Học TậpLớp 3Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo

Bài 3: Vàm Cỏ Đông trang 85, 86 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Nội dung

Tác giả miêu tả vẻ đẹp và thể hiện tình cảm của bản thân với Vàm Cỏ Đông.

 

Phần I

Bạn đang xem: Bài 3: Vàm Cỏ Đông trang 85, 86 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Nói tên những dòng sông em biết.

Hướng dẫn giải:

Em tự kể những dòng sông mình biết. 

Lời giải:

Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai,..( sông Đà Rằng, sông Thu Bồn, sông Gianh, sông Cả, sông Mã, sông Thái Bình, sông Lô, sông Đà,…) 

Phần II

Đọc và trả lời câu hỏi:

Vàm Cỏ Đông

(Trích)

Ở tận sông Hồng, em có biết 

Quê hương anh cũng có dòng sông 

Anh mãi gọi với lòng tha thiết: 

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!


Đây con sông xuôi dòng nước chảy 

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời 

Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy 

Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.

Đây con sông như dòng sữa mẹ 

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây 

Và ăm ắp như lòng người mẹ 

Chở tình thương trang trại đêm ngày.

Hoài Vũ

(:)

• Vàm Cỏ Đông: một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Long An. 

• ăm ắp: rất đầy.

Câu 1

Tìm trong khổ thơ thứ nhất những dòng thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con sông quê.

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ khổ thơ đầu để tìm những dòng thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con sông quê. 

Lời giải:

Anh mãi gọi với lòng tha thiết: 

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Câu 2

Con sông Vàm Cỏ Đông có gì đẹp?

Hướng dẫn giải:

Em đọc khổ thơ thứ hai để biết sông Vàm Cỏ Đông có gì đẹp.

Lời giải:

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy

Bóng lổng trên sóng nước chơi vơi.

Câu 3

Tác giả so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với những gì? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Em đọc hai dòng thơ thứ ba để biết tác giả so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với những gì và vì sao. 

Lời giải:

Tác giả so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với dòng sữa mẹ. Vì nước về xanh ruộng lúa, vườn cây. Và ăm ắp như lòng người mẹ. Chở tình thương trang trỏi đêm ngày. 

Câu 4

Tìm các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ.

Hướng dẫn giải:

Em đọc toàn bộ bài thơ để tìm các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ. 

Lời giải:

Khổ 1: 

Sông – Đông

Biết – thiết

Khổ 2: 

Trời – vơi

Khổ 3:

Mẹ – mẹ

Câu 5

Đọc một bài đọc về quê hương:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin mới.


b. Chia sẻ với bạn những điều em biết thêm về địa điểm được nhắc đến trong bài đọc.

Hướng dẫn giải:

a. Em đọc một một bài đọc về quê hương, sau đó viết vào Phiếu đọc sách những thông tin mới theo gợi ý:

Tên bài đọc

Tác giả

Thông tin hấp dẫn

Địa điểm (Tên, Đặc điểm)

b. Em hãy chia sẻ với bạn những điều em biết thêm về địa điểm được nhắc đến trong bài đọc theo gợi ý:

– Địa điểm đó ở đâu?

– Địa điểm đó có những đặc điểm gì?

– Điều thú vị ở địa điểm đó.

Lời giải:

a. Em có thể tham khảo bài sau:

Về quê

Theo ông, cháu được về quê

Đồng xanh tít tắp, mùa hè thênh thang

Về quê được tắm giếng làng

Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây

Trời cao lồng lộng gió mây

Tre đu kẽo kẹt, nắng đầy sân phơi

Chó mèo cứ quẩn chân người

Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền

Vườn sau, gà bới giun lên

Lũ con chiêm chiếp theo liền đằng sau

Buổi trưa cháu mải đi câu

Chiều về mấy đứa tranh nhau thả diều.

Ở quê, ngày ngắn tí teo

Kì nghỉ một tháng trôi vèo như không.

Vũ Xuân Quân


Tên bài đọc: Về quê

Tác giả: Vũ Xuân Quân

Thông tin hấp dẫn: Về quê được tắm giếng làng/Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây

Địa điểm: làng quê, có đồng xanh tít tắp, mùa hè thênh thang 

b. Trong bài đọc “Về quê” của tác giả Vũ Xuân Quân, bạn nhỏ được theo ông về quê trong kì nghỉ hè. Trong bài không nói rõ địa điểm nhưng tớ nghĩ đây là một làng quê nhỏ ở Bắc Bộ, một làng quê thanh bình. Những cảnh vật mà tớ thấy thú vị và hấp dẫn ở quê là: đồng xanh tít tắp, trời cao đầy gió, tre đu kẽo kẹt, nắng đầy sân, chó mèo quẩn chân người, vịt bầu bơi, gà bới giun. Đặc biệt hai dòng thơ cuối cho thấy bạn nhỏ cảm thấy nghỉ hè ở quê rất vui nên cảm giác thời gian trôi nhanh.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 3 – Chân trời sáng tạo

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button