Học TậpLớp 6Soạn văn 6 Cánh Diều

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ văn 6 Cánh diều

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ văn 6 Cánh diều

Đọc kĩ các ví dụ và trả lời.

Lời giải:

Chân:

a. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để nâng đỡ cơ thể, đi, đứng, chạy, nhảy.

b. Phần dưới cùng, phần gốc và nâng đỡ của một vật.

c. Phần dưới cùng của một ngọn núi, tiếp giáp mặt đất, nâng đỡ cả ngọn núi.

Chạy

a. Là động từ chỉ tốc độ đi của con người, đi nhanh quá là chạy. 

b. Là hoạt động một phương tiện đang di chuyển tới nơi khác trên một bề mặt.

c. Khẩn trương lo liệu để mau chóng có được, đạt được cái đang cần, đang muốn.

d. Trải dài, kéo dài, nằm trải ra thành dải dài.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Tương tự như từ “mũi”, em tìm các từ khác trên bộ phận cơ thể người.

Lời giải:

– Mắt: mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt cây, mắt lưới….

– Chân: chân ghế, chân bàn, chân tường, chân trời,…

– Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ áo,…

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Nhớ lại kiến thức về từ đa nghĩa và từ đồng âm.

Lời giải:

a. Từ chín trong các câu trên là từ đa nghĩa: 

+ Chín đỏ cây: chỉ quả từ xanh đã chuyển sang chín, có thể thu hoạch được.

+ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề: chín ở đây nghĩa là giỏi, thành thạo.

b. Từ cắt trong các câu dưới đây là từ đồng âm:

+ Nhanh như cắt: chỉ một loại chim tên cắt, bay rất nhanh.

+ cắt cỏ: làm cho đứt bằng vật sắc.

+ cắt một đoạn: lược bỏ, bỏ đi, thu gọn.

+ cắt lượt: chen ngang, thay phiên nhau làm gì đó.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ các ví dụ, lọc ra các từ láy và chọn từ ngữ để điền vào các nhóm.

Lời giải:

Các từ mượn:

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Em thử tìm từ ngữ tương đương để thay thế và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Theo em là không thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt bởi vì:

– Ngôn ngữ gốc Việt không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và tiêu biểu là những ví dụ trên.

– Việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.

Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ văn bản, liệt kê những từ “ngọt” có trong đoạn văn và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Ngọt được cảm nhận qua năm giác quan. 

Vị giáckhứu giác: khi nếm thử vị thơm ngọt của những trái thơm, quả chín; 

Thị giác: khi vào những ngày xuân ta có thể cảm nhận được cái nắng vàng ngọt;

Thính giác: khi nghe tiếng đàn ngọt hát hay, ngọt giọng;

Cảm giác: để nhận thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay.

=> Nghĩa của ngọt lúc này đây đã khác hoàn toàn với cái ngọt vị đường ban đầu

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 6 Cánh Diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button