Mời các em theo dõi nội dung bài học về Tác giả Hoàng Tiến Tựu là ai? Tiểu sử và sự nghiệp tác giả Hoàng Tiến Tựu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Tác giả Hoàng Tiến Tựu là ai?
Tác giả Hoàng Tiến Tựu là ai một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam.
Tiểu sử tác giả Hoàng Tiến Tựu
– Ngày sinh: sinh năm 1933, mất năm 1998
Bạn đang xem: Tác giả Hoàng Tiến Tựu là ai? Tiểu sử và sự nghiệp tác giả Hoàng Tiến Tựu
– Quê quán: Quê ở Thanh Hóa
– Cuộc đời:
+ Ông từng công tác và chủ nhiệm khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh từ 1969 đến 1987.
+ Ông là một nhà nghiên cứu văn học hàng đầu về chuyên ngành văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng:
- Văn học dân gian Việt Nam
- Bình giảng ca dao
Sự nghiệp của tác giả Hoàng Tiến Tựu
Ông là một nhà nghiên cứu văn học hàng đầu về chuyên ngành văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng:
– Văn học dân gian Việt Nam
– Bình giảng ca dao
– Bình giảng truyện dân gian
Về các tác phẩm tiêu biểu
Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
- Thể loại: Nghị luận văn học
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Trích Bình giảng ca dao, NXB Giáo Dục,1996
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận, biểu cảm
- Tóm tắt Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
Phân tích bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen. Tác giả phân tích đã dưa ra 3 ý kiến chính để làm rõ tác phẩm là khẳng định đề cao vẻ đẹp của sen,câu 3 là câu đặc biệt vì có câu chuyển, nghĩa đen và nghĩa bóng của bài ca dao
Bố cục tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
– Phần 1: Từ đầu …nhân dân Việt Nam: giới thiệu tác phẩm được phân tích
– Phần 2: Tiếp theo….nhân cách thanh cao,trong sạch:phân tích tác phẩm
– Phần 3: Còn lại :Khái quát hình ảnh hoa sen trong bài ca dao
Giá trị nội dung tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
– Phân tích bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen
– Lý lẽ,bằng chứng thuyết phục
– Trật tự các ý lớn, ý nhỏ sắp xếp phù hợp
Vẻ đẹp của một bài ca dao
Vẻ đẹp của một bài ca dao – Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Thể loại: Nghị luận văn học
- Xuất xứ: Trích Bình giảng ca dao (1992)
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao
Qua văn bản “Vẻ đẹp của một bài ca dao”, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp của bài ca dao: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” gồm 2 cái đẹp được miêu tả rất hay là cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Bên cạnh đó là sự độc đáo trong Bố cục tác phẩm của bài ca dao. Hai phần cuối của bài viết, tác giả tập trung làm rõ vẻ đẹp hai câu đầu và hai câu cuối bài ca dao bằng việc phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu. Tất cả đã cho thấy bài ca dao là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng.
Bố cục tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao
Chia văn bản 4 phần như sau:
– Đoạn 1: Từ đầu đến “bài ca dao nào khác”: Nêu ý kiến về bài ca dao.
– Đoạn 2: Tiếp theo đến “đồng lúa quê hương”: Phân tích Bố cục tác phẩm bài ca dao.
– Đoạn 3: Tiếp theo đến “nói lên điều đó”: Phân tích hai câu đầu bài ca dao.
– Đoạn 4: Còn lại: Phân tích hai câu cuối bài ca dao.
Giá trị nội dung tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao
– Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như Bố cục tác phẩm của một bài ca dao.
– Qua đó thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao
– Khả năng lập luận sắc bén.
– Ngôn từ sắc sảo, thuyết phục người đọc, người nghe.
Bàn về nhân vật Thánh Gióng
Bàn về nhân vật Thánh Gióng – Ngữ văn lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Thể loại: Văn bản nghị luận văn học
- Xuất xứ: Trích Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, 2003.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Tóm tắt tác phẩm Bàn về nhân vật Thánh Gióng
Văn bản bàn luận về vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng. Thứ nhất, Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng qua những chi tiết thần kì trong truyền thuyết. Thứ hai, Thánh Gióng là một con người trần thế với nguồn gốc, lai lịch rõ ràng, quá trình ra đời, trường thành gắn với người dân bình dị. Đặc biệt, ở Thánh Gióng toát lên sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.
Bố cục tác phẩm Bàn về nhân vật Thánh Gióng: 3 phần
– Đoạn 1: từ đầu → gần gũi: Nêu vấn đề: Thánh Gióng vừa là anh hùng phi thường, vừa là một con người trần thế.
– Đoạn 2: tiếp theo → làm nên TG: giải quyết vấn đề
– Đoạn 3: còn lại: kết thúc vấn đề
Giá trị nội dung tác phẩm Bàn về nhân vật Thánh Gióng
– Văn bản bàn về nhân vật Thánh Gióng, người anh hùng vừa có vẻ đẹp lí tưởng vừa là con người trần thế với vẻ đẹp gần gũi, giản dị.
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bàn về nhân vật Thánh Gióng
– Văn bản nghị luận, nghệ thuật lập luận sắc bén.
– Hệ thống lí lẽ xác đáng, bằng chứng cụ thể, sinh động.
Bình giảng về Hoàng Tiến Tựu
Theo PGS.TS. Biện Minh Điền: “Hoàng Tiến Tựu là chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành Văn học dân gian với nhiều công trình mà người nghiên cứu Folk literature không thể không tham khảo: Văn học học dân gian Việt Nam; Mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian; Bình giảng truyện dân gian; Bình giảng ca dao… Hình như trời sinh ra Thầy Tựu là để “làm” văn học dân gian. Hồn nhiên, tinh tế, dí dỏm, nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía… Thầy là người giỏi truyền cảm hứng cho học trò cũng như bất cứ ai. Hễ ai có gì băn khoăn, thắc mắc, lo khó, ngại khổ, đến gặp Thầy Hoàng Tiến Tựu… Thầy là “giải quyết” mọi sự chủ yếu bằng sự chia sẻ, cảm thông, động viên. Khoan thai, rủ rỉ, thủ thỉ, mà thấm, mà ngấm, người nghe “bị” thuyết phục tự lúc nào chẳng hay…
Không dễ có một vị Giáo sư – Chủ nhiệm khoa – Hiệu trưởng thống nhất trong một thầy giáo bình dị, đời thường, tinh tế và thấu cận nhân tình đến thế!…”
Sau đây, mời các bạn cùng tìm hiểu thêm về đoạn trích “Vẻ đẹp của một bài ca dao” trích từ Bình giảng ca dao- một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của Hoàng Tiến Tựu.
Ca dao, dân ca là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác và thuộc thể loại trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động.
Có thể chia các thể thơ trong ca dao thành bốn loại chính là:
– Thể lục bát.
– Thể song thất và song thất lục bát.
– Thể hỗn hợp (hợp thể).
Ý kiến về bài ca dao:
Tác giả mở đầu bằng việc trích bài ca dao. → Cách vào đề trực tiếp.
– Nêu ra cái đẹp, cái hay của bài ca dao:
+ Hai cái đẹp: cánh đồng và cô gái thăm đồng. → Đều được miêu tả rất hay.
+ Cái hay: cái hay riêng, không thấy ở bất kì bài ca dao khác.
→ Khẳng định bài ca dao đẹp, hay riêng biệt.
Phân tích hai câu đầu bài ca dao
– Cả 2 câu đều không có chủ ngữ khiến người nghe, người đọc đồng cảm với cô gái.
– Cảm giác về sự mênh mông, bát ngát cũng lan truyền sang người đọc một cách tự nhiên.
=> Cảm giác như chính bản thân cảm nhận và nói lên.
Phân tích hai câu cuối bài ca dao
– Tập trung ngắm nhìn, quan dát, đặc tả “chẽn lúa đòng đòng” đang phất phơ dưới “ngọn nắng hồng ban mai”. Ngọn nắng cũng được coi là một hoán dụ của Mặt Trời.
→ Miêu tả cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước.
– Tả “chẽn lúa đòng đòng” trong mối liên hệ so sánh với bản thân.
→ Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống.
– Cuối cùng khẳng định lại “Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng”.
➩ Cái nhìn chi tiết, bộ phận.
– Nghệ thuật:
+ So sánh: như.
+ Hoán dụ: nắng hồng – Mặt Trời.
+ Ẩn dụ: chẽ lúa – người con gái đầy sức sống.
Giá trị nội dung:
Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả.
Giá trị nghệ thuật:
Tác giả Hoàng Tiến Tựu đã thể hiện khả năng lập luận sắc bén qua tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao
***
Trên đây là nội dung bài học Tác giả Hoàng Tiến Tựu là ai? Tiểu sử và sự nghiệp tác giả Hoàng Tiến Tựu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)