Học TậpLớp 3Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo

Bài 4: Cảnh làng Dạ trang 89, 90 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Nội dung

Khung cảnh làng Da khi mùa đông về.

 

Phần I

Bạn đang xem: Bài 4: Cảnh làng Dạ trang 89, 90 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ về những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc.

Hướng dẫn giải:

Em hãy quan sát tranh và chia sẻ về những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc theo gợi ý:

– Bức tranh vẽ những gì?

– Đặc điểm nổi bật của từng cảnh vật trong bức tranh?

Lời giải:

Mây trên sườn núi trườn xuống

Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sươn bên sườn đồi 

Con suối lớn ồ ạt, quanh co, thu mình lại phô những sỏi cuội nhẵn nhụi, sạch sẽ

Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tốt cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mọi như cói đuôi én.

Phần II

Đọc và trả lời câu hỏi

Cảnh làng Dạ

Mùa đông đã về thực sự rồi!

Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vật dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.

Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải Sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.


Nhưng những hàng chu làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.

Ma Văn Kháng

(:) 

• Chít: Cây giống cây sậg, câu lau, mọc nhiều ở vùng miền núi.

• Sỏi cuội: Đá nhỏ, tròn và nhẵn, thường ở lòng sông, lòng suối. 

• Bất chấp: không lo sợ gì. 

• Vẻ thanh tú: vẻ đẹp mảnh mai, thanh thoát, dễ gây cảm tình.

• Thánh thót: âm thanh cao, ngân vang và trong trẻo, lúc to, lúc nhỏ, nghe êm ái.

Câu 1

Trong đoạn văn thứ hai, điều gì báo hiệu mùa đông đã về?

Hướng dẫn giải:

Em đọc đoạn văn thứ hai để biết điều gì báo hiệu mùa đông đã về. 

Lời giải:

Trong đoạn văn thứ hai, điều báo hiệu mùa đông đã về là:

Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng.

Câu 2

 

Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến?

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba để biết con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến.

Lời giải:

Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẫn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. 

Câu 3

Mỗi sự vật sau được tả bằng những từ ngữ nào?

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn đoạn văn thứ ba để biết mỗi sự vật trên được tả bằng những từ ngữ nào.

Lời giải:

Mỗi sự vật trên được tả bằng những từ ngữ:

Mái lá chít: bạc trắng

Hoa cải hương: vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đổi.

Ngọn cơi:Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

Câu 4

Vì sao tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ?

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba để biết Vì sao tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ. 

Lời giải:

Tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ vì những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mọi như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì gió lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho lùng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng. 

Câu 5

Nói về sự thay đổi của cảnh vật nơi em ở vào một mùa trong năm.

Hướng dẫn giải:

Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình.

G:
– Đó là mùa gì?

– Cảnh vật thay đổi thế nào: thời tiết, bầu trời, cây cối, con vật,…

Lời giải:

Bài tham khảo:

Đông về, nằm trong chăn nghe gió rít bên ngoài, không có ai muốn ra khỏi giường. Ở ngoài trời, cơn mưa phùn lất phất, những hạt mưa không to như mưa rào mùa hạ, nhưng kéo dài. Đường phố được phủ một màu xám của trời ngày đông. Những cơn mưa phùn làm cho đường phố ướt nhẹp.

Câu 6

Nói tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh:

a. Những đám mây …

b. Dòng suối …

c. Hàng cây …

Hướng dẫn giải:

Em hãy nối tiếp các câu trên, sử dụng từ so sánh (như, là, giống,…) và các hình ảnh tương đồng với ba sự vật trên. 

Lời giải:

a. Những đám mây trắng bay nhè nhè như cánh én chở ánh nắng mùa xuân về

b. Dòng suối trong như mặt gương có thể soi được cảnh vật thiên nhiên xung quanh

c. Hàng cây xanh ngắt như chàng dũng sĩ bên vệ đường

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 3 – Chân trời sáng tạo

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button