NO + O2 → NO2
Mời các em theo dõi nội dung bài học NO + O2 → NO2 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
NO + O2 → NO2
NO + O2 → NO2 được THCS Bình Chánh biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết phương trình phản ứng ở điều kiện thường khí nitơ monooxit kết hợp với oxi của không khí để tạo ra khí nitơ đioxit có màu nâu đỏ.
>> Tham khảo thêm nội dung liên quan
Bạn đang xem: NO + O2 → NO2
- Trong công nghiệp nitơ được sản xuất bằng phương pháp nào sau đây
- Trong hơi thở chất khí làm đục nước vôi trong là
- Khí không màu hóa nâu trong không khí
- Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ khí X là
1. Phương trình phản ứng NO ra NO2
2NO + O2 → 2NO2
2. Điều kiện để NO tác dụng với O2
Ở nhiệt độ thường
3. Hiện tượng phản ứng NO tác dụng với O2
NO bị oxi hóa bởi oxi trong không khí, Ở điều kiện thường, khí NO không màu kết hợp ngày với oxi của không khí, tạo ra khí nitơ đioxit NO2 màu nâu đỏ.
4. Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Muối nào sau đây bền với nhiệt?
A. KClO3.
B. NaCl.
C. Cu(NO3)2.
D. NH4HCO3.
Xem đáp ánĐáp án B
Câu 2. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?
A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.
B. Ca(NO3)2, NaNO3, KNO3.
C. Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2
D. Hg(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2
Xem đáp ánĐáp án C
+) Nhóm I nhiệt phân tạo muối nitrit và oxi: VD 2KNO3 → 2KNO2 + O2↑
+) Nhóm II nhiệt phân tạo oxit lim loại, khí NO2 và oxi: VD 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 ↑+ O2↑
+) Nhóm III nhiệt phân tạo lim loại, khí NO2 và oxi: VD 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 ↑+ O2↑
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 13 gam kẽm trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. X là
A. NO.
B. N2O.
C. NO2.
D. N2.
Xem đáp ánĐáp án B
Chất rắn khan thu được chứa Zn(NO3)2 và có thể có NH4NO3.
Ta có: nZn(NO3)2 = nZn = 0,2 mol
Giả sử 1 phân tử khí trao đổi n electron.
BT electron: n e cho = n e nhận => 2nZn = 8nNH4NO3 + n.n khí => 2.0,2 = 8.0,025 + n.0,02
=> n = 10 => X là N2
Câu 4. Để tạo độ xốp cũng như phồng cho một số loại bánh người ta sử dụng bột nở vậy muối nào dưới đây được dùng làm trong bột nở đó:
A. NH4NO3
B. NH4Cl
C. (NH4)2SO4
D. NH4HCO3
Xem đáp ánĐáp án D
Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, người ta thường dùng bột nở có thành phần hóa học chính là NH4HCO3.
NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O
Câu 5. Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 có thể phân biệt dãy dung dịch muối nào sau đây:
A. MgCl2, NH4Cl, Na2SO4, NaNO3.
B. AlCl3, ZnCl2, NH4Cl, NaCl.
C. NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3.
D. NH4NO3, NH4Cl, Na2SO4, NaCl.
Xem đáp ánĐáp án C
Loại A vì không phân biệt được MgCl2 và Na2SO4 vì đều tạo kết tủa trắng
Loại B vì không phân biệt được AlCl3 và ZnCl2 vì đều tạo kết tủa trắng rồi tan hết
Loại D vì không phân biệt được NH4NO3 và NH4Cl vì đều tạo khí mùi khai
Câu 6. Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí. X có thể là
A. NH4Cl.
B. NaNO3.
C. (NH4)2SO4.
D. NH4NO3.
Xem đáp ánĐáp án D
+) Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra => X là muối amoni
+) Cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí => khí đó là NO => muối X chứa ion NO3–
=> X là muối NH4NO3.
Câu 7. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng
A. chuyển thành màu đỏ.
B. hiện tượng thoát ra 1 chất khí không màu có mùi khai.
C. thoát ra 1 khí có màu nâu đỏ.
D. thoát ra khí không màu không mùi.
Xem đáp ánĐáp án B
Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng thoát ra 1 chất khí không màu có mùi khai.
Câu 8. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho tới dư. Hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, lượng kết tủa tăng dần.
B. xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, lượng kết tủa tăng dần đến không đổi. Sau đó lượng kết tủa giảm dần cho tới khi tan hết thành dung dịch màu xanh đậm.
C. xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, lượng kết tủa tăng đến không đổi.
D. xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt.
Xem đáp ánĐáp án B
Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì có kết tủa màu xanh sau đó tan.
Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho tới dư:
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + (NH4)2SO4
Cu(OH)2↓ + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
→ Hiện tượng quan sát được là xuất hiện ↓ màu xanh nhạt, lượng ↓ tăng dần đến không đổi. Sau đó ↓ giảm dần cho tới khi tan hết thành dung dịch màu xanh đậm
…………………
>> Mời các bạn tham khảo một số phương trình liên quan
- N2 + H2 → NH3
- N2 + O2 → NO
- NO + O2 → NO2
- NH3 + HNO3 → NH4NO3
- NH3 + Cl2 → N2 + NH4Cl
- NH3 + O2 → NO + H2O
- NH3 + HCl → NH4Cl
- NH3 + H2O → NH4OH
- NH3 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl
Trên đây THCS Bình Chánh.com vừa giới thiệu tới các bạn phương trình phản ứng NO + O2 → NO2, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11…
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, THCS Bình Chánh mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập