Giải Toán 6 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Các phép tính với số thập phân | Giải SGK Toán lớp 6 CTST
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Toán 6 Bài 2: Các phép tính với số thập phân
Giải Toán 6 trang 32 Tập 2
Bạn đang xem: Giải Toán 6 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Các phép tính với số thập phân | Giải SGK Toán lớp 6 CTST
Toán lớp 6 trang 32 Câu hỏi khám phá 1
a) Thực hiện các phép tính sau:
12,3 + 5,67 = ?
12,3 − 5,67 = ?
b) Áp dụng quy tắc tương tự như đối với phép cộng và trừ số nguyên, hãy thực hiện các phép tính sau:
(−12,3) + (−5,67) = ?
5,67 − 12,3 = ?
Lời giải:
a) Đưa các số thập phân trên về phân số thập phân (ta nên về phân số thập phân có cùng mẫu số để tiện cho việc cộng trừ các phân số), ta được:
.
Ta thực hiện:
12,3 + 5,67 = ;
12,3 − 5,67 = .
* Quy tắc phép cộng và trừ số nguyên:
– Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ trước kết quả.
– Muốn cộng hai số nguyên trái dấu, ta làm như sau:
+ Nếu số dương lớn hơn hoặc bằng số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
+ Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ trước kết quả.
Phép tính: (−12,3) + (−5,67) là phép cộng của hai số nguyên âm.
Ta thực hiện: (−12,3) + (−5,67) = −(12,3 + 5,67) = −17,97.
Phép tính 5,67 − 12,3 là phép cộng hai số nguyên trái dấu.
Số dương là 5,67 nhỏ hơn số đối của số âm là 12,3 thì ta lấy số đối của số âm là 12,3 trừ đi số dương là 5,67 rồi thêm dấu trừ trước kết quả
5,67 − 12,3 = −(12,3 − 5,67) = −6,63.
Giải Toán 6 trang 33 Tập 2
Toán lớp 6 trang 33 Câu hỏi thực hành 1: Thực hiện các phép tính:
a) 3,7 – 4,32;
b) –5,5 + 90,67;
c) 0,8 – 3,1651;
d) 0,77 – 5,3333;
e) –5,5 + 9,007;
g) 0,008 – 3,9999.
Lời giải:
a) Trong phép tính: 3,7 – 4,32 có số dương là 3,7 nhỏ hơn số đối của số âm là 4,32.
Nên ta lấy số đối của số âm là 4,32 trừ đi số dương là 3,7 và thêm dấu trừ (–) trước kết quả.
Ta thực hiện: 3,7 – 4,32 = – (4,32 – 3,7) = – 0,62.
b) Trong phép tính –5,5 + 90,67 có số dương là 90,67 lớn hơn số đối của số âm là 5,5, ta lấy số dương là 90,67 trừ đi số đối của số âm là 5,5.
Ta thực hiện: –5,5 + 90,67 = 90,67 – 5,5 = 85,17.
c) Trong phép tính 0,8 – 3,1651 có số dương là 0,8 nhỏ hơn số đối của số âm là 3,1651.
Nên ta lấy số đối của số âm là 3,1651 trừ đi số dương là 0,8 và thêm dấu trừ (–) trước kết quả.
Ta thực hiện: 0,8 – 3,1651 = –(3,1651 – 0,8) = –2,3651.
d) Trong phép tính 0,77 – 5,3333 có số dương là 0,77 nhỏ hơn số đối của số âm là 5,3333.
Nên ta lấy số đối của số âm là 5,3333 trừ đi số dương là 0,77 và thêm dấu trừ (–) trước kết quả.
Ta thực hiện: 0,77 – 5,3333 = –(5,3333 – 0,77) = –4,5633.
e) –5,5 + 9,007;
Trong phép tính này: số dương là 9,007 lớn hơn số đối của số âm là 5,5, ta lấy số dương là 90,67 trừ đi số đối của số âm là 5,5.
Ta thực hiện: –5,5 + 9,007 = 9,007 – 5,5 = 3,507.
g) Trong phép tính 0,008 – 3,9999 có số dương là 0,008 nhỏ hơn số đối của số âm là 3,9999.
Nên ta lấy số đối của số âm là 3,9999 trừ đi số dương là 0,008 và thêm dấu trừ (–) trước kết quả.
Ta thực hiện: 0,008 – 3,9999 = –( 3,9999 – 0,008) = –3,9919.
Toán lớp 6 trang 33 Câu hỏi vận dụng 1: Cho biết một quả chuối nặng 100g có chứa:
– Chất béo: 0,3 g;
– Kali: 0,42 g.
Em hãy cho biết trong quả chuối đó, khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là bao nhiêu?
Lời giải:
Khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là:
0,42 − 0,3 = 0,12 (g).
Vậy trong quả chuối nặng 100 g, khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là 0,12 g.
Toán lớp 6 trang 33 Câu hỏi khám phá 2
a) Thực hiện các phép tính sau:
1,2 . 2,5;
125 : 0,25.
b) Thực hiện lại các phép tính ở câu a bằng cách đưa về phép tính với phân số thập phân.
Lời giải:
a) Đưa các số thập phân trên về phân số, ta được:
.
Ta thực hiện:
1,2 . 2,5 = ;
125 : 0,25 = 125 : = 125 . = 125 . 4 = 500.
b) Đưa các số trên về phân số thập phân, ta được:
.
Ta thực hiện:
1,2 . 2,5 = . = = 3;
125 : 0,25 = 125 : = 125 . = 125 . 4 = 500.
Giải Toán 6 trang 34 Tập 2
Toán lớp 6 trang 34 Câu hỏi thực hành 2: Thực hiện các phép tính sau:
a) 20,24 . 0,125;
b) 6,24 : 0,125;
c) 2,40 . 0,875;
d) 12,75 : 2,125.
Lời giải:
a) Phép tính 20,24 . 0,125 là phép nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:
– Bỏ dấu phẩy ở các số thập phân rồi thực hiện phép nhân hai số tự nhiên.
Ta tính được: 2024 . 125 = 253 000.
– Phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả 5 chữ số.
– Dùng dấu phẩy tách ở tích ra 5 chữ số từ phải sang trái, ta được 2,53.
Vậy 20,24 . 0,125 = 2,53.
b) Phép tính 6,24 : 0,125 là phép chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:
– Phần thập phân của số chia và số bị chia lần lượt có 3 chữ số và 2 chữ số.
– Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải 3 chữ số (ở đây số bị chia còn thiếu 1 chữ số để chuyển nên ta thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số bị chia), ta được số bị chia mới là 6240.
– Bỏ dấu phẩy ở số chia, ta được số chia mới là: 125.
– Ta thực hiện phép chia: 6240 : 125 = 49,92.
Vậy 6,24 : 0,125 = 6240 : 125 = 49,92.
c) Ta có: 2,40 . 0,875 = 2,4 . 0,875.
Phép tính 2,4 . 0,875 là phép nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:
– Bỏ dấu phẩy ở các số thập phân rồi thực hiện phép nhân hai số tự nhiên.
Ta tính được: 24 . 875 = 21 000.
– Phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả 4 chữ số.
– Dùng dấu phẩy tách ở tích ra 4 chữ số từ phải sang trái, ta được 2,1.
Vậy 2,40. 0,875 = 2,1.
d) Phép tính 12,75 : 2,125 là phép chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:
– Phần thập phân của số chia và số bị chia lần lượt có 3 chữ số và 2 chữ số.
– Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải 3 chữ số (ở đây số bị chia còn thiếu 1 chữ số để chuyển nên ta thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số bị chia), ta được số bị chia mới là 12 750.
– Bỏ dấu phẩy ở số chia, ta được số chia mới là: 2 125.
– Ta thực hiện phép chia: 12 750 : 2 125 = 6.
Vậy 12,75 : 2,125 = 12 750 : 2 125 = 6.
Toán lớp 6 trang 34 Câu hỏi vận dụng 1: Cho biết một quả chuối nặng 100g có chứa:
– Đường: 12,1 g;
– Protein: 1,1 g.
Em hãy cho biết trong quả chuối đó, khối lượng đường nhiều gấp mấy lần khối lượng protein?
Lời giải:
Khối lượng đường nhiều gấp số lần khối lượng protein là:
12,1 : 1,1 = 11 (lần).
Vậy trong quả chuối nặng 100 g, khối lượng đường gấp 11 lần khối lượng protein.
Toán lớp 6 trang 34 Câu hỏi khám phá 3
a) Cho hai số thập phân x = 14,3 và y = 2,5.
Hãy tính x . y và x : y.
b) Hãy dùng quy tắc dấu của tích và thương hai số nguyên để tìm kết quả của các phép tính sau:
(−14,3) . (−2,5) = ?
(−14,3) : (−2,5) = ?
(−14,3) . (2,5) = ?
(−14,3) : (2,5) = ?
(14,3) . (−2,5) = ?
(14,3) : (−2,5) = ?
Lời giải:
a) Thay x = 14,3 và y = 2,5 vào các phép tính x . y và x : y.
* Phép tính 14,3 . 2,5 là phép nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:
– Bỏ dấu phẩy ở các số thập phân rồi thực hiện phép nhân hai số tự nhiên.
Ta tính được: 143 . 25 = 3575.
– Phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả 2 chữ số.
– Dùng dấu phẩy tách ở tích ra 2 chữ số từ phải sang trái, ta được 35,75.
Do đó x . y = 14,3. 2,5 = 35,75.
* Phép tính 14,3 : 2,5 là phép chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:
– Phần thập phân của số chia và số bị chia đều có 1 chữ số.
– Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải 1 chữ số, ta được số bị chia mới là 143.
– Bỏ dấu phẩy ở số chia, ta được số chia mới là: 25.
– Ta thực hiện phép chia: 143 : 25 = 5,72.
Do đó x : y = 14,3 : 2,5 = 143 : 25 = 5,72.
Vậy x . y = 35,75 và x : y = 5,72.
b) Dùng quy tắc dấu của tích và thương hai số nguyên vào các phép tính, ta được:
* Phép tính (−14,3) . (−2,5) là phép nhân hai số âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ta thực hiện: (−14,3) . (−2,5) = |−14,3| . |−2,5| = 14,3 . 2,5 = 35,75.
* Phép tính (−14,3) : (−2,5) là phép chia hai số âm, ta chia hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ta thực hiện: (−14,3) : (−2,5) = |−14,3| : |−2,5| = 14,3 : 2,5 = 5,72.
* Phép tính (−14,3) . (2,5) là phép nhân số âm với số dương, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (−14,3) . (2,5) = −(|−14,3| . |2,5|) = −(14,3 . 2,5) = −35,75.
* Phép tính (−14,3) : (2,5) là phép chia số âm cho số dương, ta chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (−14,3) : (2,5) = −(|−14,3| : |2,5 |) = −(14,3 : 2,5) = −5,72.
* Phép tính (14,3) . (−2,5) là phép nhân số dương với số âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (14,3) . (−2,5) = −(|14,3| . |−2,5|) = −(14,3 . 2,5) = −35,75.
* Phép tính (14,3) : (−2,5) là phép chia số dương cho số âm, ta chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (14,3) : (−2,5) = −(|14,3| : |2,5 |) = −(14,3 : 2,5) = −5,72.
Vậy (−14,3) . (−2,5) = 35,75; (−14,3) : (−2,5) = 5,72;
(−14,3) . (2,5) = −35,75; (−14,3) : (2,5) = −5,72;
(14,3) . (−2,5) = −35,75; (14,3) : (−2,5) = −5,72.
Giải Toán 6 trang 35 Tập 2
Toán lớp 6 trang 35 Câu hỏi thực hành 3: Thực hiện các phép tính sau:
a) (−45,5) . 0,4;
b) (−32,2) . (−0,5);
c) (−9,66) : 3,22;
d) (−88,24) : (−0,2).
Lời giải:
a) Phép tính (−45,5) . 0,4 là phép nhân hai số thập phân khác dấu.
Ta lấy số đối của số thập phân âm là 45,5 nhân với số thập phân dương là 0,4 rồi thêm dấu trừ trước kết quả, ta được:
(−45,5) . 0,4 = −(45,5 . 0,4) = −18,2.
Vậy (−45,5) . 0,4 = −18,2.
b) Phép tính (−32,2) . (−0,5) là phép nhân hai số thập phân cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng, ta được:
(−32,2) . (−0,5) = 32,2 . 0,5 = 16,1.
Vậy (−32,2) . (−0,5) = 16,1.
c) Phép tính (−9,66) : 3,22 là phép chia hai số thập phân khác dấu.
Ta lấy số đối của số thập phân âm là 9,66 chia cho số thập phân dương là 3,22 rồi thêm dấu trừ trước kết quả, ta được:
(−9,66) : 3,22 = −(9,66 : 3,22) = −3.
Vậy (−9,66) : 3,22 = −3.
d) Phép tính (−88,24) : (−0,2) là phép chia hai số thập phân cùng âm, ta chia hai số đối của chúng, ta được:
(−88,24) : (−0,2) = 88,24 : 0,2 = 441,2.
Vậy (−88,24) : (−0,2) = 441,2.
Toán lớp 6 trang 35 Câu hỏi khám phá 4: So sánh kết quả của các phép tính:
a) 2,1 + 3,2 và 3,2 + 2,1;
b) (2,1 + 3,2) + 4,5 và 21 + (3,2 + 4,5);
c) (−1,2) . (−0,5) và (−0,5) . (−1,2);
d) (2,4 . 0,2) . (−0,5) và 2,4 . [0,2 . (−0,5)];
e) 0,2 . (1,5 + 8,5) và 0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5.
Lời giải:
Ta thực hiện các phép tính rồi so sánh kết quả như sau:
a) Ta có: 2,1 + 3,2 = 5,3 và 3,2 + 2,1 = 5,3
Do đó: 2,1 + 3,2 = 3,2 + 2,1 = 5,3.
Vậy 2,1 + 3,2 = 3,2 + 2,1.
b) Ta có: (2,1 + 3,2) + 4,5 = 5,3 + 4,5 = 9,8;
2,1 + ( 3,2 + 4,5) = 2,1 + 7,7 = 9,8.
Do đó (2,1 + 3,2) + 4,5 = 2,1 + ( 3,2 + 4,5) = 9,8.
Vậy (2,1 + 3,2) + 4,5 = 2,1 + ( 3,2 + 4,5).
c) Ta có: (−1,2) . (−0,5) = 1,2 . 0,5 = 0,6;
(−0,5) . (−1,2) = 0,5) . 1,2 = 0,6.
Do đó (−1,2) . (−0,5) = (−0,5) . (−1,2) = 0,6.
Vậy (−1,2) . (−0,5) = (−0,5) . (−1,2).
d) Ta có: (2,4 . 0,2) . (−0,5) = 0,48 . (−0,5) = −(0,48 . 0,5) = −0,24;
2,4 . [0,2 . (−0,5)] = 2,4 . [−(0,2 . 0,5)] = 2,4 . (−0,1) = −0,24.
Do đó (2,4 . 0,2) . (−0,5) = 2,4 . [0,2 . (−0,5)] = −0,24.
Vậy (2,4 . 0,2) . (−0,5) = 2,4 . [0,2 . (−0,5)].
e) Ta có: 0,2 . (1,5 + 8,5) = 0,2 . 10 = 2;
0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5 = 0,3 + 1,7 = 2.
Do đó 0,2 . (1,5 + 8,5) = 0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5 = 0,3 + 1,7 = 2.
Vậy 0,2 . (1,5 + 8,5) = 0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5.
Giải Toán 6 trang 36 Tập 2
Toán lớp 6 trang 36 Câu hỏi thực hành 4: Tính bằng cách hợp lí:
a) 4,38 − 1,9 + 0,62;
b) [(−100). (−1,6)] : (−2);
c) (2,4 . 5,55) : 1,11;
d) 100 . (2,01 + 3,99).
Lời giải:
a) 4,38 − 1,9 + 0,62
= 4,38 + 0,62 − 1,9 (Tính chất giao hoán)
= 5 − 1,9
= 3,1.
b) [(−100). (−1,6)] : (−2)
= 100 . 1,6 : (−2)
= 160 : (−2)
= −(160 : 2)
= −80.
c) (2,4 . 5,55) : 1,11
= 2,4. (5,55 : 1,11) (Tính chất chia một tích cho một số)
= 2,4 . 5
= 12.
d) 100. (2,01 + 3,99)
= 100. 6
= 600.
Toán lớp 6 trang 36 Câu hỏi vận dụng 3: Tính diện tích S của một hình tròn có bán kính R = 10 cm theo công thức S = πR2 với π = 3,142.
Lời giải:
Diện tích của hình tròn là:
S = πR2 = 3,141 . 102 = 3,141 . 100 = 314,2 (cm2).
Vậy diện tích của hình tròn có bán kính R = 10 cm là 314,2 cm2.
Toán lớp 6 trang 36 Câu hỏi thực hành 5: Tính bằng cách hợp lí:
a) 14,7 + (−8, 4) + (−4,7);
b) (−4,2) . 5,1 + 5,1 . (−5,8);
c) (−0,4 : 0,04 + 10) . (1,2 . 20 + 12 . 8).
Lời giải:
a) 14,7 + (−8, 4) + (−4,7)
= 14,7 + (− 4,7) + (−8,4) (Tính chất giao hoán)
= 14,7 − 4,7 + (−8,4)
= 10 − 8,4
= 1,6.
b) (−4,2) . 5,1 + 5,1 . (−5,8)
= 5,1 . [(−4,2) + (−5,8)] (Tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng)
= 5,1 . (−10)
= −(5,1 . 10)
= −51.
c) Nhận thấy: Trong tích (−0,4 : 0,04 + 10) . (1,2 . 20 + 12 . 8) có thừa số (−0,4 : 0,04 + 10) = (−10 + 10) = 0.
Mà bất kỳ số nào nhân với 0 cũng bằng 0 nên ta không cần phải thực hiện phép tính thừa số còn lại.
Ta có:(−0,4 : 0,04 + 10) . (1,2 . 20 + 12 . 8)
= (−10 + 10) . (1,2 . 20 + 12 . 8)
= 0 . (1,2 . 20 + 12 . 8) = 0.
Toán lớp 6 trang 36 Bài 1: Thực hiện các phép tính sau:
a) 32 − (−1,6);
b) (−0,5) . 1,23;
c) (−2,3) + (−7,7);
d) 0,325 − 3,21.
Lời giải:
a) 32 − (−1,6) = 33 + 1,6 = 33,6;
b) (−0,5) . 1,23 = −(0,5 . 1,23) = −0,615;
c) (−2,3) + (−7,7) = −(2,3 + 7,7) = −10;
d) 0,325 − 3,21 = −(3,21 − 0,325) = −2,885.
Toán lớp 6 trang 36 Bài 2: Thực hiện phép tính:
a) (−8,4) . 3,2;
b) 3,176 − (2,104 + 1,18);
c) −(2,89 − 8,075) + 3,14.
Lời giải:
a) (−8,4) . 3,2 = −(8,4 . 3,2) = −26,88;
b) 3,176 − (2,104 + 1,18)
Cách 1: Thực hiện phép tính theo thứ tự trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
3,176 − (2,104 + 1,18)
= 3,176 − 3,284
= −0,108.
Cách 2: Áp dụng quy tắc bỏ ngoặc rồi thực hiện phép tính.
3,176 − (2,104 + 1,18)
= 3,176 − 2,104 − 1,18
= 1,072 − 1,18
= −0,108.
c) −(2,89 − 8,075) + 3,14
= (−2,89) + 8,075 + 3,14
= 5,185 + 3,14
= 8,325.
Giải Toán 6 trang 37 Tập 2
Toán lớp 6 trang 37 Bài 3: Tính bằng cách hợp lí:
a) (−4,5) + 3,6 + 4,5 + (−3,6);
b) 2,1 + 4,2 + (−7,9) + (−2,1) + 7,9;
c) (−3,6) . 5,4 + 5,4 . (−6,4).
Lời giải:
a) (−4,5) + 3,6 + 4,5 + (−3,6)
= (−4,5) + 4,5 + 3,6 + (−3,6) (Tính chất giao hoán)
= [(−4,5) + 4,5] + [3,6 + (−3,6)] (Tính chất kết hợp)
= 0 + 0 = 0.
b) 2,1 + 4,2 + (−7,9) + (−2,1) + 7,9
= 2,1 + (−2,1) + (−7,9) + 7,9 + 4,2 (Tính chất giao hoán)
= [2,1 + (−2,1)] + [(−7,9) + 7,9] + 4,2 (Tính chất kết hợp)
= 0 + 0 + 4,2
= 4,2.
c) (−3,6) . 5,4 + 5,4 . (−6,4)
= 5,4. [(−3,6) + (−6,4)] (Tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng)
= 5,4 . (−10)
= −(5,4 . 10)
= −54.
Toán lớp 6 trang 37 Bài 4: Tính diện tích một hình chữ nhật có chiều dài 31,21 cm và chiều rộng 22,52 cm.
Lời giải:
Diện tích của hình chữ nhật đó là:
31,21 . 22,52 = 702,8492 (cm2)
Vậy diện tích của hình chữ nhật là 702,8492 cm2.
Toán lớp 6 trang 37 Bài 5: Khối lượng vitamin C trung bình trong một quả ớt chuông là 0,135 g, còn trong một quả cam là 0,045 g. Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp bao nhiêu lần trong quả cam?
Lời giải:
Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp số lần trong quả cam là:
0,135 : 0,045 = 135 : 45 = 3 (lần).
Vậy khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp 3 lần trong quả cam.
Toán lớp 6 trang 37 Bài 6: Tính chu vi của một hình tròn có bán kính R = 1,25 m theo công thức C = 2πR với π = 3,142.
Lời giải:
Chu vi của hình tròn đó là:
C = 2πR = 2 . 3,142 . 1,25 = 7,855 (m).
Vậy hình tròn có bán kính R = 1,25 m có chu vi là 7,855 m.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Số thập phân
Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả
Bài 4: Tỉ số và tỉ số phần trăm
Bài 5: Bài toán về tỉ số phần trăm
Bài tập cuối chương 6
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)