Mời các em theo dõi nội dung bài học về Môi trường sinh tồn là gì? Vai trò của môi trường đối với con người do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Môi trường sinh tồn là gì?
Câu hỏi: Môi trường sinh tồn là gì?
A. Là môi trường sinh thái có khí hậu phù hợp, ở đó con người và động vật có thể tồn tại và phát triển.
Bạn đang xem: Môi trường sinh tồn là gì? Vai trò của môi trường đối với con người
B. Là môi trường sinh thái thuận lợi, nơi mọi sinh vật sống và tồn tại trong mối quan hệ gần gũi và thân thiện.
C. Là môi trường sống của sinh vật (gồm cả con người) cung cấp những yếu tố cần thiết phục vụ cho sự sống (ánh sáng, không khí, nước,…)
D. Là môi trường sống lí tưởng của động vật cung cấp những nguồn thực phẩm thiết yếu giúp động vật tồn tại và phát triển.
Trả lời: Chọn đáp án: C. Là môi trường sống của sinh vật (gồm cả con người) cung cấp những yếu tố cần thiết phục vụ cho sự sống (ánh sáng, không khí, nước,…)
Giải thích:
Môi trường sinh tồn là tất cả các yếu tố và điều kiện cần thiết để các sinh vật và các loài động vật có thể tồn tại và phát triển. Nó bao gồm các yếu tố như khí hậu, địa lý, động vật, thực vật, nguồn nước, và các yếu tố khác. Môi trường sinh tồn cũng bao gồm các hệ thống tương tác giữa các yếu tố trên, để tạo ra một môi trường thân thiện để các sinh vật và các loài động vật có thể tồn tại và phát triển.
Môi trường sinh tồn là môi trường sống của sinh vật (bao gồm cả con người), bao gồm tất cả những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp lên đời sống sinh vật. Môi trường sinh tồn cung cấp cho sinh vật đầy đủ những yếu tố cần thiết như: ánh sáng, không khí, nước,… cho sự sinh tồn và phát triển của con người. Đây chính là nơi mà tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,…và những yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mặt thiết với nhau, phục vụ, ảnh hưởng tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của con người và các loài động thực vật.
Môi trường là gì?
Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môi trường) sau đây: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên… là các yếu tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người); khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử… là yếu tố vật chất nhân tạo (các yếu tố do con người tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con người). Không khí, đất, nước, khu dân cư… là các yếu tố cơ bản duy trì sự sống của con người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh… có tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động.
Môi trường nhân tạo là gì?
Khái niệm môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố do con người tạo như thành phần hoá học, tính chất vật lý… Những yếu tố này do con người tạo ra và bị con người chi phối.
Một số ví dụ tiêu biểu về môi trường nhân tạo:
Tại Singapore con người đã tạo ra một khu rừng nhiệt đới dưới dạng công viên vịnh nơi đa phần các cây tự nhiên không thể tồn tại ở quốc đảo này.
Hay kho hạt giống được chôn sâu bên trong một ngọn núi trên quần đảo Nauy 130 m, kho dự bị được thiết kế để bảo vệ những hạt giống quý giá nhất thế giới khỏi thảm hoạ, để đảm bảo tương lai của nguồn cung lương thực toàn cầu. Và rất nhiều công trình nhân tạo khác của con người có thể tạo ra những môi trường sống khác biệt, tách biệt và riêng có với thế giới tự nhiên.
Môi trường xã hội là gì?
Khái niệm môi trường xã hội là mối quan hệ giữa người với người. Đó là các luật lệ, cam kết, thể chế, ước định… ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội có nhiệm vụ định hướng con người theo một khuôn khổ nhất định để cho sự phát triển được thuận lợi, khiến cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.
Cũng theo một góc nhìn rộng hơn thì Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường. Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, lịch sử, giáo dục… xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho mình. Môi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành môi trường sẽ bổ trợ cho nhau, con người sống sẽ được hưởng đầy đủ các quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ. Mặt trái của môi trường xã hội là các tệ nạn xã hội.
Môi trường sống là gì?
Môi trường sống được hiểu là không gian sống, cung cấp tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đây cũng là nơi chứa đựng các phế thải do chính con người tạo ra trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, môi trường sống có trong lành thì con người mới đảm bảo có sức khỏe.
Môi trường sống hiểu một góc độ rộng hơn có thể bao hàm cả môi trường sống của các loại động vật, các loại sinh vật, vi sinh vật … cùng tồn tại, sinh tồn trên trái đất nơi chứa đựng các sự sống nói chung.
Vai trò của môi trường đối với con người
Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất, bởi lẽ:
Thứ nhất, Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất đều gắn với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên như:
+ Trồng lúa cần có đất nông nghiệp, ngành xây dựng cần vật liệu xây dựng thô như đất, đá và các vật liệu xây dựng qua chế biến như xi măng, sắt, thép…;
+ Rừng tự nhiên phục mụ chức năng cung cấp nước, gỗ, bảo vệ sự đa dạng sinh học và thông qua đó cải thiện môi trường chung của hệ sinh thái;
+ Biển cung cấp các nguồn hải sản, nước… phụ vụ nhu cầu sinh tồn của con người….
+ Động vật và thực vật cung cấp nguồn lương thực dồi dào trực tiếp phụ vụ đời sống của con người.
+ Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió… là nguồn cung cấp điện năng, sự sống trực tiếp cho con người.
Do vậy, có thể thấy rằng con người phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào môi trường. Không có môi trường sẽ không có sự sống của con người.
Thứ hai, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra.
Trong quá trình sinh sống, còn người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường. Các chất này dưới tác động của ác vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau. Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.
Thứ ba, Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người.
Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
– Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
– Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa…
– Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
Thứ tư, Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
Và rất nhiều các vai trò quan trọng khác mà chúng tôi chưa thể phân tích kỹ trong một bài viết cụ thể.
Tại sao cần phải bảo vệ môi trường ?
Như đã phân tích ở trên, môi trường là không gian sống quan trọng nhất của con người, sinh vật, thực vật nên bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống nói chung và bảo vệ sự phát triển lâu dài của con người nói riêng.
Bảo vệ môi trường là việc sử dùng hài hòa các nguồn tài nguyên có giới hạn như (nước, than, đá, dàu mỏ …) và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với môi trường sống bền vững như năng lượng điện, gió … Sử dụng các nguồn nặng lượng hóa thạch sẽ góp phần tạo ra khí thải làm trái đất nóng lên, nếu không có sự vào cuộc ngay theo dự kiến trong 100 năm tới trái đất sẽ tăng từ 1,5 đến 5,8 độ C. Như vậy, các thảm họa thiên nhiên sẽ không thể tránh khỏi và thiệt hại từ các thảm họa sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Khi môi trường bị ô nhiễm thì cuộc sống của con người sẽ bị đe dọa. Ô nhiễm không khí có thể gây ra hàng nghìn bệnh tật đến đường hô hấp, Ô nhiễm nước, thực phẩm sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh ung thư không có khả năng chữa trị. Như vậy, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường là điều không thể bỏ qua và vô cùng cấp thiết đối với mọi người, mọi dân tộc và quốc gia. Đó là trách nhiệm chung không chỉ của riêng ai. => Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình và các thế hệ về sau.
***
Trên đây là nội dung bài học Môi trường sinh tồn là gì? Vai trò của môi trường đối với con người do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)