Soạn Sinh 10 Bài 5 Cánh Diều: Các nguyên tố hóa học và nước | Soạn Sinh 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước
Bài giảng Sinh học lớp 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước
Bạn đang xem: Soạn Sinh 10 Bài 5 Cánh Diều: Các nguyên tố hóa học và nước | Soạn Sinh 10
Mở đầu trang 25 Sinh học 10: Dựa vào hình 5.1, hãy cho biết màng sinh chất (màng tế bào) được cấu tạo từ những hợp chất nào. Các hợp chất này được tạo thành từ những nguyên tố hóa học nào?
Trả lời:
– Màng sinh chất (màng tế bào) được cấu tạo từ những hợp chất là carbohydrate, phospholipid, protein.
– Các hợp chất trên được tạo thành từ những nguyên tố hóa học là:
+ Carbohydrate được cấu tạo từ C, H, O.
+ Phospholipid được cấu tạo từ C, H, O.
+ Protein được cấu tạo từ bốn nguyên tố chính là C, H, O, N và có thể gồm một số nguyên tố khác như S.
I. Các nguyên tố hóa học trong tế bào
Câu hỏi 1 trang 26 Sinh học 10: Cho biết mỗi nguyên tố trong hình 5.2 thuộc nhóm nguyên tố đại lượng hay vi lượng. Tổng tỉ lệ phần trăm của các nguyên tố C, H, O, N là bao nhiêu và tỉ lệ này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Phân loại các nguyên tố trong hình 5.2:
+ Nguyên tố đại lượng: O, C, H, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg.
+ Nguyên tố vi lượng: Fe, Zn, Cu, I.
– Tổng tỉ lệ phần trăm của các nguyên tố C, H, O, N là 18,5% + 9,5% + 65% + 3,3% = 96,2%. Tỉ lệ này cho thấy C, H, O, N là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào như nước, carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid.
Câu hỏi 2 trang 26 Sinh học 10: Kể tên một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng, vi lượng ở sinh vật và nêu cách phòng những bệnh đó.
Trả lời:
Một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng, vi lượng ở sinh vật:
Bệnh |
Nguyên nhân gây bệnh |
Biện pháp phòng tránh |
Loãng xương |
Thiếu Ca |
Bổ sung Ca thông qua thức ăn (các loại hạt, sữa chua, cá mòi, hạnh nhân, rau lá xanh,…), các thực phẩm chức năng giàu Ca. |
Bướu cổ |
Thiếu I |
Bổ sung I vào khẩu phần ăn hằng ngày từ muối, các loại hải sản. |
Vàng lá |
Thiếu N, Mg |
Có thể bổ sung sự thiếu hụt Mg, N nhờ phân bón. |
Vận dụng 1 trang 26 Sinh học 10: Em cần lưu ý điều gì trong khẩu phần ăn để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể? Vì sao?
Trả lời:
– Những lưu ý trong khẩu phần ăn để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể: Cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lí đảm bảo cung cấp đầy đủ chất và lượng; cân đối các nhóm protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất tùy theo lứa tuổi, thể trạng, hình thức lao động,… của từng người.
– Giải thích: Cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng khác nhau để cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Mà các chất dinh dưỡng này được lấy từ thức ăn, mỗi loại thức ăn chứa những chất dinh dưỡng nhất định. Do đó, để cơ thể sinh trưởng và phát triển bình thường, cần ăn đầy đủ các và cân đối các loại thức ăn.
Vận dụng 2 trang 26 Sinh học 10: Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng? Cho một số ví dụ minh họa.
Trả lời:
– Ý nghĩa của việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn: Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn giúp người tiêu dùng biết được thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, chọn sản phẩm phù hợp với đối tượng, lứa tuổi, mục đích.
– Một số ví dụ minh họa:
Thành phần dinh dưỡng trên vỏ hộp sữa |
Thành phần dinh dưỡng trên vỏ thịt hộp. |
Câu hỏi 3 trang 27 Sinh học 10: Carbon tham gia cấu tạo hợp chất nào trong các hợp chất sau đây: nước, hydrochloric acid, carbohydrate, protein, lipid, nucleic acid?
Trả lời:
Trong các hợp chất trên, carbon tham gia cấu tạo các hợp chất là: carbohydrate, protein, lipid, nucleic acid.
Luyện tập 1 trang 27 Sinh học 10: Quan sát hình 5.4 và cho biết carbon có thể tạo nên loại liên kết và loại mạch gì trong các hợp chất. Từ đó giải thích vai trò của nguyên tố carbon trong cấu tạo các hợp chất của tế bào?
Trả lời:
– Các loại liên kết mà carbon có thể tạo ra: liên kết cộng hóa trị loại liên kết đơn hoặc liên kết đôi.
– Các loại mạch mà carbon có thể tạo ra: mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.
– Vai trò của nguyên tố carbon trong cấu tạo các hợp chất của tế bào: Carbon tạo nên mạch “xương sống” khác nhau của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào, tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.
II. Nước
Câu hỏi 4 trang 27 Sinh học 10: Các nhà khoa học thường dựa vào dấu hiệu nào để tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ? Vì sao?
Trả lời:
Để tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vĩ trụ các nhà khoa học thường dựa vào sự có mặt của nước. Vì:
– Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống:
+ Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
+ Nước là dung môi hòa tan các chất cần thiết của cơ thể.
+ Nước là nguyên liệu và môi trường của nhiều phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào.
+ Nước tham gia vận chuyển các chất giúp cơ thể duy trì sự sống.
– Ngoài ra, theo lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, nước là môi trường sống ban đầu của mọi sự sống trên một hành tinh.
Câu hỏi 5 trang 27 Sinh học 10: Quan sát hình 5.5 và cho biết tên các nguyên tử và liên kết hóa học trong phân tử nước.
Trả lời:
– Các nguyên tử cấu tạo phân tử nước: 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.
– Liên kết hóa học trong phân tử nước: Trong phân tử nước có liên kết cộng hóa trị. Do nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn dẫn đến phía nguyên tử hydrogen tích một phần điện tích dương, còn phía nguyên tử oxygen tích một phần điện tích âm.
Câu hỏi 6 trang 27 Sinh học 10: Nêu các thể của nước. Khi nước bay hơi thì liên kết giữa các phân tử nước thay đổi như thế nào?
Trả lời:
– Các thể của nước: Nước có thể tồn tại ở thể rắn (nước đá), thể lỏng và thể hơi.
– Sự thay đổi của các liên kết giữa các phân tử nước khi nước bay hơi: Khi nước bay hơi, các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước bị bẻ gãy, các phân tử nước chuyển động nhanh chóng.
Các trạng thái của nước
Câu hỏi 7 trang 28 Sinh học 10: Vì sao nước là “dung môi của sự sống”?
Trả lời:
Nước là dung môi của sự sống vì nhờ có tính phân cực, nước có thể hòa tan nhiều hợp chất như muối, các chất phân cực khác,…
Luyện tập 2 trang 28 Sinh học 10: Lấy ví dụ một số phản ứng hóa học trong tế bào hoặc cơ thể có sự tham gia của nước.
Trả lời:
Một số phản ứng hóa học trong tế bào hoặc cơ thể có sự tham gia của nước:
– Phản ứng quang hợp:
– Phản ứng thủy phân tinh bột trong tế bào:
Câu hỏi 8 trang 28 Sinh học 10: Quan sát hình 5.7, cho biết nước điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể như thế nào?
Trả lời:
Nước điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể theo cách phá vỡ hoặc hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước dẫn đến nước có khả năng hấp thụ và thải ra một lượng nhiệt lớn. Khi nước bay hơi và ngưng tự giúp cơ thể và tế bào thải nhiệt.
Vận dụng 3 trang 28 Sinh học 10: Tại sao hằng ngày chúng ta phải uống đầy đủ nước? Cơ thể có biểu hiện gì khi bị mất nhiều nước?
Trả lời:
– Hằng ngày chúng ta phải uống đầy đủ nước vì: Nước có vai trò quan trọng trong cấu tạo và hoạt động chức năng của cơ thể: Nước chiếm 70 – 90% khối lượng tế bào; là dung môi hoà tan nhiều hợp chất; là môi trường phản ứng và vận chuyển các chất; là nguyên liệu tham gia trực tiếp nhiều phản ứng hoá học; tham gia điều hoà nhiệt độ tế bào và cơ thể. Trong khi đó, lượng nước trong cơ thể sẽ được tế bào sử dụng hoặc đào thải ra ngoài bởi các hoạt động bài tiết qua nước tiểu, phân, mồ hôi,… Bởi vậy, cần bổ sung đầy đủ nước hằng ngày.
– Biểu hiện của cơ thể khi mất nước:
+ Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu, nước tiểu có màu sẫm và đặc
+ Khô da, khô miệng, hôi miệng
+ Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai
+ Đói và thèm đồ ngọt
+ Táo bón
+ Huyết áp giảm, nhịp tim nhanh
+ Mỏi cơ, chuột rút
Vận dụng 4 trang 28 Sinh học 10: Nêu biện pháp cấp cứu khi cơ thể mất nước do bị sốt cao, tiêu chảy.
Trả lời:
Các biện pháp cấp cứu khi cơ thể bị mất nước khi sốt cao, tiêu chảy:
– Trường hợp nhẹ, cần uống bổ sung nước hoặc uống nước điện giải (dung dịch oresol).
– Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng (mất nước, nôn ói, tiêu chảy kèm theo sốt cao), cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử trí kịp thời. Lúc này, bù nước và điện giải theo cách thông thường sẽ không hiệu quả bằng truyền trực tiếp qua đường tĩnh mạch.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Bài 6: Các phân tử sinh học
Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực
Bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững
Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Sinh học 10 Cánh Diều
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)