Học TậpLớp 7

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống (43 mẫu)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống bao gồm hướng dẫn viết cùng 43 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống
Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống

Mục lục

Dàn ý Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống

1. Mở bài

Bạn đang xem: Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống (43 mẫu)

  • Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.
  • Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.

b. Bàn luận

  • Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
  • Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

c. Lật lại vấn đề

Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
  • Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 1

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học đạo lí qua ca dao, tục ngữ mà câu: Thương người như thể thương thân là một ví dụ điển hình.

Thế nào là thương thân? Thương thân là thương mình xót xa cám cảnh cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ. Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua đau đớn, bệnh hoạn, ngặt nghèo thí khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.

Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là một chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 2

Đối với nhân loại, sách là một kho tàng tri thức vô cùng quý giá. Bởi vậy mà M. Goóc-ki đã khẳng định rằng: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.

Về khái niệm “sách” có thể hiểu đơn giản là một dạng văn bản được in ra thành quyển, chứa đựng một khối lượng thông tin và kiến thức đã được đúc kết qua nghiên cứu, kinh nghiệm của người viết. “Những chân trời mới” là hình ảnh mang tính biểu tượng, ý chỉ những nguồn tri thức mới mẻ chưa được khám phá.

Cách nói “sách mở rộng những chân trời mới” có nghĩa là sách giúp mở rộng hiểu biết của con người, khám phá ra những tri thức mới mẻ.

Có thể khẳng định rằng, tri thức của nhân loại giống như một đại dương mênh mông. Còn hiểu biết của con người lại chỉ như một giọt nước nhỏ bé giữa đại đương đó. Nhưng nhờ đọc sách, chúng ta sẽ khám phá, phát hiện thêm được nhiều tri thức mới mẻ. Nhờ có những cuốn sách cũng giúp mỗi người rèn luyện được tư duy, trí tưởng tượng. Bởi vậy việc nói rằng “sách là ngọn đèn trí tuệ” là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.

Thời gian có thể trôi qua hàng nghìn năm, nhưng những sự việc đã xảy ra, kiến thức được phát hiện vẫn được lưu giữ lại trong sách sẽ vẫn còn mãi. Bởi vậy mới nói, sách có thể giúp con người vượt mọi giới hạn về không gian và thời gian. Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, nhưng vẫn có thể hiểu được con người nguyên thủy sống như thế nào. Cũng như chúng ta là một người Việt Nam nhưng có thể biết được phong tục, tập quán của người dân phương Tây. Không có bất cứ kiến thức nào có thể bị giới hạn, chỉ cần có những cuốn sách.

Tuy nhiên, vẫn có những cuốn sách chứa nội dung độc hại. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải biết cách lựa chọn sách, và phương pháp đọc sách sao cho phù hợp, đúng đắn. Chọn sách phải dựa trên mục đích của người đọc. Đọc sách không nên chú trọng số lượng, mà cần đọc cho tinh, cho kĩ. Có vậy, những cuốn sách mới đem đến hiệu quả tích cực.

Như vậy, lời khẳng định của M. Goóc-ki tuy ngắn gọn nhưng có giá trị lớn. Con người cần trân trọng, giữ gìn sách như một nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 3

Trong cuộc sống, bất cứ khi làm một việc gì nếu vội vàng hấp tấp ta thường bị hỏng. Trái lại, nếu cố gắng, bền chí, kiên trì thì dù việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn thành được. Cũng chính vì thế nên tục ngữ có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim’’ để răn dạy con cháu đời sau.

Thật vậy, trong thực tế cuộc sống có nhiều tấm gương kiên nhẫn trong học tập, trong lao động đã để lại trong em những ấn tượng khó phai mờ. Từ đó, nó giúp em những hài học làm người thật ý nghĩa.

Chúng ta thử hình dung từ một thanh sắt thô sơ cứng cáp, ngày này sang ngày khác thanh sắt đổ được mài, mài mãi… cho đến một lúc nào đổ thanh sắt kia trở thành một cây kim bé nhỏ tiện dụng. Như vậy, muốn có được cây kim ấy người thợ đã bỏ biết bao công sức và thời gian đổ mài giũa thanh sắt. Nếu vật cứng như sắt mà ta mãi mãi cũng thành được cây kim thì bất cứ việc gì ta cũng có thể làm được, miễn sao ta phải biết chịu khó, biết nhẫn nại, kiên trì. Là học sinh, chắc ta không quen được anh học trò nghèo thông minh hiếu học Châu Trí. Vì nhà quá nghèo, anh phải vào chùa Long Tuyền hằng ngày quét lá đa để đốt lửa lấy ánh sáng mà học. Bản thân anh phải khắc phục mọi gian khổ và chịu khó trong học tập để cuối cù

cùng anh được đỗ đầu kì thi Hương. Khi thành tài, người trong làng hết lời ca ngợi, thán phục.

Một anh học trò vào chùa Long Tuyền

Ai ngờ nay lại đỗ Giải nguyên

Ở đời chẳng có việc gì khó

Người ta lập chí phải nên kiên.

(Trích Luân lí giáo khoa thư)

Trên thế giới, nói đến tên hai nhà bác học người Pháp Pierre Curie và Marie Curie không ai là không biết. Để khám phá ra nguyên tố phóng xạ, ông bà đã kiên trì lao động vất vả hằng mấy năm trời, lọc đi lọc lại trong 8 tấn bã quặng mới thu được một phần mười gam chất phóng xạ ấy. Thế mới biết phát minh khoa học của nhân loại cũng đòi hỏi sự kiên trì mãnh liệt.

Ngày nay, tính kiên trì bền chí nhẫn nại được chúng ta coi như kim chỉ nam trong hành động, trong việc làm. Chính nhờ đó mà đã có biết bao người đã vượt qua mọi khó khăn, khắc phục được bệnh tật… như thầy Nguyễn Ngọc Ký đã viết hằng đôi chân… Điều này thật đáng tự hào biết hao!

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” thật là một bài học vô cùng quý báu. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực và tự phấn đấu để dễ dàng đi đến thành công, bởi “nước chảy” tất “đá” phải mòn”. Đây là điều mà mỗi người chúng ta cần suy ngẫm khi bước vào đời, khi bắt tay vào công việc.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 4

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.

Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả” là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.

Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thần vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 5

Xã hội ngày nay ngày càng tiến bộ, đòi hỏi con người phải nỗ lực không ngừng để không bị tụt hậu. Vậy nên những khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình này và việc chúng ta cần làm là phải vượt qua nó. Điều này thật đúng với câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.

Trước hết ta có 2 cách hiểu cho câu tục ngữ này. Một là nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta khi chèo thuyền, đừng có vì sóng qua to mà ngã tay chèo. Hai là nghĩa bóng, sóng cả có thể hiểu là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống thực, ngã tay chèo là ẩn dụ cho sự nạn chí, từ bỏ, phó mặc cho số phận trước những khó khăn. Như vậy, ta có thể hiểu một cách đầy đủ rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình đi đến thành công của mỗi người, chúng ta không nên dễ dàng bỏ cuộc với những lí do vì nó quá khó, không thể làm được… Mọi nỗ lực đều sẽ nhận được đền đáp xứng đáng, điều quan trọng là chúng ta không bỏ cuộc.

Không như một số câu tục ngữ khác không còn phù hợp với xã hội hiện nay, câu tục ngữ này của ông cha ta vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Đặc biệt khi con người trong xã hội đều đang không ngừng tiến lên phía trước như đang chạy đua. Đó chính là đường đua đi đến thành công. Có biết bao người đã bỏ cuộc trên con đường đi đến thành công của mình và hối hận. Nhưng có những người không hề bỏ cuộc, họ chính là những tay đua thực sự. Không hề ngã tay chèo, lơ là, mất cảnh giác trước những thử thách. Họ vẫn tiến về phía trước và tin vào thành quả cuối cùng sẽ là xứng đáng.

Mọi thứ trên đời đều có cái giá của nó, câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ bỏ cuộc và bạn sẽ nhận được những thứ thuộc về mình. Vậy nên, mỗi người chúng ta thay vì chạy trốn, từ bỏ khi gặp khó khăn, chúng ta hay đương đầu với nó để tìm ra thành công cho riêng mình.

Hy vọng tài liệu chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các em có thêm nguồn tư liệu hữu ích để hoàn thiện bài viết trên lớp của mình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 6

Người xưa thường đúc kết kinh nghiệm trong những câu tục ngữ. Tuy ngắn gọn, nhưng tục ngữ lại chứa đựng bài học sâu sắc. Và câu “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng là một trong số đó.

Câu tục ngữ có hai vế. Trong vế thứ nhất, “tiên” là có nghĩa là ban đầu, còn “lễ” là những lễ nghi hay hiểu đơn giản là cách cư xử của mỗi người trong cuộc sống. Ý nói rằng việc đầu tiên cần phải của con người đó là học cách lễ nghĩa, cách cư xử với những người xung quanh. Còn ở vế câu thứ hai, “hậu” có nghĩa là sau, “văn” là vốn kiến thức có được trong các môn học hay bên ngoài xã hội. Ý nói rằng việc sau đó là học kiến thức. Như vậy, câu tục ngữ muốn những kiến thức.

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn coi trọng lễ nghi. Học “lễ” có nghĩa là học cách ứng xử và hành động sao cho chuẩn mực, phù hợp. Khi còn nhỏ, chúng ta được dạy cách nói năng, ăn uống hay đi đứng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đến khi lớn lên, chúng ta lại học cách ứng xử như kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo… Sau khi học hỏi được những lễ nghi đó thì mới học đến những kiến thức văn hóa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương sáng về đạo đức. Bác là một nhân cách lớn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người vẫn luôn chú ý đến việc rèn luyện đạo đức cá nhân, tu dưỡng tâm chí. Như vậy, việc rèn luyện đạo đức, phép tắc là vô cùng quan trọng. Đạo đức là nguồn gốc con người, những việc làm tốt sẽ tạo nên thói quen tốt. Đầu tiên cần học lễ nghĩa để làm người tốt, sau đó mới học kiến thức để làm người hiểu biết.

Tóm lại, câu “Tiên học lễ, hậu học văn” tuy ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Chúng ta cần tích cực học lễ nghĩa, cũng như kiến thức để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 7

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều bài ca dao, tục ngữ được ông cha ta sáng tác nhằm khuyên răn, giáo dục con người. Trong số đó có câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đây là tục ngữ chứa đựng giá trị sâu sắc, bàn về lòng biết ơn trong cuộc sống.

Đầu tiên, chúng ta cần phải có cái nhìn bao quát và hiểu rõ được nghĩa của câu tục ngữ. Theo nghĩa đen, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nói về những người được hưởng trái ngọt thì phải nhớ đến người có công vun trồng, chăm bón. Nhưng sâu xa hơn, nghĩa bóng của câu tục ngữ lại là lời nhắc nhở mỗi người cần biết ơn, trân trọng những thành quả người khác đã đem đến cho mình. Như vậy, câu tục ngữ đã răn dạy, khuyên nhủ con người về lòng biết ơn trong cuộc sống. Đây là một lối sống tốt đẹp, truyền thống ngàn đời của ông cha.

Hàng năm, cứ mỗi dịp 27/7 hay 22/12, Đảng, Nhà nước và chính quyền ở các địa phương luôn làm lễ dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã có công với cách mạng, đất nước. Họ chính là người đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho nền độc lập dân tộc. Để có được hạnh phúc, yên bình ngày hôm nay là sự đánh đổi của biết bao thế hệ, con người. Việc làm này cũng là cách để chúng ta bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với họ. Ngoài ra, chúng ta còn bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ, những người đã có công sinh thành, dưỡng dục ta bằng cách học tập, không ngừng cố gắng, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Hay đó còn tình cảm chân thành, quý mến mà học trò dành cho thầy cô, người dìu dắt mình đến bến bờ tri thức thông qua các hoạt động thiết thực vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Như vậy, lòng biết ơn đã trở thành một nét đẹp văn hóa, ứng xử suốt ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Lòng biết ơn giúp cho con người biết ghi nhớ công lao của người khác. Đồng thời, giúp gắn kết các mối quan hệ, từ đó tạo nên một xã hội văn minh, tốt đẹp. Khi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với mọi người, ta sẽ luôn được người khác nể trọng. Nói về lòng biết ơn, tiến sĩ Geshe Michael Roach có những lời như sau: “Mỗi ngày, chúng ta đều phải lấy cái tâm biết ơn để đối mặt với cuộc sống. Biết ơn cha mẹ, bởi cha mẹ cho bạn sinh mệnh. Biết ơn thầy cô, vì thầy cô đắp nặn tâm hồn bạn. Biết ơn những cảnh ngộ bạn gặp phải, bởi chúng cho bạn dũng khí. Đồng thời biết ơn những nghịch cảnh, bởi họ cho bạn thêm kiên cường”. Nhìn cuộc đời bằng đôi mắt biết ơn, bạn sẽ đón nhận được vô vàn điều tốt đẹp.

Biết ơn không chỉ dành cho những phi thường, vĩ đại mà còn dành cho cả những điều tầm thường, nhỏ bé. Chúng ta phải cảm thấy may mắn, hạnh phúc khi mỗi sớm mai thức dậy vẫn còn có cơ hội để được sống và yêu thương. Hãy biết ơn cả hàng cây, tán lá, chim muông đã cho ta môi trường sống trong lành.

Là một học sinh, chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình bằng cách trân trọng thành quả của người khác; luôn tôn trọng, có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của ông cha. Đồng thời, thể hiện tấm lòng biết ơn thông qua các hành động thiết thực với ông bà, bố mẹ, thầy cô,…

Cuộc đời sẽ mỉm cười khi chúng ta trao đi tình yêu thương và sự biết ơn của mình. Bởi “Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được sự hạnh phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc từng giờ.” (Henry Ward Beecher).

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 8

Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã răn dạy con người phải có tấm lòng nhân ái. Bởi đó là một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.

Câu tục ngữ sử dụng cách nói so sánh con người hãy yêu thương mọi người xung quanh giống như yêu thương chính bản thân mình. Chúng ta cần phải có tấm lòng biết đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh. Đây là một cách sống tốt đẹp. Không phải ai sinh ra cũng được sống trong một hoàn cảnh tiện nghi, sung sướng. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người.

Cách sống này đã được chứng minh trong cách sống của nhân dân ta trong lịch sử cũng như trong quá khứ. Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Trước hết là quá khứ vẻ vang của dân tộc, nhân dân đã cùng đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều chiến sĩ đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, cũng bởi từ một phần không nhỏ lòng yêu thương dành cho nhân dân. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”… của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội…

Với riêng em, một học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước, những học sinh như tôi cần ý thức được bài học về tinh thần “Thương người như thể thương thân”. Chúng ta hãy biến tình yêu thành hành động cụ thể để giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Đặc biệt là học sinh, sinh viên cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ bản thân mình.

Tóm lại, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là một cách sống tốt đẹp. Bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” – hãy biết lan tỏa yêu thương để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 9

Dân tộc Việt Nam được biết đến từ xưa đến nay với tinh thần tương thân tương ái. Đó là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Vì vậy, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” như một lời khuyên nhủ thế hệ sau giữ vững truyền thống tốt đẹp đó.

Đầu tiên, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” mượn hình ảnh tả thực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những chiếc lá được con người sử dụng trong cuộc sống để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Những người có cuộc sống tốt đẹp khá giá sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Sự giúp đỡ này không hề có tính toán thiệt hơn hay vụ lợi cho bản thân. Mà điều đó xuất phát từ chính tấm lòng thương người như thể thương thân sâu thẳm bên trong của con người.

Lời răn dạy mà câu tục ngữ muốn gửi gắm là hoàn toàn đúng đắn. Bởi trong cuộc sống, không phải ai sinh ra cũng đều được sống trong hạnh phúc. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người. Chính vì điều đó, chúng ta là những người được hưởng cuộc sống ấm no, đầy đủ về vật chất cần biết chia sẻ cho những người khó khăn hơn. Bởi khi biết giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương của những người chúng ta giúp đỡ. Bản thân cũng sẽ cảm thấy thanh thản và hạnh phúc. Có vậy, xã hội sẽ ngày một phát triển hơn. Cũng như bản thân cũng cảm thấy hạnh phúc hơn.

Ví dụ như vào năm 2020 vừa qua, khi mà đại dịch Covid-19 đã cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người trên thế giới. Thì ở Việt Nam, chúng ta thật tự hào khi “chiến thắng đại dịch”. Toàn thể nhân dân đã đoàn kết một lòng và đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Đầu tiên, đó là những chính sách hỗ trợ đến từ Đảng và Nhà nước dành cho người nghèo, người thất nghiệp… do ảnh hưởng của đại dịch. Tiếp đến là những phát minh đầy sáng tạo và tình người như cây ATM gạo, ATM khẩu trang… – ai cần thì đến lấy, tất cả đều miễn phí. Đó chính là tinh thần “lá lành đùm lá rách” thật đáng quý của con người Việt Nam.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ý thức được tránh đi thái độ coi thường dè bỉu xa lánh những người mang thân phận “lá rách”, thay vào đó là cảm thông và chia sẻ để cuộc sống của họ và bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Tóm lại, câu tục ngữ trên chứa đựng một bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta. Bởi “sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” (Để gió cuốn đi) để lan tỏa những yêu thương tốt đẹp cho cuộc đời.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 10

Tục ngữ là kho tàng tri thức với những bài học quý giá. Một trong những câu tục ngữ đó là “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là một lời nhắc nhở đầy giá trị.

Ở đây, câu tục ngữ không hàm ý chỉ sự mua bán thông thường. Việc sử dụng cách nói “bán anh em xa, mua láng giềng gần” có ý nghĩa rằng tình cảm ruột thịt xa xôi không bằng tình cảm láng giềng gần gũi. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người ăn ở có tình nghĩa, biết sống chan hòa, yêu thương và giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Anh em máu mủ ruột rà là thứ tình cảm thiêng liêng vô cùng, vô cùng thiêng liêng và trân quý, nhưng anh em họ hàng dù là giọt máu đào với nhau nhưng nếu không ở gần gũi với nhau thì khí có việc khẩn cấp xảy ra, cũng không thể giúp đỡ được. Nhưng những hàng xóm lại ở ngay bên cạnh, có thể giúp đỡ, san sẻ chúng ta. Giữ gìn mối quan hệ hàng xóm láng giềng là một điều thật sự cần thiết trong cuộc sống.

Tục ngữ cũng có câu: “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Câu chuyện “Cháy nhà hàng xóm” là một ví dụ điển hình. Trong làng nọ có nhà bị cháy. Cả làng đổ ra, kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức tìm cách dập đám cháy. Riêng có một người nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chăn, bình chân như vại, nghĩ: “Cháy nhà hàng xóm, chẳng việc gì mình phải bận tâm”. Nào ngờ, lửa mỗi lúc một to, gió thổi mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang mái nhà ông ta. Lúc bấy giờ người kia mới chồm dậy, cuống cuồng tìm cách dập lửa. Nhưng không kịp nữa rồi. Nhà cửa, của cải của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu sạch. Bởi vậy mới thấy rằng, tình làng nghĩa xóm quan trọng như thế nào.

Câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” chính là lời răn dạy đáng trân quý của các bậc cha ông về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm để đối nhân xử thế một cách gần gũi và dễ cảm nhận, đồng cảm nhất.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 11

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn sư, trọng đạo. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên” như một lời nhắc nhở thế hệ sau bài học về lòng kính trọng người giáo viên.

Đầu tiên, “thầy” ý chỉ thầy, cô giáo – những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “mày” ý chỉ người học trò, “làm nên” là đạt được thành công trong cuộc sống. Từ “không” với ý phủ định, nhưng lại mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của những người giáo viên trong cuộc sống. Không có người thầy, cô giáo dạy dỗ, hướng dẫn và định hướng thì mỗi người không thể có được kiến thức, kĩ năng để áp dụng vào cuộc sống, hay lựa chọn được con đường đúng đắn cho bản thân.

Ca dao cũng đã có câu:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”

Hay J.A. Comenxki cũng đã từng khẳng định: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Từ đó, chúng ta ý thức được tầm quan trọng to lớn của người thầy, cô giáo.

Nếu như cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng. Thì thầy cô là những người có công giáo dục mỗi người. Chúng ta đến trường được thầy cô dạy cho những kiến thức bổ ích. Từ những nét chữ, con số đầu tiên đến những trang văn, bài toán. Không chỉ vậy, thầy cô còn giúp rèn luyện cho mỗi người nhân cách, đạo đức tốt đẹp. Cũng như định hướng cho chúng ta lựa chọn mục tiêu, ước mơ đúng đắn, phù hợp với bản thân.

Ý thức được vai trò của người giáo viên, nước ta đã có hẳn một ngày để tôn vinh các thầy, cô giáo. Ngày 20 tháng 11 hằng năm được lấy là ngày Nhà giáo Việt Nam. Vào ngày này, các trường học trên khắp cả nước lại tổ chức lễ mít tinh. Thầy và trò hân hoan, háo hức tham dự. Đây là dịp để học sinh và phụ huynh tri ân các thầy cô giáo.

Người giáo viên giống như những người lái đò thầm lặng đưa khách qua sông. Như vậy, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” chính là lời răn dạy sâu sắc, giá trị.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 12

Trong cuộc sống, sách có một vai trò vô cùng đặc biệt với đời sống nhân loại. Điều đó được thể hiện qua lời nhận xét: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Hiểu một cách đơn giản, sách là một dạng văn bản được in ra thành quyển, trong cuốn sách đó có chứa đựng những thông tin chính cần đề cập tới, đó là những kiến thức đã được đúc kết qua nghiên cứu, kinh nghiệm, của nhiều tác giả hoặc ý kiến cá nhân tác giả. Còn “ngọn đèn” là vật dụng do con người phát minh ra dùng để chiếu sáng. Với “ngọn đèn bất diệt” thì ánh sáng của nó luôn sẽ tồn tại với thời gian, không mất đi. Việc so sánh “sách” với hình ảnh “ngọn đèn bất diệt” nhằm khẳng định giá trị của sách đối với con người.

Câu danh ngôn đưa ra quan điểm hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, sách cung cấp cho con người những tri thức khác nhau thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống. Sách có thể giúp người đọc vượt qua mọi không gian và thời gian, thậm chí là mọi ngôn ngữ. Khi đọc sách, chúng ta giống như đang được “xuyên không” từ quá khứ đến hiện tại và ngay cả tương lai nữa. Lạc vào thế giới của sách, con người sẽ đến với những chuyến hành trình bất tận, khám phá được nhiều điều mới mẻ và thú vị mà chỉ phải bỏ ra một số tiền rất nhỏ.

Những quyển sách giống như một người của con người. Khi đọc được một quyển sách tốt, bạn không chỉ học hỏi được những kiến thức mà còn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. Đôi khi, những cuốn sách còn giúp chữa lành đi những vết thương mà bạn trải qua trong cuộc sống. Nhờ có sách, chúng ta cũng nhận ra những phần mà bản thân mình còn khiếm khuyết, để từ đó tự hoàn thiện chính mình trở nên tốt đẹp hơn. Ngược lại, những cuốn sách vô bổ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn người đọc. Không chỉ vậy, sách còn là nơi giúp con người giải trí sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng và mệt mỏi.

Một cuốn sách hay có khả năng giáo dục. Không thể phủ nhận được rằng, sách cũng giống như một người bạn có ảnh hưởng đến mỗi người. Những tác phẩm văn chương giàu giá trị giúp khơi dậy cho chúng ta biết xúc động, biết đồng cảm và chia sẻ. Ví dụ những tác phẩm văn học của nhà văn Thạch Lam: Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê… đã khắc họa cuộc sống của những kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Những tác phẩm này đã khơi dậy trong lòng người đọc lòng thương cảm, sự sẻ chia với những con người đó. Cùng với đó, sách cũng là một hình thức giải trí phổ biến của con người.

Trong cuộc sống hiện đại là thời đại phát triển của khoa học công nghệ, con người thường thích sử dụng một chiếc điện thoại hay máy tính để xem phim, nghe nhạc hơn là cầm một cuốn sách để đọc. Chính điều đó khiến cho văn hóa đọc đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ – những con người yêu thích công nghệ. Nhiều người không có đủ thời gian để đọc hoàn chỉnh một cuốn sách. Đôi khi, đọc sách cũng không còn là một sở thích được ưa chuộng nữa. Chính vì vậy, mỗi người hãy ý thức được tầm quan trọng của việc sách để từ đó tích lũy cho bản thân nhiều kiến thức hơn.

Như vậy, câu nói “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người” là hoàn toàn đúng đắn. Hãy đọc sách để có thể hoàn thiện bản thân, và dần tiến đến con đường thành công.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 13

Tục ngữ được coi là “chiếc túi khôn” của nhân loại. Mỗi câu tục ngữ đều chứa đựng một bài học giá trị. Và câu “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” cũng vậy.

Nếu về nghĩa đen thì ý nghĩa của câu tục ngữ trên rất đơn giản. Một cây đơn độc không thể làm nên một khu rừng mà phải cần có nhiều cây tạo thành. Còn về nghĩa bóng, “một cây” chỉ số ít, “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Tóm lại, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người biết đoàn kết.

Tinh thần đoàn kết đã được thể hiện từ trong cuộc sống lao động hàng ngày đến những năm tháng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là sức mạnh tạo nên chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chiến thắng quân Nguyên – Mông, cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp… Đến ngày nay, dân tộc ta đã thể hiện tinh thần đoàn kết trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.

Như vậy, câu tục ngữ trên là một bài học quý giá về sự đoàn kết đối với mỗi người. Cũng giống như lời răn dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 14

Tình bạn đem đến cho con người những điều thật tuyệt vời. Bởi vậy mà: “Không thể sống thiếu tình bạn”.

Hiểu đơn giản rằng tình bạn là tình cảm yêu mến, gắn bó giữa bạn bè – những con người có cùng chung sở thích, lí tưởng, hoàn cảnh. Họ cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Con người không thể sống trong cô đơn. Dù là ai cũng cần có một người bạn ở bên cạnh. Bởi vậy, con người không thể sống thiếu tình bạn.

Tôi cảm thấy lời câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn. Tình bạn có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó tồn tại giống như một nguồn sống, một chỗ dựa tinh thần cho mỗi người. Bạn bè không thể ở bên chúng ta mỗi ngày, nhưng khi gặp phải bất cứ khó khăn nào, mỗi người bạn thực sự thân thiết đều có thể sẵn lòng giúp đỡ. Chính bạn bè cũng là những người cho ta niềm tin để có thể chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn. Có thể cùng khóc cùng cười. Trong đường đời đầy thử thách, nếu như có một người bạn bên cạnh, có thể đưa ra những lời khuyên răn. Những người bạn tốt sẽ biết bao dung với những sai lầm của chúng ta.

Chắc hẳn không ai là không biết đến câu chuyện tình bạn cảm động của Lưu Bình và Dương Lễ. Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở nhỏ. Nhà Dương Lễ nghèo khó, còn Lưu Bình lại giàu có nên thường đưa bạn về nhà ăn cùng mâm, học cùng đèn, tình bạn rất gắn bó. Dương Lễ luôn ra sức học, còn Lưu Bình cậy gia đình giàu có nên lười biếng, ham chơi. Ðến khoa thi, Dương Lễ thi đỗ. Còn Lưu Bình thì thi trượt nên chán nản và lại càng ăn chơi hơn trước, tiền của dần tiêu hết. Trong hoàn cảnh đó, Lưu Bình đến nhờ cậy Dương Lễ nhưng không gặp được bạn. Dương Lễ cho người dọn cơm hẩm với đĩa cà thâm để tiếp đãi, có vẻ khinh bạc. Lưu Bình tức giận ra về, dọc đường ghé lại quán trọ gặp được Châu Long. Được lời khuyên nhủ của Châu Long, Lưu Bình tu chí học hành và đỗ đạt, lúc trở về quê vinh quy bái tổ thì không thấy Châu Long đâu nữa. Chỉ khi đến nhà Dương Lễ để trút nỗi giận năm xưa mới nhìn thấy Châu Long. Lúc này chàng mới nhận ra Dương Lễ vì muốn mình có thể tu chí học hành mà đã sai người vợ lẽ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ ăn học cho thành tài. Cả hai từ đó lại càng gắn bó khăng khít hơn. Qua câu chuyện này, có thể thấy, chính nhờ tấm lòng lo lắng và sự hi sinh của Dương Lễ dành cho bạn, mà Lưu Bình mới có thể thay đổi thành một người tốt hơn, thành công hơn.

Trong xã hội hiện đại, những giá trị tình cảm đang dần trở nên mai một. Chính vì vậy, con người cần phải biết trân trọng những người bạn luôn ở bên cạnh chúng ta. Tóm lại, con người “không thể sống nếu thiếu tình bạn”.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 15

“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người” – sách chính là một sản phẩm của trí tuệ con người, kết tinh toàn bộ những giá trị tinh hoa thuộc về tinh thần của con người.

Sách là một dạng văn bản được in ra thành quyển. Trong đó có chứa đựng những thông tin chính cần đề cập tới. Đó là những kho tàng tri thức vô cùng to lớn của nhân loại. Còn “ngọn đèn” là một sản phẩm của trí tuệ con người, dùng để chiếu sáng. Hình ảnh “ngọn đèn bất diệt” tượng trưng cho vai trò của sách đối với tâm hồn và trí tuệ mỗi con người. Những cuốn sách cũng giống như ngọn đèn, tồn tại mãi mãi với thời gian và thắp sáng cho trí tuệ của con người.

Trước hết, sách cung cấp cho con người những tri thức khác nhau thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống. Mỗi một cuốn sách thuộc một lĩnh vực khác nhau sẽ giúp người đọc nó có thể kiến thức về lĩnh vực đó. Khi đọc sách, con người dường như có thể vượt qua mọi không gian và thời gian, thậm chí là mọi ngôn ngữ. Khi đọc sách, chúng ta giống như đang được “xuyên không” từ quá khứ đến hiện tại và ngay cả tương lai nữa. Lạc vào thế giới của sách, con người sẽ đến với những chuyến hành trình bất tận, khám phá được nhiều điều mới mẻ và thú vị mà chỉ phải bỏ ra một số tiền rất nhỏ.

“Một cuốn sách hay cũng giống như một người bạn tốt”. Khi đọc được một quyển sách tốt, bạn không chỉ học hỏi được kiến thức mà còn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. Đôi khi, những cuốn sách còn giúp chữa lành đi những vết thương mà bạn trải qua trong cuộc sống. Nhờ có sách, chúng ta cũng nhận ra những phần mà bản thân mình còn khiếm khuyết, để từ đó tự hoàn thiện chính mình trở nên tốt đẹp hơn. Ngược lại, những cuốn sách vô bổ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn người đọc.

Tri thức của nhân loại là vô cùng rộng lớn. Và chúng đã được lưu giữ lại nhờ những cuốn sách. Bởi vậy, khi con người đọc sách, họ sẽ nâng cao khả năng hiểu biết của bản thân, rút kinh nghiệm từ những sai lầm của người đi trước. Và từ đó tiến tới con đường của thành công một cách nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, mỗi người cần phải tránh xa những cuốn sách không tốt. Cũng như rèn luyện được kĩ năng đọc sách đúng đắn.

Với một học sinh, em luôn tích cực đọc sách – trước hết là sách giáo khoa cung cấp kiến thức cơ bản nhất, sau đó là các sách tham khảo để bổ sung thêm vốn hiểu biết, kỹ năng cho bản thân. Ngoài ra, em cũng rất thích đọc những cuốn sách văn học bởi nó giúp cho em rèn luyện được cảm xúc, tâm hồn trở nên tốt đẹp hơn.

Quả thật, những cuốn sách chính là ngọn đèn sáng soi rọi trí tuệ của con người. Chúng ta cần phải biết trân trọng những cuốn sách – nguồn tài sản quý giá của nhân loại.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 16

Có ai đó đã từng nói rằng: “Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” cho thấy được đoàn kết có vai trò to lớn. Bởi vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”.

Đầu tiên, “đoàn kết” là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể, “sức mạnh” là khả năng tác động mạnh mẽ đến những người khác, đến sự vật, gây tác dụng ở mức cao. “Vô địch” có nghĩa là không có đối thủ nào đánh bại được. Như vậy, “Đoàn kết là sức mạnh vô địch” khẳng định rằng chính nhờ có sự đoàn kết sẽ tạo ra một sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Bất cứ công việc nào, nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Mỗi người cùng chung tay sẽ có thể “góp gió thành bão” – làm nên nguồn sức mạnh lớn lao.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đoàn kết. Lịch sử của dân tộc Việt Nam trải qua những năm tháng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Nhưng khi đối đầu với bất cứ kẻ thù nào, nhân dân ta cũng đồng lòng để đánh tan kẻ thù ấy. Cho đến ngày hôm nay, tinh thần đoàn kết còn gắn liền với tấm lòng tương thân tương ái. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Dù vậy, chúng ta vẫn vượt qua khi có được tinh thần đoàn kết. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh. Tất cả đã thể hiện được sự đồng lòng của của toàn thể đất nước, với niềm tin rằng một ngày không xa chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch.

Bên cạnh đó, vẫn còn những người có lối sống cá nhân. Họ luôn xa rời với lợi ích của tập thể, sống vị kỉ và không có tinh thần đoàn kết. Chúng ta cần phải lên án, tránh xa những hành động như vậy. Còn đối với một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân.

Có thể khẳng định rằng, “Đoàn kết là sức mạnh vô địch” và con người cần hiểu được điều đó để tận dụng tốt sức mạnh đó trong cuộc sống.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 17

Cuộc sống là một hành trình không ngừng nghỉ. Và trong hành trình đó, học tập là một điều vô cùng cần thiết. Bởi vậy mà Lê-nin đã khuyên nhủ con người: “Học, học nữa, học mãi”.

Đầu tiên, hiểu đơn giản học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Học không chỉ là đi khám phá cái mới lạ mà còn là sự nối tiếp, nâng cao hơn của những tri thức đã biết, tự tìm tòi để giải quyết các vấn đề dựa trên các kinh nghiệm đã đạt được trước đó. Học tập cũng không phải là một đích đến mà là cả một quá trình dài. Nó không chỉ kết thúc sau khi chúng ta không còn ngồi trên ghế nhà trường nữa. Chính vì vậy, con người cần có ý thức tự giác học tập để hoàn thiện bản thân. Học tập cũng chính là con đường ngắn nhất giúp con người đến với thành công.

Nhà bác học học Charles Robert Darwin từng khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Dù đã trở thành giáo sư, tiến sĩ được mọi người kính trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta hiểu biết tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Câu chuyện kể về một vị tiến sĩ được mọi người nể phục bởi tri thức và tài năng. ông đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang trong lĩnh vực của mình nhưng ông lại hoàn toàn bó tay với việc đi chợ, ông tỏ ra bối rối trước bà bán rau. Ở khía cạnh này có thể nói những bà nội trợ học hành nông cạn cũng có thể giỏi hơn vị tiến sĩ miệt mài đèn sách có những công trình lớn. Vì vậy trong cuộc sống, chúng ta phải luôn linh động để học hỏi và tiếp thu, cần tránh tư tưởng bảo thủ học tập theo lối mòn của bản thân mà không tự thử thách để tìm ra tri thức mới. Tri thức của nhân loại là vô hạn, còn vốn hiểu biết mỗi người chỉ như giọt nước giữa đại dương. Chính vì vậy mà chúng ta phải luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học hỏi.

“Học, học nữa, học mãi” – điều đó đã được thể hiện qua tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Ngay cả cho đến khi đã trở thành một vị chủ tịch nước, Người vẫn tiếp tục học tập. Quả là một tấm gương đáng ngưỡng mộ biết bao. Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Người luôn ý thức việc học không chỉ đối với học sinh, mà học tập là cả một quá trình suốt đời.

Học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Từ đó, bản thân cần ra sức học tập, rèn luyện kiến thức và kĩ năng. Con đường thành công nằm ngay ở phía trước.

Như vậy, lời khuyên nhủ của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” đã để lại một bài học sâu sắc. Thành công chỉ đến với những người biết cố gắng không ngừng nghỉ.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 18

Bàn về vấn đề trong cuộc sống có rất nhiều câu tục ngữ và danh ngôn hay, có ý nghĩa. Nhưng có lẽ câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất chính là câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Câu tục ngữ muốn bàn luận về cách sống và thái độ sống của con người.

Vậy “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa như thế nào. Như chúng ta đã biết “mực” là thứ mà người xưa dùng trong viết lách, loại mực tài dùng với bút lông mỗi lần viết phải đổ nước và mài mực. Sau đó, chấm lên bút lông viết nét đậm nét thanh vô cùng tinh tế. Tuy nhiên, loại mực này rất bền nếu chẳng may bị dính vào quần áo hoặc tay chân thì rất khó để rửa sạch. Bên cạnh đó ý nghĩa của từ “mực” trong câu tục ngữ này còn thể hiện sự xấu xa, những điều không tốt. Những thói hư tật xấu trong xã hội. Nếu chúng ta mà bị nó dính vào người, ở gần nó thì sẽ bị dính bẩn bị lây nhiễm những thói xấu, khiến cho thanh danh, và tương lai của chúng ta khó mà rửa sạch được. Còn “đèn” chính là thứ chúng ta dùng để thắp sáng, soi sáng giúp mọi thứ có thể nhìn rõ hơn. Hay “đèn” chính là để chỉ những điều tốt đẹp, môi trường sống sạch và lối sống sạch thì khi sống trong môi trường này ta sẽ học tập được những điều hay lẽ phải, trở thành người có ích.

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” được ông cha ta ngày xưa đúc kết lên từ những kinh nghiệm cuộc sống. Nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh mình. Nếu con người được sống trong một môi trường lành mạnh nhiều điều tích cực thì con người sẽ được học hỏi những điều tốt đẹp, phát huy được sở trường của mình. Còn nếu con người sống trong môi trường toàn những điều xấu con người đó sẽ trì trệ và trở nên xấu tính hơn. Trong mỗi gia đình, cha mẹ người thân chính là một tấm gương để cho các bạn trẻ, những em bé noi gương theo, bắt chước nếu cha mẹ không gương mẫu thì khó lòng dạy dỗ con cháu nên người. Chính vì vậy, muốn hình thành nhân cách tốt cho trẻ thì chính cha mẹ phải là người làm gương cho con cái trước tiên. Một gia đình luôn hòa thuận yêu thương nhau thì con cái nhất định sẽ hiếu thảo, lễ nghĩa, biết kính trên nhường dưới. Trong một tập thể lớp cũng vậy, nếu cả lớp tiên tiến, xuất sắc cùng nhau đoàn kết, chia sẻ những kinh nghiệm học tập tốt, cùng giúp đỡ những bạn còn yếu kém vươn lên bằng cả tấm lòng thì nhất định tập thể ấy sẽ vững mạnh. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có nhiều người có bản lĩnh vững vàng không dễ bị lôi kéo vào những điều xấu xa, dù họ sống trong một môi trường bùn lầy hôi tanh nhưng những người đó như những bông hoa sen thơm ngát “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đó chính là những con người vô cùng bản lĩnh. Nhiều người sinh ra trong gia đình không hạnh phúc cha mẹ không hòa thuận, nhưng bản thân những người con trong gia đình đó, lại rất nỗ lực vượt khó để có thể thành công, có một tương lai rộng mở hơn.

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết lựa chọn môi trường sống, lựa chọn bạn tốt để chơi tránh xa những thói hư tật xấu, những điều không hay trong xã hội để trở thành con người có ích, đóng góp sức mình cho xã hội.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 19

Ông cha ta có câu: “Thất bại là mẹ của thành công”, tôi nhận thấy đây là câu tục ngữ nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau:

Thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: Coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: Ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt cho các con, mẹ mong các con thành đạt.

Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. Không cần phải lấy ví dụ đâu xa, thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này.

Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn. Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 20

Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Ai chiến thắng mà chưa hề chiến bại/ Ai nên khôn mà chưa dại đôi lần”. Thật vậy, chẳng có chiến thắng nào lại tự dưng đến, nó chính là kết quả tổng hợp của những thất bại mà bạn đã trải qua. Đúng như câu nói “Thất bại là mẹ của thành công”. Thất bại là kết quả mà bạn không đạt được như điều mình mong muốn. Và “thất bại là mẹ của thành công” là nhấn mạnh đến những thứ bạn không đạt được ấy chính là kinh nghiệm, bài học quý báu để giúp bạn chinh phục được điều mình mong muốn.

Xét về mặt khao khát của con người thì chẳng ai mong muốn mình thất bại cả. Vì thất bại thật đau đớn, bao nhiêu sự nỗ lực, công sức, tiền của, thậm chí cả sự giúp đỡ của gia đình và bè bạn nữa đều đổ sông đổ biển. Nhưng xét đường dài trong cuộc đời mỗi người, thất bại lại trở thành những điều thực sự quý báu. Bạn có thể chán nản, tuyệt vọng, cho phép mình khóc thật to khi thất bại… nhưng chắc chắn điều đó chỉ diễn ra trong chốc lát thôi.

Nhìn nhận lại, bạn phải phát hiện ra bạn thất bại từ đâu, điều gì khiến bạn không đạt được thành công như mình mong ước. Trong đó quan trọng nhất là năng lực, ý chí của bản thân đã đủ chưa để làm được điều đó. Thất bại lúc ấy không phải điều nhục nhã như bạn tưởng, nó lại trở thành ánh sáng soi đường để bạn đứng dậy đi tiếp. Thiết nghĩ Walt Disney mà sớm bỏ cuộc vì sự gạt bỏ của chủ đầu tư thì ông sẽ không tạo ra những nhân vật hoạt hình để đời cho trẻ em trên toàn thế giới. Thomas Edison không dám chắc mình sẽ tạo ra bóng đèn nếu không lấy bài học từ 10.000 lần thử nghiệm thất bại.

Chân dung những “con cá mập” trong chương trình Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ) chẳng dễ dàng gì ngồi vào ghế nóng để cho những bạn trẻ lập nghiệp kêu gọi vốn đầu tư. Có người trong số họ phải trả giá bằng máu và nước mắt. Ấy vậy mà ngoài kia, nhất là những bạn trẻ thất bại dù trong một chuyện cỏn con cũng cảm thấy yếu đuối, oán trách hết người này người nọ. Hay có những người vấp ngã một lần đã vội thu mình lại, sợ hãi chẳng dám dũng cảm đứng lên và bước tiếp.

Thất bại là một phần của cuộc sống, nó chính là thứ sẽ xảy ra trong cuộc đời của các bạn dù ít hay nhiều. Nó có nhiều ý nghĩa tích cực hơn là những đau khổ mà chúng ta nghĩ. Vấn đề của bạn là sẽ đón nhận thất bại như thế nào? Có tỉnh táo và vững vàng để nhận ra nó là thử thách của bản thân mà mình phải cố gắng học tập và rèn luyện để vượt qua. Ai rồi cũng sẽ đi qua thất bại, tôi tin là thế!

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 21

“Thất bại là mẹ thành công” hàm chứa triết lý sống, cách sống mạnh mẽ: thất bại không được nản lòng, sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành công. Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có lần thất bại trong công việc, nhưng dừng vì thất bại (dù tới vài lần liên tiếp) mà nản lòng.

Có thất bại rồi mới có kinh nghiệm và rút ra bài học sau mỗi lần thất bại để sửa đổi lại lối suy nghĩ, cách làm việc và từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công. Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại. Hơn 3000 lần thí nghiệm thất bại, nhà bác học Edison mới sáng chế ra được bóng đèn điện.

Huyền thoại Steve Jobs bị sa thoải ra khỏi chính công ty do ông thành lập bởi những sai làm, để rồi sau đó ông quay trở lại làm nên lịch sử của chiếc Iphone. kể cả thiên tài Albert Einstein cũng không thể tránh khỏi những thất bại tạm thời trước khi trở thành nhà khoa học vĩ đại mọi thời đại. “Thất bại là mẹ thành công” bao hàm một nhân sinh quan tích cực, một lời khuyên đúng đắn: sống mạnh mẽ, lạc quan và luôn có niềm tin vào mục đích sống tốt đẹp.

Là tuổi trẻ, bạn đừng nên lãng phí thời gian cuộc đời với lối sống an nhàn, hưởng thụ. Hãy dũng cảm nghĩ lớn, khát khao lớn và dũng cảm hành động. Đừng sợ vấp ngã, đừng sợ thất bại, bởi chính nó sẽ làm cho bạn trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn để đi đến thành công.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 22

“Thất bại là mẹ thành công” – bạn có đồng ý không? Mới nghe qua có vẻ vô lí vì thất bại là sự đối lập của thành công vậy tại sao lại là “mẹ” của thành công được? Thành công là trạng thái mà con người đạt được mục đích mà họ mong muốn.

Còn thất bại thì ngược lại đó là khi chúng ta không đạt được điều mình muốn. Trong câu nói này ý chỉ rằng thất bại chính là tiền đề để tạo nên sự thành công. Khi bạn thất bại bạn sẽ có kinh nghiệm hơn về việc đó để rồi sau này có thể hạn chế được mặt tiêu cực và đạt được thành công. Sau thất bại bạn sẽ có động lực để vực dậy, sửa đổi mặt yếu kém.

Cứ như thế thành công sẽ chào đón bạn. Các nhà khoa học đã phải thất bại rất nhiều trước khi có những phát minh có thể làm thay đổi cả thế giới. Nhưng nếu khi bạn thất bại mà chán nản, bỏ cuộc để rồi bạn sẽ không bao giờ đạt được thành công mà bạn mong muốn.

Chúng ta cần có ý thức, nghị lực để khắc phục thất bại và biến nó thành thành công. Thất bại chưa là dấu chấm hết, nó thực sự kết thúc là khi bạn không có nghị lực sống để giải quyết thất bại. Cánh cửa thành công luôn chào đón bạn, vậy tại sao bạn không tự đứng lên để Bắt Đầu.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 23

Những câu tục ngữ được xem là “túi khôn” của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: “Lá lành đùm lá rách”.

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo “Lá lành đùm lá rách” là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng “Lá lành đùm lá rách” là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa “đồng bào” mà cha ông xưa đã răn dạy.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay đã được dân tộc ta phát huy và giữ gìn nó trở thành những hình ảnh đẹp và vô cùng cao quý, những hình ảnh mang đậm nét giá trị và những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Lòng thương người của con người phải ngày càng được giữ gìn và cần phải có tấm lòng nhân hậu thân ái, giúp đỡ người khác. Mỗi người đều cần phải thể hiện được điều đó qua hành động của mình, lòng thương người và sự đối đãi hợp tình hợp lý giữa con người với nhau, mỗi người cần phải làm được điều đó và nó mới mang một ý nghĩa lý tưởng và giúp đỡ tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta khi làm được những điều có ích cho xã hội và giúp đỡ được người khác thì tấm lòng của mình sẽ ngày càng được mở ra và nó cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ của mình với tất cả mọi người. Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm từ xưa đến nay và nó hoàn toàn đúng, sự giúp đỡ và đùm bọc giữa con người và con người sẽ được làm nên những giá trị ý nghĩa và tốt đẹp nhất. Trong đó sự yêu thương giúp đỡ giữa con người với nhau sẽ ngày càng được phát triển mạnh mẽ, và ý nghĩa của nó để lại rất nhiều biểu tượng và tượng trưng cho những lý tưởng và ý nghĩa chung cho tất cả mọi người. Những việc làm có giá trị như việc giúp đỡ người khác, từ những hành động nhỏ nhất như việc đưa người già qua đường, hay dành những đồ dùng của mình quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, một cử chỉ và nghĩa cử cao đẹp tạo nên một ý nghĩa lớn lao cho cả một xã hội.

Một việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa của nó để lại lại vô cùng to lớn, mỗi người nên dành tình yêu thương của mình cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người có số phận bất hạnh hơn mình, biết yêu thương đùm bọc con người họ sẽ trở thành những con người cao thượng và làm được những điều có giá trị rất lớn lao và để lại cho con người những tình cảm yêu mến nhất. Hạnh phúc của mỗi con người là làm được nhiều ý nghĩa và việc làm có ích cho xã hội chính vì vậy mỗi chúng ta nên làm những điều có ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của mình. Với lòng nhân ái, sự yêu thương của con người với con người tạo nên những tình cảm chân thành và vô cùng đáng quý, mỗi người chúng ta cần tạo nên những điều đó để cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa hơn, cuộc sống sẽ thực sự nở hoa và tràn đầy nhựa sống cho mỗi người.

Lá lành đùm lá rách đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người, nó không chỉ để lại những giá trị to lớn cho cuộc sống mà còn lại những tình cảm chân thành và đáng chân trọng nhất. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những con người có trái tim nhân hậu, lòng nhân hậu đó luôn luôn được thể hiện qua sự thể hiện sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc đến mọi người. Trong xã hội của chúng ta nếu xuất hiện những con người như vậy xã hội này sẽ ngập tràn tình yêu thương và lòng nhân ái, sự trừu mến, đoàn kết vì một xã hội giàu tình yêu thương của con người, sự đoàn kết của một dân tộc giàu truyền thống.

Mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc để từ đó phát huy mạnh mẽ được giá trị và truyền thống của dân tộc ta, những truyền thống cao cả và cần thiết trong một xã hội hiện đại ngày nay, câu tục ngữ này đã để lại những bài học vô cùng quý giá và cần thiết ở mỗi con người.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 24

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S cong cong đầy nắng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống thấm đượm nhân văn: Lá lành đùm lá rách

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách.

Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ…, làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học… bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé. Khi đất nước đối diện với cơn đại dịch Corona chết người, Việt Nam đã dang rộng vòng tay đón những Kiều bào về nước chữa trị; những nhà hảo tâm ra sức quyên góp ủng hộ chống dịch cho các bệnh nhân… Đó là những biểu hiện cao đẹp của một dân tộc bé nhỏ mà giá trị đạo đức vô cùng vĩ đại, khó cường quốc nào có thể sánh bằng.

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác… vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật… Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 25

“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”

(Tố Hữu)

Câu thơ trên đúng là một triết lý tuyệt vời bởi nó nói với chúng ta đúng về những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: “Thất bại là mẹ thành công”. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến “mẹ” là nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa. Ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lý khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta? Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

Ta hiểu như thế vì cái lý, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, như ông Đoàn Tử Quang – một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, khi đi thi đại học không đỗ đạt từ lần đầu. Mà phải mất một hoặc nhiều năm sau mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần “Thất bại là mẹ thành công” để quyết chí thành tài.

Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới với tấm gương của các thiên tài như: Ê-đi-xơn – một nhà vật lý nổi tiếng đã từng nhận thất bại hàng nghìn lần mới phát minh ra chiếc bóng đèn đầu tiên cho nhân loại. Nếu không có hàng nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời – một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục thay!

Trong học tập cũng vậy. Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi từng học yếu môn văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thi viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên): “Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại ban đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế…”

Như vậy, câu tục ngữ trên của cha ông ta là một lời nhắc nhở vô cùng ý nghĩa đối với mỗi người.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 26

Đền ơn đáp nghĩa là một đạo lí vô cùng quý giá của con người, hướng chúng ta đến một lẽ sống chuẩn chỉ, tốt đẹp. Ở Việt Nam, đạo lí này đã được khéo léo thể hiện qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Theo nghĩa đen, nó là sự biết ơn công lao những người đã vất vả gieo trồng, chăm sóc cây cối để ta có được trái ngon quả ngọt. Còn theo nghĩa bóng, đó là lời căn dặn, khuyên bảo con người sống phải có ơn nghĩa. Khi được giúp đỡ hay đạt được thành công, thành tựu, ta phải luôn ghi nhớ, trân trọng những người đã giúp đỡ, hỗ trợ mình. Có thể nói, đạo lí đền ơn đáp nghĩa này cũng giúp con người chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn về nhân cách.

Theo em, câu tục ngữ nêu trên hoàn toàn đúng đắn, mang một ý nghĩa vô cùng lớn đối với cuộc sống con người. Lòng biết ơn chính là cơ sở để ghi nhớ công lao, chiến tích của thế hệ đi trước để lại. Người sống có trước có sau luôn được mọi người xung quanh yêu quý, giúp đỡ, góp phần tạo nên một xã hội tươi đẹp, văn minh. Người Việt ta có phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà; có vô số ngày lễ, ngày kỉ niệm để tôn vinh, bày tỏ lòng biết ơn đến cá nhân, tập thể có đóng góp lớn lao trong xã hội có thể kể đến như ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-02 hay ngày Thương binh liệt sĩ 27-07,… Tất cả đều góp phần thể hiện truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc.

Tuy nhiên, trong xã hội dù là xưa hay nay đều có những con người không tuân theo quy chuẩn đạo đức chung. Đó là kẻ chỉ biết nhận sự giúp đỡ của người khác rồi lại “ăn cháo đá bát”. Họ cần phải bị lên án mạnh mẽ. Nếu cứ tiếp tục như vậy, rồi bọn họ sẽ bị mọi người xa lánh, không còn ai tình nguyện tương trợ những kẻ vô ơn như vậy cả.

Tựu chung lại, với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ông cha ta đã căn dặn, nhắc nhở con cháu đời sau về đạo lí sống ơn nghĩa, thủy chung vô cùng đáng quý. Từ đó, ta lại càng thấy biết ơn những thế hệ trước đã hi sinh, cống hiến rất nhiều để ta có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như bây giờ.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 27

Trong cuộc sống, nếu chúng ta làm gì cũng hấp tấp, vội vàng và còn hay “đẽo cày giữa đường” thì mọi chuyện đều “sôi hỏng bỏng không”. Để răn dạy con cháu đời sau rèn luyện đức tính kiên trì, ông cha ta đã sáng tạo nên câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Sắt là một loại kim loại vô cùng rắn. Còn kim lại là vật dụng bé nhỏ dùng để may vá, sửa chữa quần áo. Nhờ quá trình mài giũa mà sắt có thể trở thành chiếc kim. Lấy hình ảnh sắt và kim, tác giả dân gian muốn gửi gắm chúng ta bài học về lòng kiên trì. Chỉ khi con người kiên trì, cần mẫn thì mới làm được nhiều điều có ích và gặt hái được thành tựu.

Sắt không thể bỗng dưng trở thành kim nếu như nó không được tác động, mài giũa bởi con người. Cũng như con người không thể thành công nếu như không nỗ lực, cố gắng. Khi nói về tấm gương nghị lực, kiên trì, ta không thể không nhắc đến Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Trước khi trở thành người đứng đầu nước Mỹ, Abraham Lincoln phải trải qua nhiều đắng cay, vất vả. Ông làm nhiều nghề nhưng lần nào thử sức với ngành nghề mới, ông cũng đều thất bại. Ngay cả khi bước chân vào con đường chính trị, ông hoàn toàn không gặt hái được bất kì thành tựu nào mà còn vấp ngã vào thời gian đầu. Trải qua hơn 10 lần thất bại, ông không hề nản chí mà luôn quyết tâm, cố gắng với mục tiêu và trở thành một trong những nhân vật vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ. Ông dẫn dắt nước Mỹ đi lên, thực hiện ba mục tiêu lớn là thống nhất quốc gia, giải quyết nội chiến và giải phóng nô lệ. Rõ ràng, thất bại đã hun đúc nên tinh thần thép của Abraham Lincoln. Mặc dù bị không ít người khác nghi ngại về tài năng của mình nhưng ông đã chứng minh bằng sự kiên trì, chịu khó của bản thân.

Rõ ràng, kiên trì là một đức tính cần thiết trong cuộc sống. Chỉ khi có ý chí, nghị lực, con người mới có thể học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và vươn lên không ngừng. Chắc chắn, trong quá trình thực hiện mục tiêu, mỗi người không tránh khỏi cảm giác chán nản. Thế nhưng, ngay cả khi khó khăn tuyệt vọng, chỉ cần nghĩ đến lí do bắt đầu và những công sức bỏ ra từ đầu, bạn sẽ có thêm động lực để phấn đấu. Chính sự kiên trì sẽ đem đến cho bạn những suy nghĩ tích cực, lạc quan.

Để đi tới đỉnh vinh quang, chúng ta cần xác định mục tiêu cụ thể, đưa ra những chiến lược, kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh, thực tiễn. Đồng thời, tạo ra thói quen, lối sống phù hợp. Đặc biệt là không bỏ ngang, bỏ dở giữa chừng bởi nếu chúng ta không quyết tâm thì thanh “sắt” kia sẽ không bao giờ có thể trở thành “kim” được.

Đúng như nhà phê bình văn học người Anh Samuel Johnson đã nói: “Những thành tựu vĩ đại không gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì”. Sự kiên trì đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. Từ đây, ta càng hiểu thêm ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 28

Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp, quý báu, trong đó không thể không kể đến tinh thần đoàn kết. Nó là một yếu tố vô cùng quan trọng, làm nên thắng lợi của biết bao cuộc kháng chiến khi xưa, góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng đất nước. Và tinh thần ấy được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Đến với câu tục ngữ, có thể thấy, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh biểu tượng hết sức đơn giản mà hiệu quả. “Một cây” được dùng để biểu thị cho số ít, “ba cây” là số nhiều. Như vậy, nếu chỉ có một mình, số lượng ít ỏi thì “chẳng” thể làm nên chuyện. Nhưng nếu hợp sức lại, lấy số đông để đối chọi lại thì sức mạnh sẽ được tăng lên đáng kể, mang đến những điều lớn lao, cao cả. Đây chính là bài học, là lời dạy về tinh thần đoàn kết mà thế hệ đi trước căn dặn chúng ta.

Thật vậy, con người sinh sống không thể tách mình khỏi cộng đồng. Nền hòa bình độc lập của chúng ta bây giờ không phải do một cá nhân hay một bộ phận người nào giành lấy. Đó là sự hợp lực, quyết tâm của cả dân tộc. Nó đã tạo ra khí thế hào hùng, bi tráng, khiến quân địch phải khiếp sợ, run rẩy. Hay ngay trong cuộc sống hàng ngày, nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người, ta sẽ phải tự mình cùng lúc đối diện với vô vàn công việc từ lớn đến nhỏ. Chính vì vậy, đoàn kết chính là chìa khóa để cuộc sống, xã hội của chúng ta trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Mặt khác, việc độc lập hoạt động không phải hoàn toàn là tiêu cực. Có rất nhiều chuyện trong cuộc sống ta phải tự mình giải quyết, từ đó rút ra những bài học quan trọng. Tuy nhiên, ta cũng không nên quá tách biệt mình ra khỏi thế giới. Việc nhận sự giúp đỡ từ người khác cũng là một cách để ta học hỏi và hoàn thiện bản thân.

Câu tục ngữ nêu trên đã đem đến cho bao thế hệ bài học quý giá về sự đoàn kết, tương ái. Qua đó, ta lại càng thêm trân trọng và biết ơn những người xung quanh – những người đã giúp đỡ, hỗ trợ ta mỗi lúc cần thiết.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 29

Từ xa xưa, ông cha ta đã nhận ra được tầm quan trọng của việc đoàn kết trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước. Vì vậy, các tác giả dân gian đã gửi gắm đến thệ hệ sau về tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ giàu hình ảnh:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Trước hết, ta cần làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ này. “Một” là số ít trong khi đó “ba” là số nhiều. Một cây sẽ không thể tạo nên núi nhưng khi có nhiều cây cùng tập trung tại một điểm sẽ tạo nên khu rừng rộng lớn. Mượn hình ảnh cái cây, tác giả dân gian muốn đề cập đến sự đoàn kết. Con người cũng giống như chiếc cây, nếu chỉ có một mình thì không thể tạo nên sức mạnh tổng hợp. Chính vì vậy, phải có nhiều người cùng chung tay hành động, đồng lòng đồng sức mới có thể làm nên việc lớn.

Đất nước Việt Nam phát triển, bình yên như ngày hôm nay là nhờ vào tinh thần đoàn kết, tương trợ của toàn thể nhân dân. Trải qua mấy thế kỉ, từ thời vua Hùng cho đến nay, chúng ta đã thấy được tinh thần gắn bó, chung sức chung lòng của dân tộc. Nhiều lần đứng trước nanh vuốt của kẻ thù xâm lược, ông cha ta vẫn kiên cường giữ vững nền độc lập dân tộc. Đó là hình ảnh các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng hô vang khẩu hiệu “Sát Thát”, làm nên chiến thắng vẻ vang trước vó ngựa quân Mông-Nguyên. Hay còn là hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ, những thanh niên trai tráng, những người nông dân cầm súng, cầm gậy guộc chiến đấu cho quê nhà trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Nếu không nhờ tinh thần đoàn kết thì liệu chúng ta có thắng nổi quân địch với những vũ khí tối tân, hiện đại hay không?

Truyền thống ấy tiếp tục kéo dài đến tận ngày hôm nay. Mỗi khi mưa lũ, tất cả người dân từ Nam chí Bắc đều đồng sức đồng lòng, giúp đỡ bà con vượt qua thiệt hại. Ngoài ra, trong sản xuất lao động, mọi người cũng vô cùng đoàn kết, gắn bó.

Đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp nhân dân vượt qua được mọi khó khăn, gian khổ. Đoàn kết khiến con người gắn bó, gần gũi hơn, từ đó tạo nên một xã hội văn minh, giàu đẹp. Đúng như lời Hồ Chủ tịch đã nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công.”.

Nối tiếp truyền thống hào hùng, vẻ vang ấy, chúng ta cần cùng nhau xây dựng tinh thần đoạn kết trong lớp học, tổ dân phố nơi mình sinh sống. Tinh thần đoàn kết ấy sẽ tiếp thêm động lực để bản thân mỗi người học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

Câu tục ngữ tuy giản dị song lại chứa đựng bài học sâu sắc, ý nghĩa. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh nội sinh, là phương tiện để toàn dân xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bởi đoàn kết luôn làm nên những điều phi thường, bất diệt.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 30

Đã có rất nhiều câu nói nổi tiếng của những vĩ nhân trên thế giới về vấn đề phát triển và hoàn thiện bản thân. Trong số đó, em ấn tượng nhất với câu danh ngôn “Người do dự không bao giờ thành công” của Napoleon.

Câu nói trên đã mang đến cho em nhiều suy nghĩ, chiêm nghiệm. Có thể nói, niềm tin và ý chí là những yếu tố then chốt để làm nên thành công của con người. Trên con đường đời đầy chông gai, chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ có ít nhất một lần do dự. Lí do dẫn đến sự do dự đó chính là nỗi sợ. Ta sợ bản thân không đủ tri thức về lĩnh vực đó, sợ mình sẽ thất bại, sẽ bị chê cười. Nhưng có thất bại thì mới có những bài học để ta học hỏi, rút kinh nghiệm, từ đó dần dần tiến tới thành công. Sự tự tin của con người được xây dựng trên nền tảng tri thức, kĩ năng. Vậy nên, để có thể vững vàng hơn, ta cần phải không ngừng trau dồi, nâng cấp bản thân. Nó giống như việc chuẩn bị vũ khí, lương thực và tinh thần trước khi tham gia chiến trận vậy. Chuẩn bị càng kĩ thì khả năng giành chiến thắng của chúng ta càng cao. Và hơn hết, nó sẽ cho ta dũng khí để sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn. Khi ta không do dự, không sợ sệt, ta hoàn toàn có thể nắm được thành công trong tầm tay.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng sự do dự kia không hoàn toàn là lo sợ mà có thể là những cân nhắc, tính toán kĩ càng. Trong một vài trường hợp, đúng là ta cần phải xem xét vấn đề thật kĩ chứ không phải cứ dứt khoát, nhanh chóng hoàn thành. Sự do dự đó là chính đáng bởi nó giúp ta nhìn nhận mọi thứ một cách bao quát và toàn diện nhất, từ đó đưa ra phương án giải quyết vấn đề phù hợp . Chính vì vậy, để bản thân có thể đạt được tới thành công như mong đợi, ta cần phải có những quyết định sáng suốt, đồng thời, sử dụng sự quyết đoán của mình một cách hiệu quả nhất.

Câu nói của Napoleon: “Người do dự không bao giờ có được thành công” đã đem tới những thông điệp, bài học ý nghĩa, giúp ích rất nhiều cho sự phát triển nhận thức của con người. Qua đó, nó giúp ta càng có thêm nhiều động lực để hoàn thiện bản thân hơn.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 31

Thất bại là điều thật khó tránh khỏi trong cuộc sống. Để khích lệ, cổ vũ tinh thân cho mọi người, ông cha ta đã khẳng định rằng: “Thất bại là mẹ thành công”.

Câu tục ngữ đã cho rằng những thất bại là thứ giúp tạo nên thành công vang dội về sau. Điều đó là hoàn toàn hợp lí.

Nhìn nhận một cách tích cực, thất bại cũng có những giá trị và ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Sự thất bại giúp chúng ta rút ra những kinh nghiệm, bài học quý giá khi thực hiện mục tiêu của mình. Sự thất bại giúp chúng ta nhận ra những sai lầm, thiếu sót của bản thân để khắc phục và hoàn thiện hơn. Sự thất bại cũng giúp ta càng thêm có động lực và quyết tâm hơn nữa để chinh phục ước mơ. Tựa như với việc trồng hoa. Lần đầu thất bại, để chúng ta hiểu rằng mình đã sai lầm ở đâu, chăm sóc sai phương pháp như thế nào. Để khi thử lại ở lần tới, sẽ có đầy đủ tri thức và hành trang để thành công.

Tuy nhiên, không phải lúc nào thất bại cũng là nền tảng để chúng ta tiến tới thành công. Để từ thất bại đi đến thành công, chúng ta cũng cần nhiều hơn những tố chất khác. Đó là sự kiên nhẫn, sự mạnh mẽ và sự quyết tâm với mục tiêu đã đặt ra. Và cũng là tri thức, là khả năng, là kinh nghiệm để có thể tiếp tục bước tiếp. Nếu thiếu những điều đó, thì thất bại sẽ mãi chỉ là thất bại, không thể nào hóa thành động lực dựng xây nên thành công.

Đôi khi chính sự thất bại là minh chứng rằng mục tiêu đã đặt ra quá xa tầm với, quá phi thực tế, sẽ chẳng bao giờ thành công được. Chúng ta không nên quá cố chấp với những gì đã đặt ra để rồi mù quáng theo đuổi nó. Điều quan trọng nhất sau mỗi thất bại, là chúng ta phải nhìn lại và đối mặt với thất bại của bản thân, để rút ra những kinh nghiệm cho chính mình.

Có như thế thất bại mới thực sự là mẹ của thành công. Vì hành trang, bài học chúng ta nhận được có thể chưa sử dụng cho hành trình ngay lúc này nhưng chắc chắn sẽ hữu ích ở một con đường khác.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 32

Có một câu nói của Thomas Edison mà tôi rất thích: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện”. Đúng vậy! Không phải ai sinh ra cũng thành tài mà phải trải qua quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ.

Có thể thấy, ý chí, nghị lực sống là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của con người. Ý chí là việc con người có bản lĩnh, có quyết tâm, vững lòng với mục tiêu, với ước mơ của bản thân mình và theo đuổi nó đến còn. Còn nghị lực sống là sự kiên nhẫn, sức sống bền bỉ của con người dù gặp phải những khó khăn, thử thách trên con đường mình đã chọn cũng không bỏ cuộc mà cố gắng đi tiếp. Ý chí và nghị lực sống vô cùng quan trọng và cần thiết đối với con người, đó là kim chỉ nam để cuộc sống con người tốt hơn cũng như đạt được mục tiêu của bản thân và có được thành công.

Ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người, người có ý chí sẽ có kế hoạch làm việc, người có kế hoạch làm việc sẽ lường trước được những khó khăn, thử thách để vượt qua và sớm có được thành công. Bên cạnh đó, ý chí, nghị lực sống giúp sẽ con người có suy nghĩ đúng đắn và tích cực hơn, từ đó giúp chúng ta sống đúng theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Để rèn luyện cho bản thân một ý chí, nghị lực sống, chúng ta trước hết cần có mục tiêu cho bản thân mình, lên kế hoạch cụ thể thực hiện mục tiêu đó và cố gắng hằng ngày, dù gặp bất cứ khó khăn gì cũng không nản chí, bỏ cuộc.

Là một người học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạo đức; sống có ước mơ và luôn luôn cố gắng để thực hiện ước mơ đó. Ngoài ra, để hoàn thiện bản thân mình hơn, chúng ta cần tự rèn luyện thói quen đọc sách, tập thể dục, học ngoại ngữ,… để tốt hơn từng ngày. Mỗi người có một lần để sống, hãy khiến cuộc sống của mình đáng sống hơn, ý nghĩa hơn, mỗi ngày trôi qua đều đáng để trân trọng.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 33

Có người đã từng nói: “Giữa lớp sỏi đá khô cằn cây hoa dại vẫn tốt lên và nở những chùm hoa thật đẹp”. Vậy điều gì đã khiến cho cây hoa dại giữa một vùng sỏi đá khô cằn thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng ấy vẫn xanh tốt và hiến dâng cho đời những chùm hoa tuyệt đẹp? Đó chính là nhờ vào ý chí, nghị lực sống. Con người cũng vậy, muốn có được thành công thì phải có ý chí vươn lên.

Ý chí là những cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách cho dù những thử thách đó có khó khăn, gian khổ đến đâu. Để đạt được mục đích, con người phải có nghi lực để thực hiện chứ không thể trông chờ vào may mắn, hay phụ thuộc vào hoàn cảnh. Cuộc sống là như vậy, có ai thành công mà không phải nếm trải sự cay đắng, khổ cực, có ai bước đến đỉnh vinh quang mà không phải bước chân trên con đường đầy chông gai, nguy hiểm.

Chúng ta không thể biết con đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó, có những người khi gặp khó khăn thử thách họ chỉ biết chạy trốn thay vì là tìm cách vượt qua, đây là những người không có nghị lực sống, điều này tương đương với việc họ đã tự đánh mất đi chiếc chìa khóa quan trọng có thể mở mọi cánh cửa trong cuộc đời họ – chiếc chìa khóa mà do chính họ nắm giữ.

Trong cuộc sống còn nhiều gian nan, thử thách thì có ý chí là điều rất quan trọng, có ý chí, có niềm tin thì ta có thể vượt qua mọi khó khăn để đưa những bước chân gần hơn với thành công và hạnh phúc. Chúng ta nên nhớ rằng đừng bao giờ từ bỏ khi bạn vẫn còn ước mơ, và nghị lực sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ đó.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 34

Nguyễn Trãi đã từng viết: ” Chơi cùng lũ dại nên bầy dại/Kết mấy người khôn học nết khôn”. Góp vào lời bàn sau sắc ấy, ông cha ta khẳng định tầm quan trọng của môi trường sống, hoàn cảnh sống góp phần ảnh hưởng và phát triển đến nhân cách của mỗi con người. Bài học ấy được đúc kết ngắn gọn, cô đúc, hàm súc trong câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.”

Trước tiên, chúng ta cần hiểu “Mục” là gì? “Đèn” là gì? “Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. Từ “Mực” và “đèn” là hai hình ảnh trái ngược nhau. Mượn những hình ảnh sự vật, đồ vật quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống, bằng cách lập luận theo quan hệ nhân – quả, ông cha ta đã khái quát thành bài học sâu sắc về tác động của môi trường đến việc hình thành nhân cách con người qua những hình ảnh mang tính chất ẩn dụ sâu sắc. Từ những hình ảnh tương phản trên, ông cha ta đưa ra lời khuyên bổ ích cho con cháu: Cần phải lựa chọn môi trường sống tốt đẹp để có được một nhân cách tốt đẹp.

Những điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách con người, vì: Mỗi con người chúng ta lớn lên, một phần nhỏ sống theo bản năng, nên môi trường xung quanh rất qua trọng. Nếu môi trường xấu, nhân cách sẽ bị ảnh hương; nếu môi trường tốt, con người sẽ phát triển được những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó cũng là những mối quan hệ. Nếu giao du với nững con người xấu, tính cách sẽ bị tiêm nhiễm; nếu có những mối quan hệ tốt đẹp với những người tốt, chúng ta sẽ học được những điều hay lẽ phải, giống như “Ở ống thì trong, ở bầu thì dài”. “Cha nào con nấy”…

Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuộc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thói hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.

Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xét một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Điều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 35

Cuộc sống vô nghĩa hay có nghĩa là do chúng ta lựa chọn. Nếu muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa, trước hết chúng ta cần sống có ý chí. Người có ý chí là những người sống có kế hoạch, mục tiêu, lí tưởng cho bản thân mình và biết vươn lên, cố gắng thực hiện lí tưởng đó.

Khi con người có ý chí thì dù gặp phải những khó khăn, thử thách nào trên con đường mình đã chọn thì chúng ta vẫn mạnh mẽ đứng lên, vượt qua và đi tiếp. Ý chí chính là tinh thần vượt khó. Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn, vấp ngã, người có ý chí là người kiên cường, đứng lên và vượt qua được thử thách.

Người có ý chí biết được bản thân mình muốn gì, sống có ước mơ, biết đặt ra mục tiêu và cố gắng phấn đấu vì mục tiêu đó, kiên trì, nhẫn nại với công việc mình đang làm, thắng không kiêu, thua không nản. Ý chí chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người, người có ý chí sẽ có kế hoạch làm việc, người có kế hoạch làm việc sẽ sớm có được thành công. Bên cạnh đó, ý chí sẽ giúp con người suy nghĩ đúng đắn và tích cực hơn, từ đó giúp chúng ta sống đúng theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người sống không có mục tiêu, ước mơ, hoài bão, không biết vươn lên, phó mặc cho số phận. Lại có những người lười biếng, dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này cần xem xét lại tư tưởng, hành động của mình nếu muốn có được thành công trong cuộc sống. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, hãy sống và trở thành người có ý chí kiên cường nhất.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 36

Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ và có một ý chí hơn người. Ý chí là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.

Câu nói khuyên nhủ mỗi chúng ta hãy luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của mình, sự nỗ lực, kiên trì sẽ giúp chúng ta tìm được định hướng, con đường đúng đắn để đi đến thành công. Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác.

Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Chúng ta không thể biết con đường này sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước.

Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 37

Bàn về vấn đề trong cuộc sống có rất nhiều câu tục ngữ và danh ngôn hay, có ý nghĩa. Nhưng có lẽ câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất chính là câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Câu tục ngữ muốn bàn luận về cách sống và thái độ sống của con người.

Vậy “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa như thế nào. Như chúng ta đã biết “mực” là thứ mà người xưa dùng trong viết lách, loại mực tài dùng với bút lông mỗi lần viết phải đổ nước và mài mực. Sau đó, chấm lên bút lông viết nét đậm nét thanh vô cùng tinh tế. Tuy nhiên, loại mực này rất bền nếu chẳng may bị dính vào quần áo hoặc tay chân thì rất khó để rửa sạch. Bên cạnh đó ý nghĩa của từ “mực” trong câu tục ngữ này còn thể hiện sự xấu xa, những điều không tốt. Những thói hư tật xấu trong xã hội. Nếu chúng ta mà bị nó dính vào người, ở gần nó thì sẽ bị dính bẩn bị lây nhiễm những thói xấu, khiến cho thanh danh, và tương lai của chúng ta khó mà rửa sạch được. Còn “đèn” chính là thứ chúng ta dùng để thắp sáng, soi sáng giúp mọi thứ có thể nhìn rõ hơn. Hay “đèn” chính là để chỉ những điều tốt đẹp, môi trường sống sạch và lối sống sạch thì khi sống trong môi trường này ta sẽ học tập được những điều hay lẽ phải, trở thành người có ích.

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” được ông cha ta ngày xưa đúc kết lên từ những kinh nghiệm cuộc sống. Nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh mình. Nếu con người được sống trong một môi trường lành mạnh nhiều điều tích cực thì con người sẽ được học hỏi những điều tốt đẹp, phát huy được sở trường của mình. Còn nếu con người sống trong môi trường toàn những điều xấu con người đó sẽ trì trệ và trở nên xấu tính hơn. Trong mỗi gia đình, cha mẹ người thân chính là một tấm gương để cho các bạn trẻ, những em bé noi gương theo, bắt chước nếu cha mẹ không gương mẫu thì khó lòng dạy dỗ con cháu nên người. Chính vì vậy, muốn hình thành nhân cách tốt cho trẻ thì chính cha mẹ phải là người làm gương cho con cái trước tiên. Một gia đình luôn hòa thuận yêu thương nhau thì con cái nhất định sẽ hiếu thảo, lễ nghĩa, biết kính trên nhường dưới. Trong một tập thể lớp cũng vậy, nếu cả lớp tiên tiến, xuất sắc cùng nhau đoàn kết, chia sẻ những kinh nghiệm học tập tốt, cùng giúp đỡ những bạn còn yếu kém vươn lên bằng cả tấm lòng thì nhất định tập thể ấy sẽ vững mạnh. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có nhiều người có bản lĩnh vững vàng không dễ bị lôi kéo vào những điều xấu xa, dù họ sống trong một môi trường bùn lầy hôi tanh nhưng những người đó như những bông hoa sen thơm ngát “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đó chính là những con người vô cùng bản lĩnh. Nhiều người sinh ra trong gia đình không hạnh phúc cha mẹ không hòa thuận, nhưng bản thân những người con trong gia đình đó, lại rất nỗ lực vượt khó để có thể thành công, có một tương lai rộng mở hơn.

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết lựa chọn môi trường sống, lựa chọn bạn tốt để chơi tránh xa những thói hư tật xấu, những điều không hay trong xã hội để trở thành con người có ích, đóng góp sức mình cho xã hội.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 38

Ông cha ta vẫn thường nói rằng: “Có chí thì nên”.

“Chí” ở đây là ý chí, là nghị lực – một phẩm chất vô cùng quan trọng và đáng quý của con người. Từ đó, người xưa luôn tin rằng, chỉ cần có đủ ý chí thì chắc chắn sẽ thành công. Tính đúng đắn của câu tục ngữ này đã được chứng minh trong suốt mấy trăm năm qua.

Để thành công, chúng ta cần phải đủ can đảm, nghị lực để bắt đầu. Và càng cần ý chí hơn nữa để đối mặt và vượt qua những khó khăn, thử thách trên hành trình chinh phục ước mơ. Dù là mục tiêu to lớn hay ước mơ vĩ đại, ý chí luôn là yếu tố tiên quyết đóng vao trò quan trọng. Tựa như để trở thành một học sinh giỏi toán, ta cần ý chí để vượt qua những cám dỗ lúc học bài, vượt qua sự chán nản khi không giải được bài toán khó, vượt qua sự tẻ nhạt với hàng trăm công thức đơn điệu, vượt qua sự mệt mỏi khi thức khuya dậy sớm học bài.

Dù vậy, hiện nay vẫn có không ít người sống thiếu đi ý chí, nghị lực. Khi đứng trước khó khăn, vất vả và thử thách, họ dễ dàng buông xuôi, thỏa hiệp. Họ chấp nhận buông tay mục tiêu và ước mơ của mình. Hoặc chọn một con đường không đúng đắn để thực hiện nó. Tựa như một số bạn học sinh chấp nhận không học bài để xem phim, chơi game, đến kì thi thì bỏ giấy trắng hoặc chép tài liệu. Đó là những hệ quả đáng buồn.

Tuy nhiên, cũng không nên vì vậy mà chúng ta đề cao độc tôn vị trí của ý chí trong cuộc sống. Bởi ý chí tuy quan trọng nhưng không phải là tất cả. Để thành công, chúng ta còn cần thêm cả nhiều yếu tố khác nữa. Như tri thức, sự chăm chỉ, thông minh, sự khéo léo… và đôi khi là cả sự may mắn hay sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nếu chỉ có sự kiên trì mà thiếu đi các yếu tố khác, thì chẳng khác nào chúng ta đang cố chấp theo đuổi ước mơ một cách cực đoan.

Vì vậy, để đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta cần phải rèn luyện, nâng cao ý chí, nghị lực của bản thân mình. Cùng với đó là việc rèn luyện song song các phẩm chất đáng quý khác.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 39

Có ý kiến cho rằng “Kéo ăn kéo nói sẽ có đươc thiên hạ”. Thật vậy, các cụ xưa câu “Lời nói chả mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Ý chỉ rằng lời ăn lời nói rất quan trọng, nó là chìa khóa giúp mở ra các mối quan hệ. Đồng thời cũng là cái đánh giá của người khác về bản thân bạn.

Vậy “Kéo ăn khéo nói” quan trọng như thế nào? “Khéo ăn khéo nói” tức chỉ những người có mồm lưỡi dẻo. Biết dùng lời nói dễ dỗ dành người khác và làm người khác vui. Tuy vậy, những người lạm dụng quá việc khéo ăn nói, lại là những người bị cho là nói điêu. Dùng lời nói như một thứ vũ khí, lời nói ngon ngọt như rót vào tai nhưng lại như câu nói “mật ngọt chết ruồi.”

“Khéo ăn khéo nói” chính là chìa khóa gia tiếp của những con người với nhau. Nó giúp bạn có thể đến gần với thế giới của người khác. Chúng ta có thể tâm sự, trở thành con người đáng tin cậy và được nhiều người yêu quý bởi chính lời nói của chúng ta. Bởi lẽ những gì bạn nói ra, là những gì phản ánh về con người bạn. Lời hay ý tốt sẽ cho thấy bạn là một con người có ăn học đoàng hoàng. Ngược lại, những kẻ phát ngôn bừa bãi, nghĩ một nói mười chính là những kẻ tiểu nhân. Những kẻ bị xã hội khinh bỉ và lời nói không có trọng lượng.

Chính vì vậy, “lời nói” rất quan trọng, trước khi nói điều gì, chúng ta cần suy nghĩ. Nói từ từ nhưng phải suy nghĩ nhanh.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 40

Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân ta, đúc kết bao kinh nghiệm của đời sống về con người và xã hội. Trong đó có câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. Câu tục ngữ này gồm có hai vế: “thương người” và “thương thân” được so sánh với nhau và đặt hai vế cạnh nhau để nói về giá trị của tình yêu thương.

Ta hiểu rằng thương người là tình thương dành cho mọi người , còn thương thân là tình yêu dành cho bản thân mình. Phải chăng, ông cha ta đang muốn khuyên bảo chúng ta hãy yêu thương người khác như chính bản thân mình. Hai tiếng thương người đã được tác giả dân gian xưa khéo léo đặt trước thương thân, qua đó để nhấn mạnh sự cần thiết của việc đồng cảm, thấu hiểu và thương yêu giữa người với người.

Con người từ khi sinh ra đã chung sống cùng nhau trên hành tinh này. Không phân biệt giàu nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, quốc tích nào, màu da nào; tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng và sự chân thành. Đồng thời, câu tục ngữ còn là một lời khuyên triết lí về cách sống, cách ứng xử. Lời khuyên và triết lí sống ấy đầy giá trị nhân văn. Nếu không có tình thương thì thế giới sẽ chỉ là một viễn cảnh tối tăm và con người sẽ giống như những cỗ máy không có cảm xúc.

Câu tục ngữ không chỉ là kinh nghiệm về tri thức, ứng xử mà còn là bài học quý giá về tình cảm – tình thương người là thứ tình cảm đáng quý, đáng trân trọng, mọi người nên đối xử với nhau bằng tình thương và sự thấu hiểu.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 41

Tục ngữ xưa có câu:”Có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu tục ngữ này đến nay vẫn còn những giá trị to lớn đối với mọi cá nhân trong cuộc sống, đặc biệt là các học sinh, sinh viên đang học tập trên nhà trường. Với lối nói súc tích, ngắn gọn, câu tục ngữ khuyên răn con người phải có ý chí kiên cường, kiên nhẫn nỗ lực từng ngày thì mới thành công.

Mài sắt chính là hình ảnh ẩn dụ cho những nỗ lực, kiên trì của mỗi người cố gắng từng ngày, nỗ lực và đam mê để tiến tới thành công. Còn nên kim là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả tương xứng với những công sức và phấn đấu của một cá nhân nào đó trong suốt thời gian dài. Chính vì vậy, có công mài sắt có ngày nên kim là bài học: nếu như con người chịu khó, nỗ lực làm việc, phấn đấu và hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ thì sẽ đạt được thành quả tương xứng.

Trên thực tế, tương tự như việc mài sắt thì trong mọi việc, đức tính kiên nhẫn, mạnh mẽ, biết phấn đấu và hoàn thiện bản thân chính của mỗi người là yếu tố tiên quyết chắp cánh cho người đó đến với thành công. Thật vậy, chỉ khi ý chí và quyết tâm đủ lớn, mỗi người sẽ không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng giữa chông gai và khó khăn. Và khi có ý chí, nó sẽ giống như ngọn đèn hải đăng soi sáng cách mà chúng ta chinh phục con đường sự nghiệp, giúp chúng ta tránh rơi xuống những “ổ gà”, vấp ngã. Bên cạnh đó, cái chí và sự kiên nhẫn sẽ tạo được sức mạnh vực được mỗi người bước tiếp sau những thất bại, học được từ những thất bại và đi tiếp đến thành công. Chính vì vậy, những sự nỗ lực và rèn luyện chính mình chính là nền móng cho những thành quả về lâu về dài. Trên thực tế, không có nhà tỷ phú hay nhà doanh nhân nào giàu có chỉ sau một đêm. Họ đều phải trải qua hàng chục năm khổ luyện, rèn giũa trong lĩnh vực. Tuy nhiên, sự khác biệt của họ là họ không bao giờ bỏ cuộc, rèn cho mình một tầm nhìn xa trông rộng và đầu óc tiến thủ. Vậy nên, trong thời buổi nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới, nếu như con người ko trang bị cho mình những đức tính kiên trì, rèn giũa cũng như kiến thức, kỹ năng thì sẽ bị tụt hậu. Học sinh chính là những chủ nhân tương lai của đất nước chính vì vậy, các em cần trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng học hỏi của mình ngay từ trên ghế nhà trường.

Tóm lại, câu tục ngữ đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị ứng dụng vào cuộc sống của con người. Nhờ có ý chí và lòng kiên nhẫn mà con người có thể đạt được những mục tiêu trong cuộc sống cũng như làm được nên các thành tích vang dội.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 42

Trong kho tàng văn học ca dao dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu tục hay nói về lòng nhớ ơn, đức tính kiên trì, lối sống ân tình ân nghĩa. Trong đó có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Ông cha ta muốn dạy dỗ ta chúng ta về đức tính kiên trì mà ai cũng cần có. Ý nghĩa của nó như thế nào chúng ta đi vào bàn luận nhé!

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa rất sâu sắc và có giá trị đạo đức to lớn. Đó là lời khuyên bảo đầy tình yêu thương cho con cháu thế hệ sau và cũng là nền tảng vững chắc để mọi người vươn lên và sống tốt hơn. Câu tục ngữ trên mà không cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc “mài sắt” và “nên kim”. “Mài sắt” là quá trình mài dũa thanh sắt xấu xí cực khổ, cực nhọc vượt bao khó khăn hướng tới kết quả. “Nên kim” là thành quả xứng đáng nhận được đã trải qua biết bao quá trình gian nan, cực nhọc tâm huyết tạo ra một chiếc kim xinh xắn. Nói đúng hơn điều đó được ẩn dụ trên hai hình ảnh trên. “Mài sắt” là quá trình khổ luyện khó khăn, miệt mài, chăm chỉ một công việc mình đang hướng tới kết quả. “Nên kim”là thành quả tương xứng nhận được từ chính đôi tay tạo nên, trải qua bao gian nan khó khăn, chịu khó, vượt lên ý chí. Đó là bài học ý nghĩa sâu đậm mà ông cha ta đã gửi gấm cho con cháu, khi ta kiên trì, chăm chỉ, vượt cực, vượt khó sẽ đem lại mọi sự thành công tốt đẹp. Khuyên ta phải có đức tính kiên trì trong mọi hoàn cảnh.

Đúng thật vậy, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” mang ý nghĩa vô sâu sắc đó là qui luật tất yếu trong cuộc sống mà ai ai cũng thừa nhận. Ý nghĩa của câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng. Bởi vì sao, bởi vì đức tính kiên trì là yếu tố cốt lõi cho mọi sự thành công. Mỗi công việc khó khăn đòi hỏi chúng ta phải trải qua nhiều thời gian, gian lao, thử thách. Chúng ta phải nghiên cứu, học hỏi, tư duy sáng tạo mới đem lại kết quả tốt đẹp. Vì con người luôn có những ước mơ, hoài bão. Muốn đạt được ước mơ thì chúng ta phải có kiên trì trên con đường đi đến tương lai, kiên trì cũng là yếu tố quan trọng giúp ta thành công. Cũng có nghĩa là bước đường thành công không có dấu chân của kẻ làm biếng. Trong cuộc sống có rất nhiều con người thể hiến ựu thành công của mình nhờ vào đức tính kiên trì. Ai cũng biết tấm gương sáng thầy Nguyễn Ngọc Ký, một người đã bại liệt hai tay thế nhưng nhờ vào đức tính kiên trì của mình thầy đã viết chữ bằng chân và trở thành giáo sư nổi tiếng ai ai cũng biết và kính nể thầy. Ngoài tấm gương sáng của thầy Nguyễn Ngọc Ký còn có tấm gương của những nhà bác học đã giam mình trong phòng thí nghiệm hết ngày này ngày khác để tìm ra được những chất hóa học phục vụ cho nhân dân, tấm gương của Bác Hồ dù có khó khăn tới đâu thì Bác Hồ vẫn không chịu từ bỏ việc tìm đường cứu nước cho thấy Bác không hề nao núng mà kiên nhẫn tới cùng, tấm gương của bác sĩ đã không từ bỏ mà quyết có được sự yên bình cho nhân dân ta , kiên nhẫn điều chế và chữa trị cho từng nạn nhân,…

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ỷ lại, lười biếng, hay dựa dẫm vào người khác mà không biết tự phấn đấu vươn lên, lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

Câu tục ngữ trên tuy ngắn gọn nhưng nó đã thể hiện ý nghĩa, giáo dục sâu sắc về đức tính kiên trì. Bản thân em sẽ ý thức được vấn đề này không chỉ qua lời nói mà lẫn cả hành động. Em sẽ chăm chỉ học tập góp phần xây dựng cho quê hương, đất nước thêm hùng mạnh.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống- Mẫu 43

Trong đời sống, chúng ta thường nghe các câu tục ngữ, danh ngôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một trong những câu tục ngữ phổ biến và ý nghĩa nhất là “Uống nước nhớ nguồn”. Câu nói này đề cập đến tầm quan trọng của việc trân trọng và tôn vinh những người đã góp phần cho sự thành công hiện tại của chúng ta.

Tuy nhiên, ở thời đại hiện đại, nhiều người đã quên đi giá trị của những nguồn gốc và nỗ lực của những người đi trước. Trong công việc, chúng ta rất hay đánh giá cao những thành quả của mình và nhờ đó tiến lên được vị trí, thăng tiến trong sự nghiệp mà không nhận ra rằng điều này chỉ xảy ra nhờ những người đã hướng dẫn hoặc giúp đỡ chúng ta. Nếu thiếu sự công nhận và tôn vinh những người đã có đóng góp cho chúng ta, sẽ dễ dàng dẫn đến sự coi thường và tự cao tự đại.

Ngoài ra, “Uống nước nhớ nguồn” cũng nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình, tình bạn và tình đồng nghiệp. Chúng ta không nên quên đi những người đã giúp đỡ và đồng hành cùng chúng ta trong suốt cuộc đời. Những tình cảm này không chỉ giúp cho chúng ta cảm thấy gắn kết và hạnh phúc hơn mà còn là nguồn động lực để chúng ta tiếp tục vươn lên và phát triển bản thân.

Trong bối cảnh hiện nay, khi sự công nghệ phát triển liên tục và chuyển biến, chúng ta càng cần nhớ đến giá trị của “Uống nước nhớ nguồn”. Nó giúp chúng ta trở nên nhân văn hơn, tôn trọng hơn và tạo ra những mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Vì thế, chúng ta cần tìm cách để duy trì và phát triển giá trị của câu nói này và lưu giữ nó qua thế hệ.

Tóm lại, “Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ rất quen thuộc với chúng ta. Nó mang lại ý nghĩa rất cao về tình cảm, sự tôn trọng và sự tận tâm với những người đã đóng góp cho cuộc đời của chúng ta. Chúng ta hãy cố gắng giữ vững giá trị này và áp dụng vào cuộc sống để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn và tốt đẹp hơn.

*****

Trên đây là hơn 43 mẫu Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (16 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button