Phản ứng hóa học của Crom (Cr) và Hợp chất của Crom – Cân bằng phương trình hóa học
Mời các em theo dõi nội dung bài học Phản ứng hóa học của Crom (Cr) và Hợp chất của Crom – Cân bằng phương trình hóa học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Phản ứng hóa học của Crom (Cr) và Hợp chất của Crom – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học của Crom (Cr) và Hợp chất của Crom – Hóa học lớp 8
Phản ứng hóa học của Crom (Cr) và Hợp chất của Crom – Cân bằng phương trình hóa học được THCS Bình Chánh sưu tầm và tổng hợp tất cả các phản ứng hóa học của Crom (Cr) và Hợp chất của Crom đã học trong chương trình Cấp 2, Cấp 3 giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn. Mời các bạn cùng nhau tham khảo
- Hợp chất Đồng (II) Nitrat Cu(NO3)2 – Cân bằng phương trình hóa học
- Phản ứng hóa học của Kẽm (Zn) và Hợp chất của Kẽm – Cân bằng phương trình hóa học
- Phản ứng hóa học của Mangan (Mn) và Hợp chất của Mangan – Cân bằng phương trình hóa học
- Phản ứng hóa học của Vàng (Au) và Hợp chất của Vàng – Cân bằng phương trình hóa học
Đơn chất Crom Cr
Phản ứng hóa học: 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
Bạn đang xem: Phản ứng hóa học của Crom (Cr) và Hợp chất của Crom – Cân bằng phương trình hóa học
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ.
Cách thực hiện phản ứng
– Đốt cháy crom trên ngọn lửa đèn cồn.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Crom cháy trong không khí tạo oxit Cr2O3 màu xanh lục.
Bạn có biết
– Ở nhiệt độ thường trong không khí nhôm cũng tạo ra màng mỏng oxit như crom, còn ở nhiệt độ cao crom khử được nhiều phi kim.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Đốt cháy kim loại X trong oxi thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là.
A. Mg
B. Cr
C. Fe
D. Al
Hướng dẫn giải
Đáp án C
A. Quá trình phản ứng:
Mg + O2 → MgO + HCl → MgCl2
B. Quá trình phản ứng: O2 HCl
Cr + O2 → Cr2O3 + HCl → CrCl3
C. Quá trình phản ứng:
Fe + O2 → Fe3O4 + HCl → FeCl2, FeCl3
D. Quá trình phản ứng:
Al + O2 → Al2O3+ HCl → AlCl3
Ví dụ 2: Khi cho crom tác dụng với oxi tào thành C2O3 có màu đặc trưng là màu
A. xanh lục
B. vàng cam
C. lục sẫm
D. đỏ gạch
Hướng dẫn giải
Đáp án A
4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
Khi cho crom tác dụng với oxi tào thành C2O3 có màu đặc trưng là màu xanh lục
Ví dụ 3: Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?
A. Al và Ca
B. Fe và Cr
C. Cr và Al
D. Fe và Al
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Phản ứng hóa học: 2Cr + 3S → Cr2S3 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
2Cr + 3S → Cr2S3
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ cao.
Cách thực hiện phản ứng
– Trộn bột crom với bột lưu huỳnh và đốt cháy trên ngọn lửa đèn cồn.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Khi cho hỗn hợp bột Cr và bột S đốt trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy hiện tượng cháy sáng.
Bạn có biết
– Ở nhiệt độ cao crom cũng khử được nhiều phi kim trừ flo.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với
A. flo
B. clo
C. oxi
D. lưu huỳnh
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Ví dụ 2: Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim?
A. Ở nhiệt độ thường, crom chỉ phản ứng với flo.
B. Ở nhiệt độ cao, oxi oxi hóa crom tạo thành Cr(VI).
C. Lưu huỳnh không phản ứng được với crom.
D. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Ví dụ 3: Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. Cr + 2F2 → CrF4
B. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
C. 2Cr + 3S → Cr2S3
D. 6Cr + 3N2 → 6CrN
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Giải thích:
Các phản ứng B, C, D đúng.
Đáp án A sai vì 2Cr + 3F2 → 2CrF3
Phản ứng hóa học: 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ cao.
Cách thực hiện phản ứng
– Đốt crom sau đó cho kim loại crom vào bình khí clo.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Crom cháy sáng trong bình khí clo.
Bạn có biết
– Ở nhiệt độ cao crom cũng khử được nhiều phi kim.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Phản ứng nào sau đây là sai?
A. Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
B. 3Zn + 2CrCl3 → 3ZnCl2 + 2Cr
C. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
D. 2Na2CrO4 + H2SO4 → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O
Hướng dẫn giải
Đáp án B
PT phản ứng: Zn + 2CrCl3 → ZnCl2 + 2CrCl2.
Ví dụ 2: Khi cho crom tác dụng với clo sẽ tạo ra dung dịch màu gì?
A. màu tím
B. vàng cam
C. màu xanh.
D. lục sẫm.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
Khi cho crom tác dụng với clo sẽ tạo ra dung dịch màu màu tím.
Ví dụ 3: Cho 7.8 gam kim loại Cr tác dụng vừa đủ với V(lít) Cl2 ở đktc. Giá trị của V là
A. 3.36 (l)
B. 4.48 (l)
C. 5.04 (l)
D. 10.08(l)
Hướng dẫn giải
Đáp án C
nCr = 0.15 mol
2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
0.15 0.225 mol
= 0.225 x 22.4 = 5.04 (l)
Phản ứng hóa học: Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2 ↑ – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2 ↑
Điều kiện phản ứng
– Đun nóng.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Crom vào ống nghiệm chứa axit H2SO4 loãng và đun nóng.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Thấy có khí thoát ra.
Bạn có biết
– Crom tác dụng được với HCl và H2SO4 nhưng không tan ngay trong dung dịch axit H2SO4 và HCl loãng và nguội mà phải đun nóng vì crom có màng oxit.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Phát biểu nào sau đây sai:
A. CrO3 là một oxit axit
B. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH
C. Cr phản ứng với H2SO4 loãng nóng tạo thành Cr3+
D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO4-
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2 ↑
Ví dụ 2: Cho 13.5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe, Cr tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng thu được dung dịch X và 7.84 lít khí H2 ở đktc. Khối lượng của dd X là
A. 70.7g
B. 80.7g
C. 90.7g
D. 100.7g
Hướng dẫn giải
Đáp án B
= 0.35 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố H ta có
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
⇔ 13.5 + 0.35 x 98 = m ddX + 0.35 x 2
Ví dụ 3: Cho 10.4 gam crom tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng dư thu được V (l) H2 ở đktc. Giá trị của V là
A. 2.24(l)
B. 3.36(l)
C. 4.48(l)
D. 6.72(l)
Hướng dẫn giải
Đáp án C
n Cr = 0.2 mol
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2 ↑
0.2 0.2
⇒ VH2 = 0.2 x 22. 4 = 4.48(l).
Phản ứng hóa học: Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 ↑ – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 ↑
Điều kiện phản ứng
– Đun nóng.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Crom vào ống nghiệm chứa axit HCl và đun nóng.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Thấy có khí thoát ra.
Bạn có biết
– Crom tác dụng được với HCl và H2SO4 nhưng không tan ngay trong dung dịch axit H2SO4 và HCl loãng và nguội mà phải đun nóng vì crom có màng oxit.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho m (g) crom tác dụng với HCl dư, đun nóng sau khi phản ứng kết thúc thu được 5.6 lít H2 ở đktc. Giá trị của m là
A. 6.5g
B. 13g
C. 19.5g
D. 26g
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 ↑
0.25 0.25
mCr = 0.25 x 52 = 13g
Ví dụ 2: Cho 1 mẩu crom vào dung dịch HCl đặc dư, cô cạn sau phản ứng thì thu được
A. CrCl3
B. CrCl2
C. CrCl2 và CrCl3
D. CrCl2 và HCl
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Cr + HCl → CrCl2 + H2
Dung dịch sau phản ứng gồm CrCl2 và HCl dư nhưng cô cạn thì chỉ còn CrCl2.
Ví dụ 3: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch FeSO4 làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4.
B. Cho dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa S.
C. Có thể dùng Al khử Cr2O3 ở nhiệt độ cao đề điều chế kim loại Cr.
D. Kim loại Cr tan được trong dung dịch HCl tạo muối CrCl3 và H2.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Cr + HCl → CrCl2 + H2.
Phản ứng hóa học: 2Cr + 6H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
2Cr + 6H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O
Điều kiện phản ứng
– Đun nóng.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Crom vào ống nghiệm chứa axit H2SO4 đặc và đun nóng.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Thấy có khí mùi hắc thoát ra.
Bạn có biết
– Cr, Al và Fe bị thụ động bởi H2SO4 và HNO3 đặc nguội .
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho 10.4 g Crom tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được V(lít) SO2 ở đktc (sp khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 2.24(l)
B. 4.48(l)
C. 6.72(l)
D. 8.96(l)
Hướng dẫn giải
Đáp án C
2Cr + 6H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
0.2 0.3 mol
Ví dụ 2: Các kim loại Fe, Cr, Al không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội là do
A. tính khử của Al, Cr, Fe yếu
B. kim loại tạo lớp oxit bền vững
C. các kim loại đều có cấu trúc bền vững
D. các kim loại đều có tính oxi hóa mạnh
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Vì khi cho 3 kim loại này tác dụng với H2SO4 đặc nguội sẽ tạo thành lớp oxit bền vững không tan trong axit.
Ví dụ 3: Cho m g Crom tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được 3.36 (lít) SO2 ở đktc (sp khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 5.2g
B. 10.4g
C. 15.6g
D. 20.8g
Hướng dẫn giải
Đáp án A
2Cr + 6H2SO4(đặc) → Cr2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
0.1 0.15
mCr = 0.1 x 52 = 5.2g
Phản ứng hóa học: Cr + 6HNO3(đặc) → Cr(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Cr + 6HNO3(đặc) → Cr(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O
Điều kiện phản ứng
– Đun nóng.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Crom vào ống nghiệm chứa axit HNO3 đặc và đun nóng.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Thấy có khí màu nâu thoát ra.
Bạn có biết
– Cr, Al và Fe bị thụ động bởi H2SO4 và HNO3 đặc nguội.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho m (g) kim loại crom tác dụng với axit HNO3 đặc nóng sau khi phản ứng thấy thoát ra 3.36 lít khí màu nâu (ở đktc). Khối lượng của crom là
A. 0.52g
B. 0.13g
C. 0.26g
D. 0.78g
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Cr + 6HNO3(đặc) → Cr(NO3)3+ 3NO2 ↑ + 3H2O
0.05 0.15
mCr = 0.05 x 52 = 0.26g
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 5.2 gam crom vào dung dịch HNO3 đặc nóng, sau phản ứng kết thúc thu được V (l) khí NO2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 3.36(l)
B. 4.48(l)
C. 6.72(l)
D. 8.96(l)
Hướng dẫn giải
Đáp án C
nCr = 0.1 mol
Cr + 6HNO3(đặc) → Cr(NO3)3+ 3NO2 ↑ + 3H2O
0.1 0.3
Ví dụ 3: Cho sơ đồ phản ứng sau: Cr + HNO3(đặc) → Cr(NO3)3+ NO2 ↑ + H2O. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là
A. 12
B. 13
C. 14
D. 15
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Phương trình Cr + 6HNO3(đặc) → Cr(NO3)3+ 3NO2 ↑ + 3H2O
Phản ứng hóa học: Cr + 4HNO3(loãng) → Cr(NO3)3+ NO ↑ + 2H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Cr + 4HNO3(loãng) → Cr(NO3)3+ NO ↑ + 2H2O
Điều kiện phản ứng
– Không có.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Crom vào ống nghiệm chứa axit HNO3 loãng.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Thấy có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.
Bạn có biết
– Cr, Al và Fe bị thụ động bởi H2SO4 và HNO3 đặc nguội.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho m (g) kim loại crom tác dụng với axit HNO3 loãng sau khi phản ứng thấy thoát ra 3.36 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (ở đktc). Khối lượng của crom là
A. 0.52g
B. 0.13g
C. 0.26g
D. 0.78g
Hướng dẫn giải
Đáp án D
nNO = 0.15 mol
Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3+ NO ↑ + 2H2O
0.15 0.15
mCr = 0.15 x 52 = 0.78g
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 5.2 gam crom vào dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng kết thúc thu được V (l) khí NO (ở đktc). Giá trị của V là
A. 3.36(l)
B. 4.48(l)
C. 2.24(l)
D. 8.96(l)
Hướng dẫn giải
Đáp án C
nCr = 0.1 mol
Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3+ NO ↑ + 2H2O
0.1 0.1
VNO = 0.1 x 22.4 = 2.24 (l).
Ví dụ 3: Cho sơ đồ phản ứng sau:aCr + bHNO3 = cCr(NO3)3+ dNO ↑ + eH2O. Tỉ lệ a : b là
A. 1:4
B. 1:6
C. 5:18
D. 4:5
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Phương trình hóa học: Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3+ NO ↑ + 2H2O.
Hợp chất Crom Oxit CrO
Phản ứng hóa học: CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O
Điều kiện phản ứng
– Không có.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho oxit CrO vào ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào .
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Chất rắn tan dần trong dung dịch.
Bạn có biết
– CrO là 1 oxit bazo có thể tác dụng được với HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho 13.6 gam crom (II) oxit tác dụng với dung dịch HCl loãng, sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 24.6g
B. 12.3g
C. 26.4g
C. 13.2g
Hướng dẫn giải
Đáp án A
nCrO = 0.2 mol
CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O
0.2 0.2
mMuối = 0.2 x ( 52 + 71) = 24.6g
Ví dụ 2: Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra khi cho CrO, Cr2O3 , Cr(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp.
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
Hướng dẫn giải
Đáp án A
CrO + HCl, Cr2O3 + HCl , Cr2O3 + NaOH, Cr(OH)3 + Hcl, Cr(OH)3 + NaOH.
Ví dụ 3: Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazo, dung dịch axit, dung dịch axit và dung dịch bazo lần lượt là:
A. Cr2O3, CrO, CrO3
B. CrO3, CrO, Cr2O3
C. CrO, Cr2O3, CrO3
D. CrO3, Cr2O3, CrO
Hướng dẫn giải
Đáp án B
CrO3 là oxit axit nên tác dụng được với bazo, CrO là oxit bazo nên tác dung được với axit, Cr2O3 là oxit lưỡng tính nên tác dụng với cả axit và bazo.
Phản ứng hóa học: CrO + H2SO4 → CrSO4+ H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
CrO + H2SO4 → CrSO4+ H2O
Điều kiện phản ứng
– Không có.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho oxit CrO vào ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch H2So4 vào.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Chất rắn tan dần trong dung dịch
Bạn có biết
– CrO là 1 oxit bazo có thể tác dụng được với HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho 13.6 gam crom (II) oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 29.6g
B. 14.7g
C. 26.9g
D. 17.4g
Hướng dẫn giải
Đáp án A
nCrO = 0.2 mol
CrO + H2SO4 → CrSO4+ H2O
0.2 0.2
mMuối = 0.2 x ( 52 + 96) = 29.6g
Ví dụ 2:
Hướng dẫn giải
Ví dụ 3: Cho m gam CrO tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m là:
A. 13.6g
B. 6.8g
C. 3.4g
D. 10.2g
Hướng dẫn giải
Đáp án B
CrO + H2SO4 → CrSO4+ H2O
0.1 0.1
mCrO = 0.1 x (52 + 16) = 6.8g.
Phản ứng hóa học: 4CrO + O2 → 2Cr2O3 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
4CrO + O2 → 2Cr2O3
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho oxit CrO vào ống nghiệm sau đó đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Chất rắn chuyển dần sang màu lục
Bạn có biết
– CrO là 1 oxit có tính khử, trong không khí dễ dàng bị oxi hóa tạo thành Cr2O3..
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Crom (II) oxit là oxit
A. có tính bazo
B. có tính khử
C. có tính oxi hóa
D. vừa có tính khử, vừa có tính bazo, vừa có tính oxi hóa
Hướng dẫn giải
Đáp án D
CrO là oxit bazo nên có tính bazo, trong hợp chất CrO crom có số OXH là +2 nên có tính oxi hóa và tính khử.
Ví dụ 2: Trong không khí CrO dễ bị oxi hóa thành
A. CrO3
B. Cr2O3
C. Cr
D. CrO2
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Hợp chất Crom Oxit CrO3
Phản ứng hóa học: CrO3 + H2O → H2CrO4 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
CrO3 + H2O → H2CrO4
Điều kiện phản ứng
– Không có.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho oxit CrO3 vào cốc thủy tinh sau đó cho nước vào.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Chất rắn màu đỏ thẫm Crom VI oxit (CrO3) tan dần trong dung dịch và dung dịch có màu vàng.
Bạn có biết
– CrO3 là 1 oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.
D. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).
Hướng dẫn giải
Đáp án C
A. Đúng, CrO3 là oxit axit khi tác dụng với nước tạo dung dịch chứa 2 axit H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Đúng, Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Sai, Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch HCl loãng nhưng không tan trong NaOH loãng, chỉ tác dụng với NaOH đặc nóng hoặc nóng chảy.
D. Đúng, Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được Cr2O3.
Ví dụ 2: Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 ↑ + 3H2O.
B. 4CrO3 + 3C → 2Cr2O3 + 3CO2 ↑.
C. 4CrO3 + C2H5OH → 2Cr2O3 + 2CO2 ↑ + 3H2O.
D. CrO3 + 6HCl → CrCl2 + 2Cl2 ↑ + 3H2O.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Vì CrO3 là oxit axit không tác dụng được với axit.
Ví dụ 3: Chất nào sau đây không lưỡng tính?
A. CrO3
B. Cr2O3
C. Cr(OH)3
D. Al2O3
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Vì CrO3 là 1 oxit axit.
Phản ứng hóa học: 2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
2CrO3 + H2O → H2Cr2O7
Điều kiện phản ứng
– Không có.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho oxit CrO3 vào cốc thủy tinh sau đó cho nước vào.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Chất rắn màu đỏ thẫm Crom VI oxit (CrO3) tan dần trong dung dịch và dung dịch chuyển dần sang màu cam.
Bạn có biết
– CrO3 là 1 oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi cho CrO3 vào nước thu được hỗn hợp gồm
A. H2CrO4 và H2Cr2O7
B. Cr(OH)3 và Cr(OH)2
C. H2CrO4 và Cr(OH)2
D. H2CrO2 và Cr(OH)2
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.
D. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).
Hướng dẫn giải
Đáp án C
A. Đúng, CrO3 là oxit axit khi tác dụng với nước tạo dung dịch chứa 2 axit H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Đúng, Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Sai, Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch HCl loãng nhưng không tan trong NaOH loãng, chỉ tác dụng với NaOH đặc nóng hoặc nóng chảy.
D. Đúng, Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được Cr2O3.
Phản ứng hóa học: CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O
Điều kiện phản ứng
– Không có.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho oxit CrO3 vào ống nghiệm sau đó cho từ từ dung dịch NaOH vào.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Chất rắn màu đỏ thẫm Crom VI oxit (CrO3) tan dần trong dung dịch và dung dịch có màu vàng.
Bạn có biết
– CrO3 là 1 oxit axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Điều khẳng định nào sau đây là sai:
A. Đun nóng nước cứng tạm thời thấy khí không màu thoát ra.
B. Cho CrO3 vào lượng dư dung dịch NaOH thu được dung dịch có chứa hai muối.
C. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và tính ánh kim.
D. Cu có thể tan trong dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl
Hướng dẫn giải
Đáp án B
A. Đúng, nước cứng tạm thời có chứa Mg(HCO3)2 và Ca(HCO3)2. Khi đun nóng nước cứng tạm thời thì:
Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 ↑ + H2O.
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 ↑ + H2O.
B. Sai, khi cho CrO3 vào NaOH dư thì dung dịch thu được chỉ chứa muối Na2CrO4.
CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O.
C. Đúng, Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và tính ánh kim.
D. Đúng. Cu + 4H+ + NO3- → Cu2+ + NO ↑ + 2H2O
Ví dụ 2: Cho dãy các oxit sau: MgO; FeO; CrO3; Cr2O7. Số oxit lưỡng tính là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Oxit của crom (III) là oxit lưỡng tính.
Ví dụ 3: Cho CrO3 vào dung dịch NaOH (dùng dư) thu được dung dịch X, cho dung dịch H2SO4 dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Nhận định nào sau đây sai?
A. Dung dịch X có màu cam
B. Dung dịch Y có màu cam
C. Dung dịch X có màu vàng
D. Dung dịch Y oxi hóa được Fe2+ trong dung dịch thành Fe3+.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
CrO3 + NaOH → Na2CrO4 + H2O
Dung dịch X chứa Na2CrO4và NaOH dư ⇒ dung dịch X có màu vàng của ion CrO42-
Nên A sai. Khi thêm H+ vào thì NaOH dư trung hòa hết và CrO42- + H+ → Cr2O72- + H2O. dung dịch chuyển sang màu cam (Cr2O72-).
Phản ứng hóa học: 4CrO3 + 3S → 3SO2↑ + 2Cr2O3 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
4CrO3 + 3S → 3SO2↑ + 2Cr2O3
Điều kiện phản ứng
– Không có.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho S tiếp xúc với CrO3.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Có khí thoát ra
Bạn có biết
– Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH.. bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 làm dung dịch chuyển từ da cam sang vàng.
B. Một số chất vô cơ và hữu cơ như C; P; S; C2H5OH bốc cháy khi gặp CrO3.
C. Trong môi trường axit, Zn có thể khử được Cr3+ thành Cr.
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrO2- trong môi trường kiềm tạo dung dịch có màu da cam.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Dung dịch Na2CrO4 có màu vàng chứ không phải da cam
Do Cr đứng trước Zn trong dãy điện hóa ⇒ Zn không thể khử Cr3+ thành Cr; chỉ có thể thành Cr2+
Trong môi trường kiềm thì chỉ tồn tại CrO42- có màu vàng
Ví dụ 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc nhóm VIIIB
(b) Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội
(c) Khi thêm dung dịch kiềm vào muối cromat sẽ tạo thành đicromat
(d) Trong môi trường axit, muối crom (VI) bị khử thành muối crom (III)
(e) CrO là oxit bazơ, Cr2O3 là oxit lưỡng tính, CrO3 là oxit axit
(g) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Số phát biểu đúng:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 2
Hướng dẫn giải
Đáp án A
(a) Sai, Cấu hình Cr(Z=24): 1s22s22p63s23p63d54s1 : Cr nằm ở chu kì 4, nhóm VIB.
(b) Đúng, Cr bị thụ động hóa khi tác dụng với dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội.
(c) Sai, Tổng quát: 2CrO42- + 2H+ ⇔ Cr2O72- + H2O,
màu vàng màu da cam
– Trong môi trường kiềm, muối đicromat chuyển hóa thành cromat và ngược lại trong môi trường axit, muối cromat chuyển hóa thành đicromat.
(d) Đúng, Trong môi trường axit, muối crom (VI) có tính oxi hóa mạnh và bị khử thành muối crom (III).
Ví dụ: K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 3CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
(e) Đúng.
(g) Đúng, Phản ứng: 3S + 4CrO3 → 2Cr2O3 + 3SO2 và C2H5OH + 4CrO3 → 2Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O.
Vậy có 4 phát biểu đúng.
Ví dụ 3: CrO3 có thể tác dụng với các chất nào sau đây?
A. H2O, O2, Zn, dd NaOH.
B. dd NaOH, S, P, C2H5OH
C. dd NaOH, dd H2SO4, dd FeSO4 (H+)
D. Al, H2S, dd NaOH , Zn
Hướng dẫn giải
Đáp án B
CrO3 là chất oxi hóa mạnh nên các chất S,P, C2H5OH bốc cháy mạnh khi tiếp xúc với CrO3 thành Cr2O3.
Phản ứng hóa học: 2CrO3 + C2H5OH → 2CO2↑ + Cr2O3 + 3H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
2CrO3 + C2H5OH → 2CO2↑ + Cr2O3 + 3H2O
Điều kiện phản ứng
– Không có.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho C2H5OH tiếp xúc với CrO3.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Có khí thoát ra và CrO3 bị khử tạo thành Cr2O3.
Bạn có biết
– Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH.. bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: CrO3 có thể tác dụng với các chất nào sau đây?
A. H2O, O2, Zn, dd NaOH.
B. dd NaOH, S, P, C2H5OH
C. dd NaOH, dd H2SO4, dd FeSO4 (H+)
D. Al, H2S, dd NaOH, Zn
Hướng dẫn giải
Đáp án B
CrO3 là chất oxi hóa mạnh nên các chất S,P, C2H5OH bốc cháy mạnh khi tiếp xúc với CrO3 thành Cr2O3.
Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 làm dung dịch chuyển từ da cam sang vàng.
B. Một số chất vô cơ và hữu cơ như C; P; S; C2H5OH bốc cháy khi gặp CrO3.
C. Trong môi trường axit, Zn có thể khử được Cr3+ thành Cr.
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrO2- trong môi trường kiềm tạo dung dịch có màu da cam.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Dung dịch Na2CrO4 có màu vàng chứ không phải da cam
Do Cr đứng trước Zn trong dãy điện hóa ⇒ Zn không thể khử Cr3+ thành Cr; chỉ có thể thành Cr2+
Trong môi trường kiềm thì chỉ tồn tại CrO42- có màu vàng
Ví dụ 3: CrO3 không tác dụng với các chất nào sau đây?
A. C
B. NaOH
C. HCl
D. H2O
Hướng dẫn giải
Đáp án C
CrO3 là 1 oxit axit nên không tác dụng với HCl.
Phản ứng hóa học: 2CrO3 + 2NH3 → N2↑ + Cr2O3 + 3H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
2CrO3 + 2NH3 → N2↑ + Cr2O3 + 3H2O
Điều kiện phản ứng
– Không có.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho NH3 tiếp xúc với CrO3.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Có khí thoát ra và CrO3 bị khử tạo thành Cr2O3.
Bạn có biết
– Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH.. bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Oxi hóa NH3 bằng CrO3 thu được N2, CO2, H2O. Số phân tử NH3 tác dụng với 1 phân tử CrO3 là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Phương trình 2CrO3 + 2NH3 → N2↑ + Cr2O3 + 3H2O
Ví dụ 2: Thổi khí NH3 dư qua 10 gam CrO3 đốt nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn có màu lục có khối lượng là
A. 0.52g
B. 0.68g
C. 7.6g
D. 1.52g
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Bảo toàn nguyên tố Cr có
Ví dụ 3: Dẫn khí NH3 qua CrO3 nung nóng. Hiện tượng quan sát được là
A. Chất rắn từ màu đỏ chuyển sang màu lục
B. Chất rắn chuyển từ màu xanh sang màu vàng
C. Chất rắn chuyển từ màu cam sang màu lục
D. Chất rắn chuyển từ màu vàng sang màu cam
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Cho khí NH3 qua CrO3 màu đỏ tạo Cr2O3 có màu lục
Phản ứng hóa học: 2CrO3 + 2NH3 → N2↑ + Cr2O3 + 3H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
2CrO3 + 2NH3 → N2↑ + Cr2O3 + 3H2O
Điều kiện phản ứng
– Không có.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho NH3 tiếp xúc với CrO3.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Có khí thoát ra và CrO3 bị khử tạo thành Cr2O3.
Bạn có biết
– Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH.. bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Oxi hóa NH3 bằng CrO3 thu được N2, CO2, H2O. Số phân tử NH3 tác dụng với 1 phân tử CrO3 là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Phương trình 2CrO3 + 2NH3 → N2↑ + Cr2O3 + 3H2O
Ví dụ 2: Thổi khí NH3 dư qua 10 gam CrO3 đốt nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn có màu lục có khối lượng là
A. 0.52g
B. 0.68g
C. 7.6g
D. 1.52g
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Bảo toàn nguyên tố Cr có
Ví dụ 3: Dẫn khí NH3 qua CrO3 nung nóng. Hiện tượng quan sát được là
A. Chất rắn từ màu đỏ chuyển sang màu lục
B. Chất rắn chuyển từ màu xanh sang màu vàng
C. Chất rắn chuyển từ màu cam sang màu lục
D. Chất rắn chuyển từ màu vàng sang màu cam
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Cho khí NH3 qua CrO3 màu đỏ tạo Cr2O3 có màu lục
Hợp chất Crom Oxit Cr2O3
Phản ứng hóa học: Cr2O3 + 6HCl(đặc) → 2CrCl3 + 3H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Cr2O3 + 6HCl(đặc) → 2CrCl3 + 3H2O
Điều kiện phản ứng
– Không có.
Cách thực hiện phản ứng
– Cho oxit Cr2O3 vào ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào .
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Chất rắn màu lục thẫm Dicromtrioxit (Cr2O3) tan dần trong dung dịch
Bạn có biết
– Cr2O3 là oxit lưỡng tính có thể tác dụng được với axit và kiềm đặc.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Đốt cháy kim loại X trong oxi thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là.
A. Mg
B. Cr
C. Fe
D. Al
Hướng dẫn giải
Đáp án C
A. Quá trình phản ứng:
Mg + O2 → MgO + HCl → MgCl2
B. Quá trình phản ứng: O2 HCl
Cr + O2 → Cr2O3 + HCl → CrCl3
C. Quá trình phản ứng:
Fe + O2 → Fe3O4 + HCl → FeCl2, FeCl3
D. Quá trình phản ứng:
Al + O2 → Al2O3 + HCl → AlCl3
Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.
D. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).
Hướng dẫn giải
Đáp án C
A. Đúng, CrO3 là oxit axit khi tác dụng với nước tạo dung dịch chứa 2 axit H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Đúng, Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Sai, Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch HCl loãng nhưng không tan trong NaOH loãng, chỉ tác dụng với NaOH đặc nóng hoặc nóng chảy.
D. Đúng, Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được Cr2O3.
Ví dụ 3: Phát biểu không đúng là
A. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO đều có tính chất lưỡng tính.
B. Hợp chất CrO có tính khử đặc trưng còn hợp chất CrO3 có tính oxi hóa mạnh.
C. CrO tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch KOH.
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này sẽ chuyển thành muối cromat.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
CrO có tính bazo.
Phản ứng hóa học: Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O
Điều kiện phản ứng
– Điều kiện khác: Khi nấu kết.
Cách thực hiện phản ứng
– cho oxit Cr2O3 vào ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch NaOH đặc vào.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Chất rắn màu lục thẫm Dicromtrioxit (Cr2O3) tan dần trong dung dịch
Bạn có biết
– Cr2O3 là oxit lưỡng tính có thể tác dụng được với axit và kiềm đặc.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.
D. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).
Hướng dẫn giải
Đáp án C
A. Đúng, CrO3 là oxit axit khi tác dụng với nước tạo dung dịch chứa 2 axit H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Đúng, Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
C. Sai, Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch HCl loãng nhưng không tan trong NaOH loãng, chỉ tác dụng với NaOH đặc nóng hoặc nóng chảy.
D. Đúng, Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được Cr2O3.
Ví dụ 2: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Cr2O3, (NH4)2CO3, K2HPO4. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Cr2O3, (NH4)2CO3, K2HPO4.
Ví dụ 3: Chất rắn X màu lục, tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn X
A. Cr2O3.
B. CrO
C. Cr2O
D. Cr
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Cr2O3 + HCl → CrCl3 + H2O
CrCl3 + NaOH + Br2 → Na2CrO4 + NaBr + H2O
CrO42- + H+ → Cr2O72- + H2O
Phản ứng hóa học: Cr2O3 + 2KOH(đặc) → 2KCrO2 + H2O – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Cr2O3 + 2KOH(đặc) → 2KCrO2 + H2O
Điều kiện phản ứng
– Điều kiện khác: Khi nấu kết.
Cách thực hiện phản ứng
– cho oxit Cr2O3 vào ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch KOH đặc vào.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Chất rắn màu lục thẫm Dicromtrioxit (Cr2O3) tan dần trong dung dịch
Bạn có biết
– Cr2O3 là oxit lưỡng tính có thể tác dụng được với axit và kiềm đặc.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Đun nóng Cr2O3 trong dung dịch KOH đặc, dư.
(2) Hòa tan Cr(OH)3 trong dung dịch NaOH loãng
(3) Cho lượng dư dung dịch Cr2(SO4)3 vào dung dịch KOH loãng
(4) Cho K2CrO4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
Sau khi phản ứng kết thúc, thí nghiệm không thu được K2CrO4 là
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Ví dụ 2: Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra khi cho CrO, Cr2O3, Cr(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp.
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
Hướng dẫn giải
Đáp án A
CrO + HCl, Cr2O3 + HCl , Cr2O3 + NaOH, Cr(OH)3 + HCl, Cr(OH)3 + NaOH.
Ví dụ 3: Để phân biệt được Cr2O3, Cr(OH)2, chỉ cần dùng
A. H2SO4 loãng.
B. HCl.
C. NaOH.
D. HNO3.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Cr2O3 tác dụng được với dung dịch NaOH còn Cr(OH)2 không tác dụng được với dung dịch NaOH.
Phản ứng hóa học: Cr2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Cr2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
– Trộn bột Cr2O3 với bột nhôm và đun nóng.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Cr kết tủa màu xám ánh kim.
Bạn có biết
– Các oxit kim loại đứng sau nhôm bị khử bởi nhôm ở nhiệt độ cao.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. PbO, K2O, SnO.
B. FeO, MgO, CuO.
C. Fe3O4, SnO, BaO.
D. FeO, CuO, Cr2O3.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
– Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao. Phương pháp này dùng để khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa.
Vậy các oxit thỏa mãn điều kiện trên là: PbO, SnO, FeO, CuO, Fe3O4, Cr2O3.
Ví dụ 2: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2g Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lít khí H2(đktc). Giá trị của V là:
A. 10,08 (l)
B. 4,48 (l)
C. 7,84 (l)
D. 3,36 (l)
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Bảo toàn khối lượng:
mAl + mCr2O3 = mX
⇒ nAl = 0,3 mol; = 0,1 mol
Phản ứng: 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
Sau phản ứng có: nCr = 0,2 mol; nAl = 0,1 mol là phản ứng với axit tạo H2;
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2;
Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2;
Ví dụ 3: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 40.5g
B. 27g
C. 13.5g
D. 54g
Hướng dẫn giải
Đáp án A
2Al + Cr2O3 → 2Cr + Al2O3
nCr = 1,5 mol = nAl
mAl = 27 x 1,5 = 40,5g
……………………………………..
Ngoài Phản ứng hóa học của Crom (Cr) và Hợp chất của Crom – Cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập