Mời các em theo dõi nội dung bài học về Từ đồng âm là gì do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Từ đồng âm là gì?
Từ đồng âm là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ nhiều nghĩa vì có cấu tạo từ và âm như nhau.
Công dụng của từ đồng âm
Trong văn học, đặc biệt là văn học dân gian, từ đồng âm được sử dụng rất phổ biến. Người xưa thường sử dụng từ đồng âm rất nhiều khi chế thơ với mục đích chủ yếu là chơi chữ. Dựa vào hiện tượng đồng âm, chúng ta sẽ tạo ra được các câu nói mang nhiều nghĩa, đem lại sự bất ngờ và thu hút người đọc, người nghe nhiều hơn. Có thể nói, sử dụng từ đồng âm giúp nhấn mạnh nội dung câu, tạo hiệu quả nghệ thuật cao cho sự diễn đạt, tạo sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, hoặc đôi khi là hài hước, châm biếm.
Bạn đang xem: Từ đồng âm là gì? Công dụng của từ đồng âm
Phân loại từ đồng âm
Đồng âm từ vựng
Đồng âm từ vựng là loại từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc nhưng lại mang nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ: Má tôi đi chợ mua rau má. -> Ở đây, từ “má” đầu tiên là từ chỉ người, nghĩa là mẹ, còn từ “má” thứ hai là từ chỉ một loại rau. Hai từ “má” có sự giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.
Đồng âm từ vựng – ngữ pháp
Đồng âm từ vựng – ngữ pháp là các từ giống nahu về âm, cách đọc nhưng khác nhau về từ loại.
Ví dụ:
– Bố tôi ngồi câu cá cả buổi chiều
– Bạn Nam không nghe cô giáo giảng bài nên đặt câu sai ngữ pháp
Có thể thấy, cùng là từ “câu” nhưng từ “câu” ở câu trên là động từ, còn “câu” ở câu dưới lại là danh từ.
Đồng âm từ với tiếng
Ở đây, các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ và kích thước ngữ âm của chúng đều không vượt quá một tiếng.
Ví dụ:
– Ông ấy cười khanh khách
– Nhà ông ấy đang có khách
– Em bị cốc đầu
– Cái cốc bị vỡ
Đồng âm qua phiên dịch
Ví dụ:
– Doanh thu của công ty tháng này có phần giảm sút
– Anh ấy là một chân sút cừ khôi
Phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa ấy bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Thông thường, từ nhiều nghĩa sẽ có một nghĩa đen và một hay nhiều nghĩa bóng. Trong đó nghĩa đen là nghĩa chính, nghĩa gốc của từ, nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và thông thường nó không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh; còn nghĩa bóng là nghĩa chuyển (nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen, muốn hiểu chính xác nghĩa của từ đó thì phải tìm nghĩa tỏng ngữ cảnh đặt ra.
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa mặc dù giống nhau về cách viết lẫn cách phát âm, nhưng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lại có những khác biệt căn bản. Ở dảng dưới đây, Luật Minh Khuê đẫ chỉ ra một số tiêu chí để phân biệt hai loại từ này:
Tiêu chí phân biệt | Từ đồng âm | Từ nhiều nghĩa |
Về ngữ nghĩa | Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau | Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển và nghĩa chuyển luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau |
Về khả năng thay thế của từ | Không thể thay thế được vì bản thân mỗi từ đồng âm đều đã mang nghĩa gốc | Có thể thay thế được khi từ nghĩa nhiều nghĩa được sử dụng với nghĩa chuyển bằng một từ khác |
Ví dụ | Ví dụ 1: Bạn Nam đá trúng hòn đá -> Ở đây, cùng là từ “đá” nhưng nghĩa của chúng khác nhau hoàn toàn. Từ “đá” đầu tiên là một động từ, chỉ hành động của bạn Nam; còn từ “đá” thứ hai là một danh từ chỉ một vật thể xác định.
Ví dụ 2: – Cây cầu này mới được xây gần đây để giúp người dân đi lại thuận tiện hơn – Đội bóng này có rất nhiều cầu thủ giỏi -> Ở trường hợp này, cùng là từ “cầu” nhưng nghĩa của chúng không hề giống nhau. “Cầu” ở từ “cây cầu” là để chỉ vật hay công trình xây dựng bắc ngang sông hoặc nối liền hai địa điểm khác nhau. Còn “cầu” ở từ “cầu thủ” là để chỉ một bộ môn thể thao. |
Ví dụ 1:
– Cánh đồng lúa chín vàng (ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm) -> từ “chín” ở đây mang nghĩa gốc – Thời cơ đã chín, toàn dân chuẩn bị kháng chiến (kỹ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh) -> từ “chín” ở đây mang nghĩa chuyển, có thể thay thế từ “chín” bằng từ “đến” Ví dụ 2: “Ngày ngày mặt trời đi quan trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” Từ “mặt trời” xuất hiện trong câu thơ đầu mang nghĩa gốc và là để chỉ mặt trời thực có thể chiếu sáng. Còn từ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai mang nghĩa chuyển, dùng để chỉ Bác Hồ và có thể được thay thế bằng các từ như Người, Bác Hồ… |
Những lưu ý khi sử dụng từ đồng âm
Bản chất của từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau nên trong giao tiếp, người nói, người nghe cần phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ và dẫn đến hiểu lầm.
Thêm vào đó cũng cần tránh sử dụng từ đồng âm khi giao tiếp với người lớn tuổi, người lạ. Hoặc có sử dụng thì cũng nên thêm các thành phần phụ phía sau để giúp người đọc, người nghe hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói đó. Tuy nhiên, nếu trong ngữ cảnh giao tiếp không quá trang trọng hoặc khi chơi chữ thì từ đồng âm lại được khuyến khích sử dụng vì sẽ giúp câu nói trở nên hài hước, dí dỏm hơn.
Nhìn chung, để sử dụng từ đồng âm một cách chính xác, không phản tác dụng thì người nói, người viết, người đọc, người nghe cần phải hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, từ đó suy luận và phân tích dựa trên hoàn cảnh cụ thể để ứng dụng từ đồng âm một cách khoa học nhất. Ngoài ra, để câu văn thêm phần dễ hiểu và hay hơn, người nói, người viết cũng có thể dùng các dấu câu trong tiếng Việt để phân biệt, ngắt dùng, xuống dòng với các từ đồng âm trong câu đơn hoặc câu ghép.
Bài tập vận dụng Từ đồng âm
Bài 1. Gạch dưới cặp từ đồng âm ở từng câu và phân biệt nghĩa của mỗi từ theo mẫu sau:
M: Mấy em nhỏ tranh nhau xem tranh.
- tranh (1): tìm cách giành lấy, làm nhanh hơn người khác việc gì đó
- tranh (2): thường chỉ sản phẩm được vẽ bởi đường nét và màu sắc
a) Em cầm quyển truyện trên giá để xem giá
b) Cậu bé đá vào hàng rào đá.
Hướng dẫn trả lời:
a) Em cầm quyển truyện trên giá để xem giá
- giá (1): chỉ đồ dùng để treo, gác hay đỡ vật gì
- giá (2): biểu hiện giá trị bằng tiền của đồ vật
b) Cậu bé đá vào hàng rào đá.
- đá (1): chỉ một đồ vật rất cứng, thường thành từng tảng, từng hòn
- đá (2): hành động đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm làm cho đồ vật, ai đố bị tổn thương hoặc văng ra xa
Bài 2: Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau:
– Năm nay, em học lớp năm.
– Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.
– Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
– Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ.
Hướng dẫn trả lời:
– Năm nay, em học lớp năm.
- năm (1): khoảng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời, tính bằng 12 tháng
- năm (2): chỉ số thứ tự các lớp học từ thấp đến cao mà người học sinh cần trải qua
– Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.
- hoa (1): một bộ phận của cây, chia ra nhiều cánh, có màu sắc rực rỡ và có mùi thơm
- hoa (2): hành động di chuyển nhanh đến gây chao đảo, lờ mờ tầm nhìn
– Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
- giá (1): chỉ đồ dùng để treo, gác hay đỡ vật gì
- giá (2): biểu hiện giá trị bằng tiền của đồ vật
– Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ.
- đường (1): chất kết tinh có vị ngọt, được chế từ mía hoặc củ cải đường
- đường (2): lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi
Bài 3: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm.
- kính
- hầm
- sáo
Hướng dẫn trả lời:
a. kính | – Hùng luôn rất kính trọng thầy giáo cũ của mình. |
– Hùng vừa mua một chiếc kính mắt mới. | |
b. hầm | – Mẹ đang nấu món canh xương hầm ở trong bếp. |
– Chiếc xe vừa đi qua đường hầm. | |
c. sáo | – Con chim sáo cứ nhảy lên nhảy xuống trong lồng. |
– Tiếng sáo vi vu vi vu nghe thật vui tai. |
Bài 4: Tìm và xác định nghĩa của những từ có cùng âm là: chín, dạ, cao, xe. Đặt câu với mỗi từ đồng âm ứng với mỗi nghĩa đó.
Hướng dẫn trả lời:
Từ | Giải nghĩa | Đặt câu |
1. chín | – Chín: số thứ tự | – Bài kiểm tra hôm nay em được chín điểm. |
– Chín: chỉ đồ ăn được nấu nướng kĩ đến mức ăn được | – Chờ thịt trong nồi lẩu vừa chín tới là em vớt ra ngay. | |
2. dạ | – Dạ: chỉ bụng con người, về mặt chức năng làm nơi chứa và làm tiêu hoá thức ăn | – Dạ dày của em khá yếu, nên không dám ăn các món cay nóng. |
– Dạ: tiếng dùng để đáp lại lời gọi hoặc để mở đầu câu nói một cách lễ phép | – Dạ thưa cô, em xin phép ra ngoài một chút ạ! | |
3. cao | – Cao: thuốc đông y chế bằng các dược liệu lấy từ một số động vật hay thực vật, có thể lỏng hoặc đặc sệt | – Nhà bà Loan đã ba đời nay làm cao vằng thủ công. |
– Cao: khoảng cách tính từ đầu này đến cuối đầu kia theo chiều thẳng đứng (gọi là chiều cao) của vật ở trạng thái đứng thẳng | – Mới có mấy tháng không gặp, mà cu Tí đã cao hơn hẳn. | |
4. xe | – Xe: phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ, có bánh lăn | – Chiếc xe buýt đang chạy bon bon trên đường. |
– Xe: tên gọi một quân trong cờ tướng, cờ vua… | – Suy nghĩ mãi, ông cụ quyết định đưa quân xe lên phía trước. |
Bài 5: Gạch chân dưới các từ đồng âm trong những câu sau và giải thích nghĩa của chúng.
– Chỉ ăn được một quân tốt, có gì mà tốt chứ.
– Lồng hai cái lồng lại với nhau để đỡ cồng kềnh.
– Chúng ta ngồi vào bàn bàn công việc đi thôi.
– Đi xem chiếu bóng mà mang cả chiếu để làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
– Chỉ ăn được một quân tốt, có gì mà tốt chứ.
- tốt (1): quân cờ có giá trị thấp nhất trong bàn cờ
- tốt (2): có phẩm chất, chất lượng cao hơn mức bình thường
– Lồng hai cái lồng lại với nhau để đỡ cồng kềnh.
- lồng (1): cho một vật vào bên trong một vật khác sao cho thật khớp để cùng làm thành một chỉnh thể
- lồng (2): đồ vật thường đan thưa bằng tre nứa, thanh thép hoặc đóng bằng gỗ, dùng để nhốt chim, gà…
– Chúng ta ngồi vào bàn bàn công việc đi thôi.
- bàn (1): đồ thường làm bằng gỗ, có mặt phẳng và chân đỡ, dùng để bày đồ đạc hay để làm việc, làm nơi ăn uống
- bàn (2): trao đổi ý kiến về việc gì hoặc vấn đề gì
– Đi xem chiếu bóng mà mang cả chiếu để làm gì?
- chiếu (1): làm cho luồng sáng phát ra từ một độ vật hướng đến một nơi hoặc một mặt phẳng nào đó
- chiếu (2): đồ dệt bằng cói, nylon… dùng trải ra để nằm, ngồi… trên giường hoặc mặt đất
Bài 6: Tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau của bài hát đố.
– Trăm thứ bắp, bắp gì không rang?
– Trăm thứ than, than gì không quạt?
– Trăm thứ bạc, bạc gì không mua?
Hướng dẫn trả lời:
– Trăm thứ bắp, bắp gì không rang? → Cơ bắp
– Trăm thứ than, than gì không quạt? → Than thở
– Trăm thứ bạc, bạc gì không mua? → Bạc tình
Bài 7. Giải thích nghĩa của từ đồng trong các trường hợp sau: Trống đồng – Đồng nghiệp – Đồng ruộng – Đồng tiền
Hướng dẫn trả lời:
Giải nghĩa như sau:
Trống đồng | – Cái trống được làm từ chất liệu là đồng |
Đồng nghiệp | – Có cùng nghề nghiệp với nhau |
Đồng ruộng | – Khoảng đất bằng phẳng rộng lớn |
Đồng tiền | – Đơn vị tiền tệ nhỏ nhất, được đúc từ đồng |
Bài 8. Tìm những từ chứa các tiếng đồng âm theo mẫu:
a. Lợi
b. Bình
c. Ba
d. Là
Hướng dẫn trả lời:
a. Lợi | – Cu Tí bị sưng lợi, nên cái răng cứ lung lay. |
– Cây xanh đem lại nhiều lợi ích cho con người. | |
b. Bình | – Ngày hôm nay là một ngày bình thường như những ngày khác. |
– Cái bình hoa này có họa tiết rất đẹp. | |
c. Ba | – Trên bàn có ba quả táo. |
– Ba của em là bộ đội. | |
d. Là | – Cái bàn là quần áo này là bà nội mua cho nhà em. |
– Con cò bay là là trên mặt lúa. |
Bài 9. Tìm và giải thích nghĩa của các từ đồng âm trong bài sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
Hướng dẫn trả lời:
– Từ đồng âm: lợi – lợi
– Giải nghĩa:
- lợi (1): bộ phận trong miệng của con người, là phần thịt bao giữ xung quanh chân răng
- lợi (2): cái có ích mà con người thu được nhiều hơn những gì mà con người phải bỏ ra
Bài 10. Từ đồng âm là gì?
A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án: A
Bài 11. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thành ngữ, tục ngữ không cùng nghĩa.
A. Đồng cam cộng khổ.
C. Đồng sức đồng lòng.
B. Chung lưng đấu cật.
D. Bằng mặt nhưng không bằng lòng.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án: D
Bài 12: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a) Đậu tương – Đất lành chim đậu – Thi đậu
b) Sợi chỉ – Chiếu chỉ – Chỉ đường – Chỉ vàng
c) Chân trời – Chân voi – Chân ghế
d) Cánh đồng – Một nghìn đồng – Tượng đồng
Bài 13: Phân biệt nghĩa của từ “bác” trong các câu dưới đây. Hãy cho biết đâu là từ đồng âm, đâu là từ nhiều nghĩa
a) Chiếc nhẫn bằng bạc
b) Cờ bạc là bác thằng bần
c) Tóc ông ấy đã bạc màu
d) Đừng xanh như lá bạc như vôi
***
Trên đây là nội dung bài học Từ đồng âm là gì do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn (35 mẫu)
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê (20 mẫu)
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò (15 mẫu)
- Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam (17 mẫu)
- Em hãy lập chương trình cho hoạt động Thăm các chú công an giao thông hoặc công an biên phòng (5 mẫu)
- Em hãy lập chương trình cho hoạt động Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy (7 mẫu)
- 1 hải lý bằng bao nhiêu km? Một số quy đổi hải lý thường dùng
- 1 Lunatic 1 Ice Pick là gì? Video gây án khiến cả thế giới phải rúng động
- 1 tháng có bao nhiêu tuần? Hướng dẫn cách tính thời gian chính xác nhất
- 1001+ Hình ảnh có chữ buồn tâm trạng bạn gửi gắm nỗi lòng
- 1012402714370212 là gì? Dãy số 10124027 14370212 có nghĩa là gì?
- 109++ Hình ảnh chữ buồn đẹp về tình yêu, cuộc sống Hot nhất
- 15 tuổi còn tăng chiều cao được không? Các cách tăng chiều cao ở tuổi 15 cho trẻ hiệu quả
- 2011 là năm con gì? Sinh năm 2011 mệnh gì?