)
– Đối: Câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu.
– Nhịp: Bài thơ ngắt nhịp 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5, 6 và ngắt nhịp 4/3 ở các câu 2, 7, 8. Đây là cách ngắt nhịp tạo được cảm xúc dồn dập, biến đổi.
=> Kết luận: Bài thơ tuân thủ quy định về luật, niêm, vần của một bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng theo luật Đường.
Câu 2
Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trong sáu câu đầu, hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ nào?
Hướng dẫn giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải:
Hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ lơ xơ, dáo dác (từ láy), tan bọt nước, nhuốm màu mây là những từ rất gợi tình, gợi cảm, vẽ ra được bức tranh loạn lạc, tang thương với những con người yếu ớt, không nơi nương tựa.
Câu 3
Câu 3 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối?
Hướng dẫn giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải:
Tác giả bày tỏ sự lo lắng, thương xót cho người dân, cho vận mệnh đất nước, đồng thời cũng thể hiện sự thất vọng, sự trông đợi, sự chất vấn,… đối với những “trang dẹp loạn”, những người có khả năng và trách nhiệm trước thời cuộc.
Câu 4
Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và chỉ ra tác dụng của chúng.
Hướng dẫn giải:
Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ
Lời giải:
– Biện pháp tu từ đảo ngữ ở các câu 3, 4, 5, 6 => Tác dụng: nhấn mạnh sự yếu ớt, không nơi nương tựa của con người trong cảnh loạn lạc.
– Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi => Tác dụng: nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm: dân tộc này cần người có trách nhiệm đứng ra gánh vác, đối phó với ngoại xâm.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)