Hóa học 10 Kết nối tri thứcHọc TậpLớp 10

Giải Hóa 10 Bài 7 trang 40, 41, 42 Kết nối tri thức

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải hóa 10 bài 7 trang 40, 41, 42 Kết nối tri thức


Trong một chu kì của bảng tuần hoàn, tính chất của các oxide và hydroxide biến đổi theo xu hướng nào?
1. Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA và nguyên tố selenium thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn.
1. Phản ứng của oxide với nước

Bạn đang xem: Giải Hóa 10 Bài 7 trang 40, 41, 42 Kết nối tri thức

CH tr 40 MĐ

Trong một chu kì của bảng tuần hoàn, tính chất của các oxide và hydroxide biến đổi theo xu hướng nào?

Hướng dẫn giải:

Khi đi từ trái sang phải, đầu chu kì là một kim loại mạnh, kết thúc chu kì là một phi kim mạnh

=> Các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxide và hydroxide biến đổi tuần hoàn. Tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần và tính acid của chúng tăng dần.

Lời giải:

– Đầu chu kì là một kim loại mạnh => tạo oxide có tính base và hydroxide mạnh.

– Kết thúc chu kì là một phi kim mạnh => tạo oxide có tính acid và acid mạnh ( hydroxide yếu)

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần và tính acid của chúng tăng dần.

CH tr 40 CH

Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA và nguyên tố selenium thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của hai nguyên tố trên.

Hướng dẫn giải:

– Công thức tổng quát của 1 nguyên tố ( có hóa trị cao nhất) trong hợp chất oxide có dạng: M2On – với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.

– Công thức tổng quát của 1 nguyên tố ( có hóa trị cao nhất) trong hợp chất oxide có dạng: M(OH)– với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.

Lời giải:

– Công thức tổng quát của oxide M2O – với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.

– Công thức tổng quát của oxide M(OH) – với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.

– Gallium thuộc thuộc nhóm IIIA => Ga có hóa trị III

=> Công thức hóa học của oxide là Ga2O3

– Công thức hóa học của hydroxide là Ga(OH)3

– Selenium thuộc thuộc nhóm VIA => Se có hóa trị VI

=> Công thức hóa học của oxide là SeO3

– Công thức hóa học của hydroxide là H2SeO4

CH tr 41 HĐ

1. Phản ứng của oxide với nước

Trong một thí nghiệm, cho lần lượt các oxide Na­2O, MgO, P2O5 vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, hiện tượng phản ứng được trình bày trong bảng sau:

Oxide

Hiện tượng

Na2O

Tan hoàn toàn trong nước

Quỳ tím chuyển màu xanh đậm

MgO

Tan một phần trong nước

Quỳ tím chuyển màu xanh nhạt

P2O5

Tan hoàn toàn trong nước

Quỳ tím chuyển màu đỏ

Trả lời câu hỏi:

1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.

2. So sánh tính acid – base của các oxide và hydroxide tương ứng

Hướng dẫn giải:

Hướng dẫn giải:

1.

Oxide của kim loại tan trong nước tạo dung dịch base.

Oxide của phi kim tan trong nước tạo dung dịch acid

2. Trong 1 chu kì, tính base giảm dần và tính acid tăng dần.

 

Lời giải:

1. Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:

Na2O + H2O → 2NaOH

MgO + H2O → Mg(OH)­2 

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

2.

Na2O tan tốt trong nước, MgO tan một phần trong nước và làm quỳ chuyển màu xanh

=> Na2O có tính base mạnh hơn MgO, tính base của NaOH mạnh hơn Mg(OH)2

P2O5 tan tốt trong nước, làm quỳ chuyển màu đỏ => P2O5 có tính acid và H3PO4 là một acid.

CH tr 41 HĐ

2. Phản ứng của muối với dung dịch acid

Chuẩn bị: dung dịch Na2CO3; dung dịch HNO3 loãng; ống nghiệm.

Tiến hành:

Thêm từng giọt dung dịch Na2CO3  vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3.

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng

b) Hãy so sánh độ mạnh yếu giữa axit HNO3 và H2CO3

Hướng dẫn giải:

a) Hiện tượng của thí nghiệm: có bọt khí thoát ra – CO2

b) Điều kiện xảy ra phản ứng của muối và axit là muối mới kết tủa hoặc acid mới yếu hơn acid ban đầu.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O

b) Thí nghiệm có thể xảy ra nên điều kiện phản ứng được thỏa mãn

=> Axit mới sinh ra H2CO3 yếu hơn HNO3 nên đã phân hủy thành khí CO2 và H2O

CH tr 42 CH

Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất

A. H2SO4                                           

B. HClO4

C. H3PO4                                           

D. H2SiO3

Hướng dẫn giải:

Các nguyên tố trong các hợp chất acid đã cho thuộc cùng 1 chu kì. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính acid tăng dần.

Lời giải:

Tên nguyên tố

Si

P

S

Cl

Z

14

15

16

17

Trong một chu kì, tính acid của các hydroxide tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

=> Đáp án D

CH tr 42 CH

Dãy gồm các chất có tính base tăng dần là

A. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH

B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3

C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH

D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2

Hướng dẫn giải:

Các nguyên tố trong các hợp chất base đã cho thuộc cùng 1 chu kì. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính base giảm dần.

Lời giải:

Tên nguyên tố

Na

Mg

Al

Z

11

12

13

Trong một chu kì, tính base của các hydroxide giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

=> Đáp án A

CH tr 42 CH

Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới dây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?

A. Tính kim loại và phi kim

B. Tính acid – base của các hydroxide

C. Khối lượng nguyên tử.

D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

Hướng dẫn giải:

Những đại lượng và tính chất của nguyên tố hóa học biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

   + Tính kim loại và phi kim

   + Tính acid – base của các hydroxide

   + Cấu hình electron lớp ngoài cùng

Lời giải:

Các đại lượng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

   + Tính kim loại và phi kim

   + Tính acid – base của các hydroxide

   + Cấu hình electron lớp ngoài cùng

=> Đáp án C

Lý thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

Hy vọng với nội dung trong bài Giải hóa 10 bài 7 trang 40, 41, 42 Kết nối tri thức

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Hóa học 10 Kết nối tri thức

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button