KHTN 6 Bài 25 Kết nối tri thức: Hệ thống phân loại sinh vật | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 25 Kết nối tri thức: Hệ thống phân loại sinh vật | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6
Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
Câu hỏi trang 86 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Khi vào một cửa hàng sách, em sẽ dễ dàng tìm được cuốn sách mình cần tìm vì sách trong cửa hàng đã được sắp xếp thành từng nhóm khác nhau. Vậy để có thể dễ dàng tìm ra một loài sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào?
Đáp án:
Các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống bằng cách phân chia sinh giới ra thành hệ thống phân loại các giới và các đơn vị các theo trình tự từ nhỏ đến lớn là:
Loài -> Chi -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới
Câu hỏi trang 86 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:
1. Em hãy sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập của em thành từng nhóm dựa vào đặc điểm chung giữa chúng.
2. Việc phân loại đó giúp gì cho em?
Đáp án:
1. Các nhóm phân loại:
– Sách giáo khoa: gồm sách giáo khoa các môn
– Sách bài tập: gồm sách bài tập các môn
– Vở bài tập: gồm vở bài tập các môn
– Vở ghi: gồm vở ghi chép các môn
– Bút: gồm các loại bút khác nhau (bút bi, bút chì, bút máy, bút xóa, bút dạ…)
2. Việc phân loại giúp em tìm kiếm được đồ vật muốn dùng một cách nhanh nhất
Câu hỏi trang 88 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Quan sát hình 25.4 và cho biết sinh vật được chia thành những giới nào?
Đáp án:
Sinh vật được chia thành hệ thồng năm giới gồm:
– Giới Khởi sinh
– Giới Nguyên sinh
– Giới Nấm
– Giới Thực vật
– Giới Động vật
Câu hỏi trang 88 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Các loài trong hình 25.5 thuộc giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. Em hãy sắp xếp các loài trong hình vào các giới cho phù hợp. Nêu lí do vì sao sắp xếp như vậy.
Đáp án:
– Cách sắp xếp:
+ Giới Nấm: hình B
+ Giới Thực vật: hình A, hình C
+ Giới Động vật: hình D, hình E, hình G
– Sắp xếp như vậy vì:
+ Hình A và C là các sinh vật tự dưỡng có khả năng quang hợp và không có khả năng di chuyển
+ Hình B là sinh vật sống dị dưỡng hoại sinh và không có khả năng di chuyển
+ Hình D, E, G là các sinh vật sống dị dưỡng và có khả năng di chuyển
Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 26: Khóa lưỡng phân
Bài 27: Vi khuẩn
Bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
Bài 29: Virus
Bài 30: Nguyên sinh vật
Lý thuyết Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
Trắc nghiệm Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: KHTN 6 Kết nối tri thức
- Lập kế hoạch các công việc em mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí
- Tại sao khẩu phần cho một bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau
- Phơi quần áo ở nơi có nắng hoặc gió thì quần áo khô nhanh hơn
- Nêu được ý nghĩa của việc trồng rừng và bảo vệ rừng
- Hãy cho biết người ta bảo quản thịt tươi và thịt nấu chín
- Biết tận dụng những lợi ích của cây xanh để chăm sóc sức khỏe