Học TậpLớp 10Tin học 10 Cánh diều

Tin học 10 Bài 10 Cánh diều: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn | Soạn Tin học 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 10: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn

Khởi động

Bạn đang xem: Tin học 10 Bài 10 Cánh diều: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn | Soạn Tin học 10

Khởi động trang 86 Tin học lớp 10: Khi giải quyết một bài toán phức tạp, ta có thể phân chia nó thành các bài toán con. Trong lập trình có khái niệm chương trình con, em hãy đoán xem chương trình con của một chương trình là gì?

Trả lời:

Chương trình con là một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó được đặt tên.

1. Khái niệm chương trình con

Hoạt động

Hoạt động 1 trang 86 Tin học lớp 10: Khi giải quyết một bài toán phức tạp, người ta thường phân chia bài toán đó thành các bài toán con. Em sẽ chia bài toán sau đây thành những bài toán con nào?

Bài toán: Cho ba tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b và c; u, v và w; p, q và r. Độ dài các cạnh đều là số thực cùng đơn vị đo. Em hãy tính diện tích của mỗi tam giác đó và đưa ra diện tích lớn nhất trong các diện tích tìm được. Công thức heron tính diện tích tam giác theo độ dài ba cạnh.

S=(a+b+c)(a+bc)(ab+c)(b+ca)4

Trả lời:

Với bài toán trên có thể chia thành các bài toán con sau:

– Bài toán tính diện tích tam giác

– Bài toán tìm số lớn nhất.

3. Chuyển dữ liệu cho hàm thực hiện

Hoạt động 2 trang 88 Tin học lớp 10: Chương trình trong Hình 2 khai báo hàm ptb1(), hàm này giải phương trình bậc nhất một ẩn ax + b = 0. Khi được gọi thực hiện hàm ptb1() yêu cầu nhập các hệ số a, b từ bàn phím, biện luận, giải phương trình rồi đưa ra kết quả.

1) Em hãy soạn thảo chương trình ở Hình 2 đặt tên là “VD_ptb1.py”, sau đó chạy chương trình với các dữ liệu đầu vào như ở Hình 3 và đối chiếu kết quả.

2) Em hãy sửa lại chương trình “VD_ptb1.py” theo các bước trong Bảng 1, đặt tên là “Try_ptb1.py”, chạy thử và trả lời 2 câu hỏi sau:

        a) Chương trình “Try_ptb1.py” đã truyền trực tiếp hệ số a = 5, b = 4 vào lời gọi hàm ptb1(5,4), kết quả chạy có gì khác với kết quả chạy chương trình ở Hình 2 không?

        b) Vì sao trong chương trình “Try_ptb1.py”, thân của hàm không cần những câu lệnh nhập giá trị cho các hệ số a, b.

Trả lời:

1) Soạn thảo chương trình và đối chiếu kết quả

Chương trình:

 

Kết quả

2) Sửa lại chương trình “VD_ptb1.py” theo các bước trong Bảng 1


a) Sau khi chạy chương trình “Try_ptb1.py” kết quả không khác so với kết quả chạy chương trình ở Hình 2.

        b) Trong chương trình “Try_ptb1.py” thân của hàm không cần những câu lệnh nhập giá trị cho các hệ số a, b vì hàm ptb1(5,4), ptb1(0,0), ptb1(0,4) được thực hiện với những giá trị do chương trình truyền vào qua lời gọi hàm tương ứng với danh sách tham số ptb1(a,b).

5. Các hàm được xây dựng sẵn

Luyện tập

Bài 1 trang 90 Tin học lớp 10: Với hàm BSCNN được xây dựng ở chương trình sau đây (Hình 8), trong những dòng lệnh có sử dụng hàm BSCNN, dòng lệnh nào đúng, dòng lệnh nào sai và tại sao?

Trả lời:

Ở phần khai báo hàm BSCNN, có 2 tham số là x, y. Do đó, khi sử dụng lời gọi hàm cũng phải có 2 tham số tương ứng để truyền giá trị vào.

Dòng lệnh print(‘Bội chung nhỏ nhất: ’, BSCNN(a,b)) là lời gọi hàm đúng vì có đủ 2 tham số a, b.

Dòng lệnh c = a + b + BSCNN() là lời gọi hàm sai vì không có tham số nào trong đó.

Bài 2 trang 91 Tin học lớp 10: Chương trình ở Hình 9 xây dựng một hàm tính diện tích một tam giác bằng công thức Heron theo ba cạnh của tam giác. Em hãy hoàn thiện chương trình bằng lời gọi hàm thích hợp để đưa ra màn hình kết quả tính diện tích của tam giác có 3 cạnh là 3, 4, 5.

Trả lời:

Chương trình được hoàn thiện như sau

Vận dụng

Vận dụng trang 91 Tin học lớp 10: Sử dụng kết quả của bài 2 phần Luyện tập, em hãy viết chương trình giải bài toán ở Hoạt động 1.

Trả lời:

Ta tận dụng chương trình con tính diện tích tam giác theo công thức Heron cho ba tam giác abc, uvw, pqr, sau đó so sánh diện tích ba tam giác này với nhau để tìm diện tích lớn nhất.

Chương trình:

 

Kết quả

 

Câu hỏi tự kiểm tra

Câu hỏi tự kiểm tra trang 91 Tin học lớp 10: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?

1) Sử dụng chương trình con sẽ làm chương trình dễ hiểu, dễ tìm lỗi hơn.

2) Hàm chỉ được được gọi một lần duy nhất ở chương trình chính.

3) Hàm luôn trả về một giá trị qua tên của hàm.

4) Python chỉ cho phép chương trình gọi một hàm xây dựng sẵn trong các thư viện của Python.

5) Khai báo hàm trong Python luôn có danh sách tham số.

Trả lời:

Câu 1 đúng.

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Câu lệnh lặp

Bài 9: Thực hành câu lệnh lặp

Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện

Bài 12: Kiểu dữ liệu Xâu ký tự – xử lý xâu ký tự

Bài 13: Thực hành dữ liệu kiểu xâu

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tin học 10 Cánh diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button