Học Tập

Từ ghép là gì? Tác dụng của từ ghép trong tiếng Việt

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Từ ghép là gì? Tác dụng của từ ghép trong tiếng Việt do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Từ ghép là gì?

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ: quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc

Bạn đang xem: Từ ghép là gì? Tác dụng của từ ghép trong tiếng Việt

bông hoa => bông, hoa đều có nghĩa về loài thực vật

Từ ghép là gì?
Từ ghép là gì?

Tác dụng của từ ghép trong tiếng Việt

Từ ghép có tác dụng chính trong việc giúp dễ dàng xác định nghĩa của các từ ngữ trong văn nói cũng như văn viết một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, từ ghép còn giúp người nghe và kể cả người đọc có thể dễ dàng hiểu ý nghĩa hơn mà không cần phải suy đoán.

Phân loại từ ghép

Dựa vào mối quan hệ về ngữ nghĩa của các âm tiết, từ ghép về cơ bản được chi thành hai loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

– Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập là từ ghép có các âm tiết giống nhau về mặt ngữ pháp, đặc biệt là không phân âm tiết chính, âm tiết phụ. Tuy giống nhau về mặt ngữ pháp nhưng các âm tiết ghép vẫn thuộc phạm trù ngữ nghĩa hoặc có mối quan hệ logic với nhau.

Ví dụ: Ăn uống là một từ ghép đẳng lập bởi âm tiết “ăn” và âm tiết “uống” không phụ thuộc nhau về mặt ngữ pháp, không phân âm tiết chính và âm tiết phụ và cả hai âm tiết “ăn” và “uống” đều thuộc cùng phạm trù ngữ nghĩa.

– Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ là một từ ghép mà có một âm tiết chính và một âm tiết phụ. Khi đó, âm tiết phụ sẽ bổ sung nghĩa cho âm tiết chính.

Ví dụ: Hoa hồng là một từ ghép chính phụ. Trong đó, “hoa” là âm tiết chính còn “hồng” là âm tiết phụ.

Nhìn chung, để dễ hiểu, bạn có thể phân biêt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ dựa vào bảng sau đây:

Điểm phân biệt Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ
Về quan hệ âm tiết Sự liên kết giữa các âm tiết là như nhau (không phân biệt âm tiết nào chính và âm tiết nào phụ) Sự liên kết không đồng đều giữa các âm tiết (có âm chính và âm phụ)
Về ngữ nghĩa Hợp nghĩa (tức là nghĩa của từ ghép đẳng lập sẽ khái quát hơn so với nghĩa của các âm tiết tạo nên từ ghép đẳng lập)

Ví dụ: “Cô chú” là từ ghép đẳng lập. nghĩa của từ “cô chú” khái quát hơn so với nghĩa của các âm tiết “cô” và “chú”

Phân nghĩa (tức là nghĩa của từ ghép chính phụ sẽ hẹp hơn so với nghĩa của âm tiết chính)

Ví dụ: “Tàu hỏa” là một từ ghép chính phụ, trong đó âm tiết chính là “tàu”. Nghĩa của từ tàu hỏa hẹp hơn nghĩa của âm tiết “tàu”.

Ngoài ra, từ ghép cũng có thể được phân ra thành từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.

– Từ ghép tổng hợp: Từ ghép tổng hợp là loại từ ghép cấu trúc thành mang nghĩa tổng quát hơn các từ cấu thành nó, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào đó.

Ví dụ: Hoa quả là một từ ghép tổng hợp bởi nó bao gồm nhiều loại hoa quả khác nhau

– Từ ghép phân loại: Là từ mang một nghĩa cụ thể, xác định chính xác một địa danh, hành động hay tên gọi nào đó

Ví dụ: Bánh mì là từ ghép phân loại chỉ một loại bánh được làm từ bột mì

Phân loại từ ghép
Phân loại từ ghép

Cách nhận biết từ ghép trong câu

Trong chương trình đào tạo bậc tiểu học, “nhận biết loại từ” là một dạng bài tập không còn quá xa lạ. Đây thường là một dạng bài gây nhiều khó khăn và lúng túng cho học sinh, phụ huynh. Để có thể dễ dàng giải quyết các bài tập dạng này, chúng ta cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây để nhận biết từ ghép.

Có thể xác định từ ghép bằng nhiều cách, xác định quan hệ giữa các tiếng trong từ về cả âm và nghĩa. Để xác định cụ thể nghĩa của tiếng, bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách như đặt câu, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa hoặc có thể tra từ điển.

  • Nếu các tiếng trong từ vừa có mối quan hệ nghĩa, vừa có mối quan hệ về âm thì đó chính là từ ghép.
  • Nếu trong từ chỉ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng còn lại không rõ nghĩa nhưng cả hai tiếng đều không có quan hệ về phần âm, thì được gọi là từ ghép.
  • Trong từ có một từ mang gốc Hán, hình thức giống với từ láy nhưng các tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Điển hình như các từ “tử tế”, “hảo hán”, “hoan hỉ”, “ban bố”,…
  • Từ không có bất kỳ quan hệ về âm lẫn về nghĩa là các từ ghép đặc biệt. Ví dụ: tắc kè, bù nhìn, mì chính, xà phòng, bất diệt,…

Phân biệt từ ghép và từ láy

Từ ghép và từ láy cùng là từ phức và thường bị nhầm lẫn với nhau. Ở bảng phân biệt dưới đây, Luật Minh Khuê đã đưa ra một số tiêu chí phân biệt và những ví dụ cụ thể để giúp phân biệt hai loại từ này/

Điểm phân biệt Từ ghép Từ láy
Định nghĩa Từ ghép thường được tạo nên từ hai tiếng trở lên và chúng đều có nghĩa Từ láy là những từ được nên từ hai tiếng, những âm đầu hoặc vần của chúng phải giống nhau
Nghĩa của từ tạo thành Nghĩa của từ tạo thành khi các từ đó đều phải có nghĩa

Ví dụ: “Đất nước” là từ ghép. Cả “đất” và “nước” đều có nghĩa, chúng ghép lại với nhau tạo thành từ ghép mang ý nghĩa chỉ một quốc gia, lãnh thổ.

Từ láy có thể được tạo thành từ 1 từ có nghĩa, hoặc cũng có thể được tạo thành từ 2 từ đều không có nghĩa.

Ví dụ:

– “Xinh xắn” là từ láy được tạo nên từ 2 từ là “xinh” và “xắn”. Từ “xinh” là từ có nghĩa miêu tả vẻ đẹp, còn từ “xắn” không có nghĩa. Khi ghép lại được một từ có nghĩa miêu tả sự xinh đẹp.

– “Mênh mông” là từ láy được tạo nên từ 2 từ “mênh” và “mông”. Cả hai từ “mênh” và “mông” đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại thì được từ “mênh mông” có nghĩa là sự bao la, rộng lớn.

Nghĩa của từ khi đảo vị trí các tiếng Khi đổi vị trí các tiếng trong từ ghép thì chúng vẫn có nghĩa

Ví dụ: “Ngất ngây” hay “ngây ngất” đều có nghĩa

Khi đảo trật tự các tiếng trong từ thì từ không còn nghĩa

Ví dụ: “Ngơ ngác” có nghĩa nhưng khi đổi thành “ngác ngơ” thì không còn ý nghĩa.

Thành phần Hán Việt Nếu trong từ có thành phần Hán Việt thì đây là từ ghép

Ví dụ: “Tử tế” là từ ghép vì “tử” là từ Hán Việt

Trong từ láy không có thành phần Hán Việt.
Phân biệt từ ghép và từ láy
Phân biệt từ ghép và từ láy

Một số bài tập vận dụng từ ghép

Bài 1: Trong các từ dưới đây, đâu là từ ghép, đâu là từ láy?

Thanh thản, run rẩy, hiền hậu, lấp ló, đất nước, cỏ cây, khúc khuỷu, thăm thẳm, xinh xắn, đi đứng, đối đáp, xa xưa, đủng đỉnh, mộng mơ, mỏng manh, buôn bán, may mặc, ngổn ngang

Bài 2: Cho đoạn thơ sau:

Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

Hãy liệt kê các từ ghép có trong đoạn thơ trên

Bài 3: Hãy xếp các từ dưới đây thành 3 nhóm: Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy

Thật thà, bạn bè, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ, anh em, ruột thịt, hòa thuận, thương yêu, mải miết, xa xôi.

Bài 4: Cách xác định từ ghép trong câu

  • Xét theo nghĩa của hai tiếng để tạo thành từ:

Ví dụ: mơ mộng, che chắn, trai trẻ,… mặc dù có sự giống nhau ở phụ âm đầu hay phần vần thì nó vẫn không phải là từ láy mà chính là từ ghép.

  • Khi đảo lộn trật tự giữa các tiếng:

Cách đơn giản nhất để phân biệt từ ghép và từ láy chính là đảo lộn các tiếng với nhau, nếu đảo rồi mà đọc lên vẫn hiểu nghĩa thì đó là từ ghép, còn ngược lại không có nghĩa gì là từ láy âm.

Ví dụ: Chao đảo / Đảo chao => Từ láy âm

Bờ biển / Biển bờ => Từ ghép

Bài 5: Đặt câu với từ ghép

  •  Từ ghép đẳng lập:

Nhà cửa => Cuối tuần em luôn phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Xinh đẹp => Chị gái em là người rất xinh đẹp.

  • Từ ghép chính phụ:

Xe máy => Chiếc xe máy tuy cũ nhưng chất chứa biết bao kỷ niệm.

Hiền hòa => Mẹ là người phụ nữ hiền hòa nhất trên thế gian.

  • Từ ghép tổng hợp:

Võ thuật => Học võ thuật để tự bảo vệ chính mình.

Xa lạ => Thảo Cầm Viên là tên địa điểm không còn xa lạ với con người Sài Gòn.

Bài 6: Điền thêm các tiếng vào chỗ trống để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

Làm ………

Núi ………

Ăn ………

Ham ………

Trắng ………

Xinh ………

Mưa ………

Học ………

Nhà ………

Cây ………

Vui ………

Bài giải:

Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập
Làm bánh Núi đồi
Ăn cơm Ham học
Trắng tinh Xinh đẹp
Mưa phùn Học hỏi
Nhà tầng Cây trái
Vui tai

***

Trên đây là nội dung bài học Từ ghép là gì? Tác dụng của từ ghép trong tiếng Việt do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (8 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button