Học TậpLớp 6Soạn văn 6 Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 56 SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1

Trạng ngữ

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 56 SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ các câu đã cho, tìm trạng ngữ và nêu tác dụng của trạng ngữ đó.

Lời giải:

a.

– Trạng ngữ: Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ

– Chức năng: Chỉ mốc thời gian của sự việc.

b.

– Trạng ngữ: Giờ đây

– Chức năng: Chỉ mốc thời gian của sự việc.

c.

– Trạng ngữ: Dù có ý định tốt đẹp

– Chức năng: Chỉ nguyên nhân của sự việc.

Câu 2

Câu 2 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Xác định trạng ngữ, sau đó lược bỏ nó đi và so sánh câu có trạng ngữ và câu không có trạng ngữ.

Lời giải:

a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.

– Lược bỏ trạng ngữ: Cùng với câu này (trạng ngữ có tác dụng liên kết với câu trước).

– Sự khác nhau: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ, nổi bật vấn đề mà tác giả đang nói đến.

b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.

– Lược bỏ trạng ngữ: Trên đời 

– Sự khác nhau: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ không gian thời gian sự việc được nói đến, không mang tính chất cụ thể.

c. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.

– Lược bỏ trạng ngữ: Tuy vậy.

– Sự khác nhau: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ được sự đối lập của vấn đề được nói đến.

Câu 3

Câu 3 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Thêm trạng ngữ cho phù hợp với nội dung các câu.

Lời giải:

a. Hoa đã bắt đầu nở.

=> Thêm trạng ngữ: Vào mùa xuân, hoa đã bắt đầu nở.

b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.

=> Tháng này, tuy công việc của bố rất bận rộn, nhưng bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước

c. Mẹ rất lo lắng cho tôi.

=> Mẹ rất lo lắng cho tôi chỉ vì tôi đã phải nghỉ học một tuần liền vì sốt cao. 

Câu 4

Nghĩa của từ ngữ

Câu 4 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ các câu đã cho, chú ý phần in đậm và chọn lời giải em thấy phù hợp nhất.

Lời giải:

a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.

=> Chung sức chung lòng có nghĩa là: đoàn kết.

b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

=> Mười phân vẹn mười có nghĩa là: Toàn vẹn, không có khiếm khuyết.

Câu 5

Nghĩa của từ ngữ

Câu 5 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hướng dẫn giải:

Đọc cả câu và nêu ý nghĩa của các thành ngữ in đậm.

Lời giải:

Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:

a. Thua em kém chị: không được bằng chị em, bạn bè, thua kém mọi người (chỉ nói về phụ nữ).

b. Mỗi người một vẻ: những nét bề ngoài nhìn trên phương diện tổng thể, thường được đánh giá là đẹp của con người mang những vẻ khác nhau, muôn màu muôn vẻ.

c. Nghịch như quỷ: những người nghịch ngợm, hay bày trò.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 6 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button