Học Tập

Hợp chất Đồng (II) Oxit CuO – Cân bằng phương trình hóa học

Mời các em theo dõi nội dung bài học Hợp chất Đồng (II) Oxit CuO – Cân bằng phương trình hóa học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Mục lục

Hợp chất Đồng (II) Oxit CuO – Cân bằng phương trình hóa học

Hợp chất Đồng (II) Oxit CuO – Hóa học lớp 8

Hợp chất Đồng (II) Oxit CuO – Cân bằng phương trình hóa học được THCS Bình Chánh sưu tầm và đăng tải. Tổng hợp tất cả các phản ứng hóa học của Đồng (Cu) và Hợp chất của Đồng đã học trong chương trình Cấp 2, Cấp 3 giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây

Phản ứng hóa học: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O – Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Bạn đang xem: Hợp chất Đồng (II) Oxit CuO – Cân bằng phương trình hóa học

Điều kiện phản ứng

– Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

– Cho 1 ít bột CuO vào trong ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch axit clohidric.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– CuO tan dần và dung dịch chuyển sang màu xanh.

Bạn có biết

– Các oxit kim loại (FeO, Fe2O3, Al2O3 … ) tác dụng với axit HCl sinh ra muối clorua và nước

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 3,2 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1 : 1. Nồng độ mol của dung dịch HCl là:

A. 0,5M B. 1M

C. 1,5M D. 2M

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

a 2a a

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

a/2 3a a

mhỗn hợp = 80.a + 160. a/2 = 3,2g ⇒ a = 0,02 mol ⇒ nHCl = 0,1mol

⇒ CM = 1M

Ví dụ 2: Cho 8g CuO tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch HCl là

A. 1M B. 2M

C. 3M D. 4M

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

nCuO = 0,1mol

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

0,1 → 0,2mol

⇒ CM (HCl) = 4M.

Ví dụ 3: Cho 16g CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lượng muối thu được là:

A. 13,5g B. 27g

C. 40,5g D. 6,75g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

nCuO = 0,2 mol

CuO(0,2)+2HCl→CuCl_2(0,2mol)+H_2O

m_{CuCl_2}=0,2.135=27g

Phản ứng hóa học: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O – Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Điều kiện phản ứng

– Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

– Cho 1 ít bột CuO vào trong ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– CuO tan dần và dung dịch chuyển sang màu xanh.

Bạn có biết

– Các oxit kim loại (FeO, Fe2O3, Al2O3 … ) tác dụng với axit H2SO4 sinh ra muối sunfat và nước

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, ZnO, MgO vào 500ml dung dịch H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thì khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

A. 3,81g B. 4,81g

C. 5,81g D. 6,81g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

n_{H_2SO_4}=0,05mol⇒m_{H_2SO_4}=4,9g

Bảo toàn nguyên tố H có n_{H_2O}=n_{H_2SO_4}=0,05mol

⇒m_{H_2O}=0,9g

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

moxit + m_{H_2SO_4}= mmuối + m_{H_2O}

⇒ mmuối = 2,81 + 4,9 – 0,9 = 6,81g

Ví dụ 2: Cho 16g CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4. Khối lượng muối thu được là

A. 8g B. 16 g

C. 24g D. 32g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

nCuO = 0,2mol

CuO (0,2) + 2H2SO4 → CuSO4 (0,2 mol) + H2O

⇒m_{CuSO_4}=0,2.160=32g

Ví dụ 3: Cho 2,4 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tỉ lệ mol là 1 : 1 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 thu được 2 muối. Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 là:

A. 2,5M B. 1M

C. 1,5M D. 2M

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

a → a a

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

a → 3/2a a

mhỗn hợp = 80.a + 160.a = 2,4g ⇒ a = 0,01 mol ⇒ nH2SO4 = 0,025mol

⇒ CM = 2,5M

Phản ứng hóa học: CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O – Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Điều kiện phản ứng

– Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

– Cho 1 ít bột CuO vào trong ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch axit nitric vào.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– CuO tan dần.

Bạn có biết

– Các oxit kim loại (Fe2O3, Al2O3, MgO, ZnO… ) tác dụng với axit HNO3 sinh ra muối nitrat và nước

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Phản ứng của HNO3 với chất nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. C B. Fe2O3

C. Fe(OH)3 D. CuO

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: C + HNO3 → CO2 + NO2 + H2O.

Ví dụ 2: Cho dãy các chất CuO, Al, FeO, Fe2O3, MgO, Fe(OH)2. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng là

A. 3 B. 4

C. 5 D. 6

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Có 3 chất là Al, FeO và Fe(OH)2

Ví dụ 3: Cho 0,1 mol Cu và 0,1 mol CuO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị V là

A. 2,24l B. 3,36l

C. 4,48l D. 6,72l

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Cu0 (0,1) → Cu2+ + 2e (0,2 mol)

H+ + NO3 + 1e (0,2) → NO2 (0,2 mol) + H2O

⇒ VNO2 = 4,48l

Phản ứng hóa học: CuO + CO → Cu + CO2 – Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuO + CO → Cu + CO2

Điều kiện phản ứng

– Nhiệt độ cao.

Cách thực hiện phản ứng

– Cho dòng khí CO đi qua bột CuO màu đen.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch là Cu.

Bạn có biết

Tương tự các oxit bazơ đứng sau oxit nhôm trong dãy hoạt động hóa học (như FeO, PbO….) bị khử bởi CO tạo thành kim loại và khí CO2.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm?

A. Cu, Fe, Al, Mg.

B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.

C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.

D. Cu, Fe, Al, MgO

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Vì CuO, Fe2O3 đứng sau oxit nhôm bị khử bởi CO tạo thành các kim loại Cu, Fe và H2O. Còn Al2O3 và MgO là không bị khử bởi H2.

Ví dụ 2: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 0,8 gam. B. 8,3 gam.

C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Gọi nCuO = x mol

CuO + CO → Cu + CO2

x mol x mol x mol x mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mhỗn hợp oxit + mCO = mchất rắn + m_{CO_2}

9,1 + 28x = 8,3 + 44x ⇒ x = 0,05 mol ⇒ mCuO = 0,05. 80 = 4 g

Ví dụ 3: Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc) là

A. 2,24l B. 3,36l

C. 4,48l D. 6,72l

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Áp dung ĐLBT khối lượng

nCO2 = nCO = x mol

moxit + mCO = mchất rắn + mCO2

28x – 44x = 11,2 – 16 ⇒ x = 0,3.

Vậy VCO = 0,3. 22,4 = 6,72 lit

Phản ứng hóa học: CuO + H2 → Cu + H2O – Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuO + H2 → Cu + H2O

Điều kiện phản ứng

– Nhiệt độ cao.

Cách thực hiện phản ứng

– Cho dòng khí H2 đi qua bột CuO màu đen.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch là Cu.

Bạn có biết

Tương tự các oxit bazơ đứng sau oxit nhôm trong dãy hoạt động hóa học (như FeO, PbO….) bị khử bởi H2 tạo thành kim loại và khí H2O.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44g H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là:

A. 6,70g. B. 6,86g.

C. 6,78g. D. 6,80g.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

n_{H_2O} = 0,08 mol

Bảo toàn nguyên tố O ⇒ nO = 0,08 mol

⇒ mchất rắn = mhỗn hợp oxit – mO = 8,14 – 16. 0,08 = 6,86g

Ví dụ 2: Khử hoàn toàn 18,0 gam một oxit kim loại M cần 5,04 lít khí H2 (đktc). Công thức của oxit là

A. Fe2O3. B. FeO.

C. ZnO. D. CuO.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

n_{H_2} = 0,225mol

M_2O_n+n_{H_2}→M+n_{H_2O}

0,225/n ← 0,225

⇒\frac{0,225}{n}.(2M+16n)=18⇒M=32n⇒n=2,M=64

⇒ Công thức oxit là CuO

Ví dụ 3: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là :

A. Cu, Fe, ZnO, MgO.

B. Cu, Fe, Zn, Mg.

C. Cu, Fe, Zn, MgO.

D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Các oxit kim loại đứng trước oxit nhôm là ZnO và MgO không bị khử bớt H2 còn oxit kim loại CuO và Fe2O3 đứng sau oxit nhôm bị khử bởi H2 tạo Cu và Fe.

Phản ứng hóa học: 3CuO + 2Al → 3Cu + Al2O3 – Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3CuO + 2Al → 3Cu + Al2O3

Điều kiện phản ứng

– Nhiệt độ cao.

Cách thực hiện phản ứng

– Trộn bột nhôm với bột CuO màu đen rồi đun nóng.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch là Cu.

Bạn có biết

Tương tự các oxit bazơ đứng sau oxit nhôm trong dãy hoạt động hóa học (như FeO, PbO….) có phản ứng nhiệt nhôm.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

A. PbO, K2O, SnO.

B. FeO, MgO, CuO.

C. Fe3O4, SnO, BaO.

D. FeO, CuO, Cr2O3.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

– Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao. Phương pháp này dùng để khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa.

Vậy các oxit thỏa mãn điều kiện trên là: PbO, SnO, FeO, CuO, Fe3O4, Cr2O3.

Ví dụ 2: Khử 16g bột Fe2O3 bằng m(g) bột Al vừa đủ. Giá trị của m là

A. 2,7g B. 5,4g

C. 3,2g D. 6,4g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3

nFe2O3 = 0,1mol ⇒ nAl = 0,2mol ⇒ mAl = 5,4g

Ví dụ 3: Trộn 5,4g bột Al với 4,8g CuO rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 10,2g B. 4,08g

C. 2,24g D. đáp án khác

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

nAl = 0,2mol; nCuO = 0,06 mol

2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

Bđ 0,2 0,06

Pư 0,04 0,06 0,02 0,06

Dư 0,16 0

m = mAl dư + mAl2O3 + mCu = 0,16.27 + 0,02.102 + 0,06.64 = 10,2g.

Phản ứng hóa học: CuO + C → Cu + CO2 – Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuO + C → Cu + CO2

Điều kiện phản ứng

– Nhiệt độ cao.

Cách thực hiện phản ứng

– Trộn bột CuO màu đen với bột than rồi cho vào ống nghiệm và đun nóng.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch là Cu.

Bạn có biết

Tương tự các oxit bazơ đứng sau oxit nhôm trong dãy hoạt động hóa học (như FeO, PbO….) bị khử bởi C.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Phản ứng nào trong các phản ứng sau đây, cacbon thể hiện tính oxi hóa ?

A. C + O2 → CO2

B. C + 2CuO → 2Cu + CO2

C. 3C + 4Al → Al4C3

D. C + H2O → CO + H2

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Vì C có số OXH giảm.

Ví dụ 2: Trộn 20 gam bột CuO và một lượng C rồi đem nung. Sau một thời gian phản ứng thấy có 3,36 lít khí thoát ra khỏi bình. Khối lượng CuO còn lại không bị khử là

A. 4g B. 8g

C. 12g D. 16g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

CuO + C → Cu + CO

nCO = 3,36/22,4 = 0,15 mol → nCuO phản ứng = 0,15 mol ⇒ mCuO phản ứng = 12 gam.

⇒ mCuO còn lại = 8 gam.

Ví dụ 3: Cho các oxit Fe2O3, MgO, CuO, BaO. Số oxit bị C khử ở nhiệt độ cao là

A. 1 B. 2

C. 3 D.4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Có Fe2O3 và CuO bị C khử ở nhiệt độ cao.

Phản ứng hóa học: 3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O – Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O

Điều kiện phản ứng

– Nhiệt độ.

Cách thực hiện phản ứng

– Cho khí NH3 dư đi qua CuO đun nóng.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch là Cu.

Bạn có biết

– Khi đun nóng NH3 có thể khử một số oxit kim loại tạo thành kim loại.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hiện tượng quan sát được khi dẫn NH3 qua CuO đun nóng là

A. Chất rắn không đổi màu.

B. Chất rắn chuyển từ màu đen sang màu vàng.

C. Chất rắn chuyển từ màu đen sang màu xanh.

D. Chất rắn chuyển từ màu đen sang màu đỏ và có hơi nước ngưng tụ.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Khi dẫn khí NH3 qua CuO nung nóng thì NH3 khử CuO màu đen tạo ra Cu màu đỏ, nước và N2.

Ví dụ 2: Trong các thí nghiệm sau:

(1) Thêm một lượng nhỏ bột MnO2 vào dung dịch hiđro peoxit.

(2) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2 rồi đun nóng.

(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đốt nóng.

(4) Cho KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc.

(5) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI.

(6) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.

(7) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 3 B. 6

C. 4 D. 5

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Gồm các thí nghiệm 1,3,4,5.

Ví dụ 3: Cho hỗn hợp các oxit kim loại MgO, CuO, Li2O, PbO. Số oxit kim loại bị khử bởi NH3

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Có 2 oxit là CuO và PbO

Phản ứng hóa học: CuO + CH3OH → Cu + HCHO + H2O – Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuO + CH3OH → Cu + HCHO + H2O

Điều kiện phản ứng

– Nhiệt độ.

Cách thực hiện phản ứng

– Cho hơi CH3OH đi qua ống sứ đựng CuO dư đun nóng.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ là Cu.

Bạn có biết

– Các ancol bậc 1 khi tác dụng với CuO tạo ra Cu + andehit và H2O

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 4,8g CH3OH phản ứng với CuO dư, đun nóng thu được dung dịch X, cho X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 16,2 B. 48,6

C. 32,4 D. 64,8

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

n_{CH_3OH}=0.15mol

CuO + CH3OH (0,15) → Cu + HCHO (0,15 mol) + H2O

HCHO (0,15) + 4AgNO3 + 6NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag (0,6 mol) + 4NH4NO3

⇒ mAg = 0,6. 108 = 64,8g.

Ví dụ 2: Cho hơi 8 gam ancol X đơn chức đi qua ống sứ đựng CuO dư nung nóng thu được 11 gam hỗn hợp hơi Y gồm andehit, nước và ancol dư. Hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol là

A. 62.5% B. 70%

C. 75% D. 50%

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

RCH2OH + CuO → RCHO + H2O + Cu

Khối lượng tăng là do O trong CuO thêm vào ⇒ nO = nRCH2OH pứ là: (11 – 8)/16 = 0,1875 mol

Vì phản ứng không hoàn toàn ⇒ số mol ban đầu của ancol > 0,1875 ⇒ M ancol < 8/0,1875 < 42,6667 ⇒ ancol là CH3OH

⇒ nCH3OH = 8/32 = 0,25 ⇒ H = 0,1875/0,25 = 75%

Ví dụ 3: Cho m gam ancol no đơn chức X qua bình CuO dư đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32g. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối so với hidro là 15,5. Giá trị của m là

A. 0,92g B. 0,46g

C. 0,32g D. 0,64g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

RCH2OH + CuO → RCHO + H2O + Cu

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố có

mgiảm = mO = 0,32g ⇒ nO = nandehit = nancol = 0,32/16 = 0,02 mol

Mhỗn hợp hơi = [0,02.18 + 0,02.(R + 29)] : 0,04 = 31

⇒ R = 15 ⇒ CT của ancol là CH3OH.

⇒ mancol = 0,02. 32 = 0,64g

Phản ứng hóa học: CuO + C2H5OH → Cu + CH3CHO + H2O – Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuO + C2H5OH → Cu + CH3CHO + H2O

Điều kiện phản ứng

– Nhiệt độ.

Cách thực hiện phản ứng

– Cho hơi C2H5OH đi qua ống sứ đựng CuO dư đun nóng.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

– CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ là Cu.

Bạn có biết

– Các ancol bậc 1 khi tác dụng với CuO tạo ra Cu + andehit và H2O

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 4,6g C2H5OH phản ứng với CuO dư, đun nóng thu được dung dịch X, cho X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 21,6 B. 48,6

C. 32,4 D. 64,8

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

n_{C_2H_5OH}=0,1mol

CuO + C2H5OH (0,1) → Cu + CH3CHO (0,1 mol) + H2O

CH3CHO (0,1) + 2AgNO3 + 3NH3 + 2H2O → CH3COONH4 + 2Ag (0,2 mol) + 2NH4NO3

⇒ mAg = 0,2. 108 = 21,6g

Ví dụ 2: Oxi hóa hết 0,2 mol ancol A, B liên tiếp trong dãy đồng đẳng bằng CuO dư thu được hỗn hợp X gồm 2 anđehit. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 54g Ag. Vậy A và B là

A. CH3OH và C2H5OH.

B. C2H5OH và C3H7OH.

C. C3H7OH và C2H4(OH)2.

D. C2H5OH và C3H5(OH)3.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Ta có: nAg = 0,5 mol > 2nancol ⇒ 2 ancol là CH3OH và C2H5OH.

Ví dụ 3: Cho C2H5OH tác dụng với CuO nung nóng thu được anđehit có công thức cấu tạo là

A. CH3CHO B. HCHO

C. CH3COOH D. C2H5CHO

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: CuO + C2H5OH → Cu + CH3CHO + H2O

……………………………………..

Ngoài Hợp chất Đồng (II) Oxit CuO – Cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Học Tập

5/5 - (6 bình chọn)

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button