Giải Toán 6 Bài tập cuối chương 1 | Giải SGK Toán lớp 6 CTST
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Toán 6 Bài tập cuối chương 1
A. Câu hỏi trắc nghiệm
Bạn đang xem: Giải Toán 6 Bài tập cuối chương 1 | Giải SGK Toán lớp 6 CTST
Giải Toán 6 trang 45 Tập 1
Toán lớp 6 trang 45 Câu 1
Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ “thanh”. Cách viết đúng là:
(A) X = {t; h; a; n; h}.
(B) X = {t; h; n};
(C) X= {t; h; a; n}.
(D) X = {t; h; a; n; m}.
Lời giải:
Các chữ cái xuất hiện trong từ “thanh” là: t, h, a, n, h.
Vì các phần tử trong tập hợp chỉ xuất hiện một lần .
Suy ra X = {t, h, a, n}.
Đáp án cần chọn là C.
Giải Toán 6 trang 46 Tập 1
Toán lớp 6 trang 46 Câu 2
Gọi X là tập hợp các số tự nhiên không lớn hơn 5. Cách viết sai là:
(A) X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.
(B) X = {0; 2; 4; 1; 3; 5}.
(C) X= {x ∈ | x < 5}.
(D) X = {x ∈ | x ≤ 5}.
Lời giải:
Các số tự nhiện không lớn hơn 5, tức là nhỏ hơn hoặc bằng 5, đó là các số 0, 1, 2, 3, 4, 5.
Khi đó ta viết tập hợp X theo cách liệt kê các phần tử là:
X = {0; 1; 2; 3; 4; 5} hoặc X = {0; 2; 4; 1; 3; 5} (thứ tự liên kê không ảnh hưởng)
Do đó A và B là đúng.
Viết tập hợp X theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng: . Do đó D đúng, C sai.
Đáp án cần chọn là C.
Toán lớp 6 trang 46 Câu 3
Cách viết nào sau đây là sai:
(A) a + b = b + a.
(B) ab = ba.
(C) ab + ac = a(b + c).
(D) ab – ac = a(c – b).
Lời giải:
(A) a + b = b + a là tính chất giao hoán của phép cộng nên A đúng.
(B) ab = ba là tính chất giao hoán của phép nhân nên B đúng.
(C) ab + ac = a(b + c) là tính chất phân phối của phép cộng với phép nhân nên C đúng.
(D) Ta có: ab – ac = a(b – c) a(c – b) do đó D sai.
Đáp án cần chọn là D.
Câu 4 trang 46 SGK Toán 6 Tập 1 – CTST: Nhẩm xem kết quả phép tính nào dưới đây là đúng: (A) 11 . 12 = 12…
Toán lớp 6 trang 46 Câu 4
Nhẩm xem kết quả phép tính nào dưới đây là đúng:
(A) 11 . 12 = 122.
(B) 13 . 99 = 1 170.
(C) 14 . 99 = 1 386.
(D) 45 . 9 = 415.
Lời giải:
(A) Ta có 11 . 12 = 132 nên A sai.
(B) Ta có 13.99 = 1 287 nên B sai.
(C) Ta có 14.99 = 1 386 nên C đúng.
(D) Ta có 45.9 = 405 nên D sai.
Đáp án cần chọn là C.
Toán lớp 6 trang 46 Câu 5
ƯCLN(18, 24) là:
(A) 24
(B) 18
(C) 12
(D) 6
Lời giải:
ƯCLN(18, 24) = 2.3 = 6.
Đáp án cần chọn là D.
Toán lớp 6 trang 46 Câu 6
BCNN(3, 4, 6) là:
(A) 72
(B) 36
(C) 12
(D) 6
Lời giải:
B. Bài tập tự luận
Toán lớp 6 trang 46 Bài 1
Tính giá trị của biểu thức (bằng cách hợp lý nếu có thể).
a) A = 37.173 + 62.173 + 173;
b) B = 72.99 + 28.99 – 900;
c)
d)
Lời giải:
a) A = 37.173 + 62.173 + 173
= 37.173 + 62.173 + 173 . 1
= 173.(37 + 62 + 1)
= 173. 100
= 17 300.
b) B = 72.99 + 28.99 – 900
= 99(72 + 28) – 900
= 99.100 – 900
= 9 900 – 900
= 9 000.
c)
d)
Toán lớp 6 trang 46 Bài 2
Tìm các chữ số x, y biết:
a) chia hết cho 2; 3 và cả 5.
b) chia hết cho 5 và 9 mà không chia hết cho 2.
Lời giải:
a) Để chia hết cho 2
Và chia hết cho 5
Do đó y = 0.
Tổng các chữ số của số đã cho là: 1 + 2 + x + 0 + 2 + y = 5 + x.
Để số chia hết cho 3 thì
Mà
Vậy với và y = 0 thì chia hết cho 2; 3 và cả 5.
b) Để không chia hết cho 2
Và chia hết cho 5
Do đó y = 5.
Tổng các chữ số của số đã cho là: 4 + 1 + 3 + x + 2 + y = 4 + 1 + 3 + x + 2 + 5 = 15 + x.
Để chia hết cho 9
Mà
Vậy với và y = 5 thì chia hết cho 5 và 9 mà không chia hết cho 2.
Toán lớp 6 trang 46 Bài 3
Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a) A = {a ∈ | và a > 6}
b) B = {b ∈ | b ⋮ 12, b ⋮ 15, b ⋮ 18 và 0 < b < 300}
Lời giải:
a) Ta có
Suy ra ƯC(84, 180)
Ta có:
Suy ra ƯCLN(84, 180) =
ƯC(84, 180) = Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Mà a > 6 nên a = 12.
Vậy A = {12}.
b) Vì b ⋮ 12, b ⋮ 15, b ⋮ 18 nên b BC(12, 15, 18)
Ta có:
Suy ra
B(180) = {0; 180; 360; 540; …}.
Khi đó BC(12, 15, 18) = B(180) = {0; 180; 360; 540; …}.
Mà 0 < b < 300 nên b = 180.
Vậy B = {180}.
Toán lớp 6 trang 46 Bài 4
Trong dịp “Hội xuân 2020”, để gây quỹ giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, lớp 6A bán hai mặt hàng (như bảng ở cột bên) với mục tiêu số tiền lãi thu được là 500 000 đồng.
Trong thực tế các bạn đã bán được số lượng hàng như sau: trà sữa bán được 93 li, dừa bán được 64 quả.
Hỏi lớp 6A đã thu được bao nhiêu tiền lãi? Lớp 6A có hoàn thành mục tiêu đã đề ra không?
Lời giải:
Số tiền lớp 6A bỏ ra để nhập hàng là:
100 . 16 500 + 70 . 9 800 = 2 336 000 (đồng)
Số tiền lớp 6A bán được là:
93.20 000 + 64.15 000 = 2 820 000 (đồng)
Số tiền lãi lớp 6A thu được là:
2 820 000 – 2 336 000 = 484 000 (đồng) < 500 000 (đồng)
Vậy: Với mục tiêu số tiền lãi thu được là 500 000 đồng thì lớp 6A không hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Toán lớp 6 trang 46 Bài 5
Thực vật được cấu tạo bởi các tế bào. Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia ra thành 2 tế bào con. Các tế bào con tiếp tục tăng kích thước và lại phân chia thành 4 tế bào, rồi thành 8 tế bào, …
Hãy cho biết số tế bào con có được sau lần phân chia thứ tư, thứ năm, thứ sáu từ một tế bào ban đầu.
Lời giải:
Lần 1: Phân chia thành 2 tế bào con
Lần 2: Phân chia thành 4 tế bào con. Suy ra 4 = 22
Lần 3: Phân chia thành 8 tế bào con. Suy ra 8 = 23
Ta nhận thấy các tế bào phân chia theo lũy thừa của cơ số 2.
Vậy:
Số tế bào con có được sau lần phân chia thứ tư là: 24 = 16 tế bào.
Số tế bào con có được sau lần phân chia thứ năm là: 25 = 32 tế bào.
Số tế bào con có được sau lần phân chia thứ sáu là: 26 = 64 tế bào.
Toán lớp 6 trang 46 Bài 6
Huy chơi trò xếp 36 que tăm thành những hình giống nhau như các hình dưới đây. Trong mỗi trường hợp a, b, c, d, Huy xếp được bao nhiêu hình như vậy?
Lời giải:
a) Ở trường hợp a, Huy dùng 3 que tăm để xếp được 1 hình.
Vậy với 36 que tăm thì Huy xếp được số hình là: 36 : 3 = 12 hình.
b) Ở trường hợp b, Huy dùng 4 que tăm để xếp được 1 hình.
Vậy với 36 que tăm thì Huy xếp được số hình là: 36 : 4 = 9 hình.
c) Ở trường hợp c, Huy dùng 9 que tăm để xếp được 1 hình.
Vậy với 36 que tăm thì Huy xếp được số hình là: 36 : 9 = 4 hình.
d) Ở trường hợp d, Huy dùng 12 que tăm để xếp được 1 hình.
Vậy với 36 que tăm thì Huy xếp được số hình là: 36 : 12 = 3 hình.
Toán lớp 6 trang 46 Bài 7
a) Hoàn thiện bảng sau vào vở.
a |
8 |
24 |
140 |
b |
10 |
28 |
60 |
ƯCLN(a, b) |
? |
? |
? |
BCNN(a, b) |
? |
? |
? |
ƯCLN(a,b) . BCNN(a, b) |
? |
? |
? |
a.b |
? |
? |
? |
b) Nhận xét về tích
ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) và tích a . b
Lời giải:
a)
+) Ta có:
ƯCLN(8, 10) = 2
+)
ƯCLN(24, 28) =
+)
ƯCLN(140, 60) =
Ta hoàn thiện bảng sau:
a |
8 |
24 |
140 |
b |
10 |
28 |
60 |
ƯCLN(a, b) |
2 |
4 |
20 |
BCNN(a, b) |
40 |
168 |
420 |
ƯCLN(a,b) . BCNN(a, b) |
80 |
672 |
8 400 |
a.b |
80 |
672 |
8 400 |
b) Dựa vào bảng vừa hoàn thành ta có nhận xét sau:
ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b) = a . b
Giải Toán 6 trang 47 Tập 1
Toán lớp 6 trang 47 Bài 8
Nhóm các bạn lớp 6B cần chia 48 quyển vở, 32 chiếc thước kẻ và 56 chiếc bút chì vào trong các túi quà để mang tặng các bạn ở trung tâm trẻ mồ côi sao cho số quyển vở, thước kẻ và bút bi ở mỗi túi đều như nhau. Tính số lượng túi quà nhiều nhất mà nhóm các bạn có thể chia được. Khi đó, số lượng vở, thước kẻ, bút chì trong mỗi túi là bao nhiêu?
Lời giải:
Số lượng túi quà nhiều nhất mà nhóm các bạn có thể chia được là ước chung lớn nhất của 48, 32 và 56.
Ta có:
ƯCLN(48, 32, 56) =
Vậy số lượng túi quà nhiều nhất mà nhóm có thể chia được là 8 túi.
Khi đó, số lượng vở trong mỗi túi là 48:8 = 6 quyển;
Số lượng thước kẻ trong mỗi túi là 32:8 = 4 cái;
Số lượng bút chì trong mỗi túi là: 56:8 = 7 cái.
Toán lớp 6 trang 47 Bài 9
TOÁN VÀ THƠ
Trung thu gió mát trăng trong
Phố phường đông đúc, đèn lồng sao sa
Rủ nhau đi đếm đèn hoa
Quẩn quanh, quanh quẩn biết là ai hay
Kết năm, chẵn số đèn này
Bảy đèn kết lại còn hai ngọn thừa
Chín đèn thời bốn ngọn dư
Đèn hoa bao ngọn mà ngơ ngẩn lòng.
(Cho biết số đèn từ 600 đến 700 chiếc).
Lời giải:
Phát biểu lại bài toán: Tìm một số từ 600 đến 700 chiếc sao cho số đó chia hết cho 5, chia bảy dư 2 và chia 9 dư 4.
Cộng thêm 5 vào số đó thì số đó chia hết cho 5, 7, 9. Nghĩa là số đó cộng thêm 5 sẽ là bội của 5, 7, 9.
Phân tích 5, 7 và 9 ra thừa số nguyên tố, ta được: 5 = 5, 7 = 7, 9 = 32.
BCNN(5, 7, 9) = 5.7.32 = 315.
BC(5, 7, 9) = B(315) = {0; 315; 630; 945; …}.
Mà số đó nằm trong khoảng từ 600 đến 700 nên số đó là 630.
Vậy số đèn là 630 cái.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 5: Thứ tự thực hiện phép tính
Bài 6: Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 9: Ước và bội
Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 11: Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Bài 12: Ước chung. Ước chung lớn nhất
Bài 13: Bội chung. Bội chung nhỏ nhất
Bài 14: Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)