Học TậpLớp 10

Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Triều cường là gì?

Thuỷ triều là hiện tượng mực nước sông, biển lên xuống trong một chu kì thời gian dựa vào sự thay đổi của lực hấp dẫn của mặt trăng, mặt trời,.. xuống thời điểm bất kỳ trên Trái đất.

Khi xảy ra hiện tượng thuỷ triều thường có 4 giai đoạn: nước lên, triều cường, nước xuống , triều thấp. Triều cường chính là 1 trong 4 giai đoạn đó của thuỷ triều. Triều cường là hiện tượng thuỷ triều khi mực nước dâng cao nhất (trong tháng). Khi mặt trăng – mặt trời – trái đất nằm thẳng nhau, mặt trăng mặt trời gây ra lực lên Trái Đất tạo ra triều cường.

Bạn đang xem: Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?

Triều cường là gì?
Triều cường là gì?

Triều cường xảy ra khi nào?

Hiện tượng triều cường xảy ra khi Mặt trăng – Mặt trời và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau, tức là vào ngày 30-1 và 15-16 âm lịch hàng tháng. Trong đó: Ngày 30, 1 âm Lịch (tối trời): Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất. Ngày 15, 16 âm Lịch (ngày trăng tròn): Mặt Trăng đối xứng với Mặt Trời qua Trái Đất. Tại thời điểm này, Mặt Trăng gần Trái đất hơn, lực hấp dẫn lên trục cảm ứng mạnh, từ đó tạo nên hiện tượng triều cường. \

Nguyên nhân xảy ra triều cường cũng chính là nguyên nhân xảy ra thủy triều. Nguyên nhân là do lực hấp dẫn của mặt trăng và lực li tâm tạo nên. Vào những thời điểm nhất định của chu kì dao động, lực hấp dẫn tác động lên trục cảm ứng một lực mạnh, xảy ra hiện tượng triều cường.

* Cụ thể:

Vào mùa hè: Khi Mặt Trời đến thời điểm Hạ chí (tháng 5 âm lịch), lúc đó bán cầu Bắc Trái Đất sẽ gần bán cầu Bắc Mặt Trời hơn nên tạo ra hình thái như sau:

  • Nửa cầu Bắc: Cực âm của Mặt Trời và cực dương của Trái đất sẽ gần nhau hơn.
  • Nửa cầu Nam: Cực dương của Mặt Trời và cực âm của Trái đất cũng gần hơn. Mặt trăng vận hành theo Trái Đất nên cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, tạo nên triều cường.
  • Mặt Trăng và Mặt Trời có điện cực cùng chiều: Cực Bắc thì có cùng cực âm, cực Nam thì cùng cực dương. Vào mùa hè, hai đầu cực âm của Mặt Trời và Mặt trăng sẽ gần nhau hơn, lực đẩy yếu hơn bình thường, Mặt Trăng cách xa Trái Đất hơn các mùa khác. Do đó, các ngày 30, 1 và 15, 16 âm lịch mùa hè thì thủy triều yếu hơn các mùa khác.
  • Triều cường cao nhất vào mùa đông, yếu nhất vào mùa hè

Vào mùa đông: Khi Mặt Trời đến thời điểm Đông chí (tức là vào tháng 10 và 11 âm lịch). Lúc này, nửa cầu nam của Mặt Trời sẽ là cực dương, Trái Đất âm gần nhau hơn nửa cầu Bắc (thường là ngược lại với mùa hè). Lúc này triều cường sẽ dâng cao hơn. Mặt Trăng cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng này.

  • Điện cực cùng dương của Mặt Trăng và Mặt Trời gần nhau nên lực đẩy mạnh hơn. Do đó, các ngày 30, 1 và 15, 16 âm lịch thì Mặt trăng sẽ gần Trái Đất nhất tạo nên triều cường lớn nhất so cùng ngày các mùa khác.
  • Nhưng ngược lại, rơi vào các ngày 8, 9 và 23, 24 (nhất là tháng 11 âm lịch) thì Mặt Trăng sẽ bị đẩy ra xa Trái Đất nhất, do đó thủy triều nhược nhất, nước ương.

Vào mùa xuân, thu: thời điểm này Mặt Trời đến 2 điểm xuân phân và thu phân: Trái đất, Mặt Trời, Mặt trăng vận hành tương đối thăng bằng, thủy triều trung bình so với hai mùa đông và hè. Nhưng thường thì vào mùa xuân trời ít mưa, nước biển thấp và đầu nguồn các con sông không có nước đổ mạnh. Còn bước vào mùa thu thì mưa nhiều, nước biển đầy và đầu nguồn các con sông nước đổ mạnh, nên mùa thu triều cường sẽ cao hơn mùa xuân.

Ảnh hưởng của triều cường gây ra

Triều cường gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh, đời sống sinh hoạt và an toàn giao thông. Đặc biệt là triều cường ở Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Cần Thơ và các tỉnh Nam Bộ nói chung. Vì lúc triều cường dâng cao, hệ thống cống đóng, nguồn nước không thể chảy vào các nơi khác trong xã và chảy xuống khu vực huyện Ba Tri. Do vậy, nước dâng cao gây ngập nhà cửa, vườn của các hộ dân sống ngoài khu vực cống.

Hiện tượng thiên tai này dẫn đến tình trạng ngập lụt nặng ở các tuyến đường gây ùn tắc cục bộ, các phương tiện chết máy do ngập nước, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Triều cường là một thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. Do đó, người dân cần liên tục cập nhật tin triều cường mới nhất và chú ý theo dõi diễn biến triều cường hôm nay. Bên cạnh đó, cần phối kết hợp với chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp khắc phục và giảm thiểu tác động của hiện tượng thiên tai này.

Ảnh hưởng của triều cường gây ra
Ảnh hưởng của triều cường gây ra

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thuỷ triều?

Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt trời, Mặt trăng và lực li tâm của trái đất.

Nguyên lý hoạt động của tác động lực như sau:

Ở tâm Trái đất, lực ly tâm và lực hút từ Mặt trăng bù nhau. Nhưng ở mỗi điểm khác nhau lại có những lực tác động khác nhau: một điểm xa trọng tâm Trái đất thì lực li tâm càng lớn và xa Mặt trăng thì sức hút của Mặt trăng lại giảm do sức hút bị giảm theo khoảng cách.

Do hai lực không bù nhau này gây ra hiện tượng thuỷ triều, ví dụ ở một điểm A lực li tâm không cân bằng được lực hút Mặt trăng vậy nên A có xu hướng dịch chuyển về phía Mặt trăng. Còn điểm B ngược lại có lực li tâm lớn hơn so với lực hút của Mặt trăng nên B có xu hướng rời ra Mặt Trăng.

Hơn nữa trên bề mặt Trái đất do ở thể rắn nên không bị biến dạng còn nước biển lại ở thể lỏng dễ biến dạng nên có thể nhận thấy triều cường dễ dàng.

Giờ thuỷ triều lên xuống trong ngày

Giờ thuỷ triều lên xuống trong ngày có sự thay đổi chứ không cố định thời gian.

Hằng ngày sẽ có hai lần thuỷ triều lên và hai lần thuỷ triều xuống. Mỗi ngày thuỷ triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 tiếng so với ngày hôm trước. Vì trong ngày Mặt Trăng sẽ thực hiện vòng quay luân chuyển xung quanh trái đất nên phải chênh 1 giờ mới quay lại điểm cũ.

Biên độ dao động của thuỷ triều

– Trong thời gian mỗi tháng thì vào ngày Mặt trời, Mặt Trăng, Trái đất thẳng hàng với nhau thì biên độ dao động thuỷ triều lớn, mực nước triều cường cao;

– Còn trong ngày Mặt trời vuông góc với Trái đất và Mặt trăng thì biên độ sao động của thuỷ triều nhỏ, nên mực nước triều cường thấp.

Biên độ thuỷ triều từng khu vực cũng khác nhau như ở Đại dương thì có thể là 1m, ở biển kín và nhỏ thì khoảng 30cm, ở khu vực cửa sông hoặc eo biển thì có thể là 17m.

Như vậy có thể hiểu được vào ngày trăng tròn và trăng non là thuỷ triều mạnh nhất, còn những ngày còn lại là thuỷ triều thấp hơn.

Kết luận, Khi dao động thuỷ triều có biên độ lớn nhất và nhỏ nhất thì ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng:

  • Khi dao động của thuỷ triều có biên độ lớn thì Mặt trăng sẽ có hình dạng là tròn đầy và lưỡi liềm.
  • Khi dao động của thuỷ triều có biên độ thấp nhất thì Mặt trăng có hình dạng là nửa hình tròn.

Hiện tượng triều cường ở Việt Nam

Tình trạng san lấp kênh, rạch trong một số thời điểm diễn biến phức tạp làm thu hẹp không gian điều hòa nước là một trong những nguyên nhân gây triều cường ở TP.HCM.

Theo trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, triều cường thường xuất hiện khi mặt trăng – mặt trời và trái đất nằm thẳng hàng với nhau, tức là vào ngày 30-1 và 15-16 âm lịch hàng tháng. Triều cường cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10 và 11 âm lịch.

Hiện tượng triều cường ở Việt Nam
Hiện tượng triều cường ở Việt Nam

Chế độ thủy triều tại TP.HCM là chế độ bán nhật triều, con nước thuỷ triều lên xuống hai lần trong một ngày, những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo.

Ngoài ra, qua theo dõi trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM nhận thấy tần suất xuất hiện đỉnh triều ở mức cao trên +1,50 m cũng tăng đột biến. Từ năm 2006 đến 2010 xuất hiện 15 lần, nhưng từ năm 2011 đến nay, trung bình mỗi năm đỉnh triều ở mức cao trên +1,50 m đã xuất hiện gấp 2-3 lần giai đoạn 2006 đến 2010.

Nguyên nhân là do tình trạng san lấp kênh, rạch trong một số thời điểm diễn biến phức tạp làm thu hẹp không gian điều hòa nước. Ngoài ra, tình trạng biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, qua đó tăng mực nước hiện hữu tại các tuyến sông lớn cũng gây nên triều cường.

Thời điểm đỉnh triều trùng với thời điểm xả lũ của các hồ chứa (với khu vực TP.HCM là hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An).

Bên cạnh đó, tình trạng khai thác nước ngầm, sụt lún nền đất hiện hữu diễn ra liên tục và ngày càng tăng. Với độ lún tích lũy đến nay ước tính khoảng 100 cm, tốc độ lún hiện nay khoảng 2-5 cm mỗi năm.

Riêng những khu vực tập trung như các công trình thương mại, tốc độ lún khoảng 7-8 cm mỗi năm. Tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng. Do đó, TP.HCM là một trong các TP bị ảnh hưởng ngập do triều cường, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Nam Bộ đón triều cường đạt đỉnh

Mực nước tại các trạm thủy văn vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai cùng các sông, kênh, rạch miền Tây Nam Bộ đang lên nhanh theo kỳ triều cường Rằm tháng Tám Âm lịch. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 30/9-2/10/2023 (tức 16-18/8 Âm lịch).

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai đang lên nhanh theo kỳ triều cường Rằm tháng Tám Âm lịch. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 30/9-2/10/2023 (tức 16-18/8 Âm lịch).

Cụ thể, tại trạm Phú An, Nhà Bè ở khoảng 1,53-1,58m xấp xỉ hoặc cao hơn BĐ II (Báo động II): 0,08m. Thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 4-6h và 17-19h.

Tại Trạm Biên Hòa ở khoảng 1,95-2,00m xấp xỉ hoặc thấp hơn BĐII 0,05m. Tại Trạm Thủ Dầu Một ở khoảng 1,55-1,60m xấp xỉ hoặc thấp hơn BĐIII 0,05m.

Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai ở cấp độ 2

Ngoài ra, trong những ngày tới, mực nước cao nhất ngày tại hầu hết các trạm trên các sông, kênh, rạch miền Tây Nam Bộ tiếp tục lên theo kỳ triều cường Rằm tháng Tám Âm lịch.

Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 30/9-02/10/2023 (nhằm ngày 16-18/09 Âm lịch) và ở mức như sau:

Trạm Mỹ Thuận có khả năng đạt ở mức 1,90-1,95m, cao hơn BĐ III khoảng 0,10-0,15m.

Trạm Cần Thơ có thể lên ở mức 2,00-2,05m, xấp xỉ hoặc cao hơn BĐ III khoảng 0,05m.

Các trạm vùng cửa sông ven biển ở mức từ BĐI-BĐII, riêng trạm Gành Hào ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn BĐIII khoảng 0,10-0,15m.

Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực hạ lưu sông Tiền và sông Hậu ở cấp độ 2.

***

Trên đây là nội dung bài học Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (6 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button