Học TậpLớp 6

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến (36 mẫu)

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến bao gồm hướng dẫn viết cùng 36 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến
Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến

Mục lục

Dàn ý Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến

1. Mở bài:

Bạn đang xem: Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến (36 mẫu)

Giới thiệu sự kiện/lễ hội được thuật lại (sự kiện/lễ hội gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào).

2. Thân bài:

Quang cảnh, không khí sự kiện/lễ hội diễn ra.

Sự việc, hoạt động mở đầu.

Các sự kiện, hoạt động chính?

Kết thúc sự kiện, lễ hội.

3. Kết bài:

Cảm nhận chùng hoặc đánh giá về sự kiện/lễ hội.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 1

Sáng qua, trường em đã tổ chức hội thao chào mừng ngày Giỗ Tổ. Tuy quy mô không quá lớn, nhưng các bạn học sinh đều tham gia rất nhiệt tình, tạo nên bầu không khí sôi động.

Vì chỉ tổ chức trong buổi sáng, nên các môn thi chỉ gồm chạy điền kinh, nhảy xa, nhảy cao và kéo co. Mỗi lớp sẽ chọn ra một tổ các bạn dự thi và tự rèn luyện sau mỗi buổi học. Các bạn còn lại thì cùng nhau dọn dẹp vệ sinh lớp học, và trang trí cho các khu vực thi đấu. Chúng em căng dây để khoang vùng nơi thi đấu, treo cờ và cắm biển cho từng khu vực.

Buổi sáng diễn ra hội thao, mới 6 giờ mà sân trường đã nhộn nhịp vô cùng. Các bạn học sinh và cả thầy cô ai cũng vui vẻ và phấn khởi. Sau khi chào cờ và tham gia lễ khai mạc thì hội thao chính thức diễn ra. Các bạn học sinh tản về từng khu vực thi đấu để cổ vũ cho bạn mình. Bầu không khí diễn ra vô cùng sôi động và quyết liệt. Vận động viên nào cũng thi đấu quyết tâm hết sức mình. Từng đợt hô tiếc nuối, từng đợt reo hò bùng nổ tạo nên không khí thể thao coh sân trường.

Đến trưa, hội thao kết thúc. Lễ trao giải diễn ra rất nghiêm túc. Chúng em ai cũng vui mừng và thích thú khi được tham gia hội thao tại trường. Bởi đây là một hoạt động vừa giúp rèn luyện sức khỏe, lại còn giúp gắn kết mọi người hơn.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 2

“Giờ Trái Đất” là một sự kiện toàn cầu nhằm tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ban đầu, năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a đã bắt đầu tìm kiếm phương pháp mới để tuyên truyền về vấn đề biến đổi khí hậu. Vào năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đã đặt tên cho chiến dịch của họ là “Giờ Trái Đất”. Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của hàng triệu người trên toàn thế giới, với hơn 4000 thành phố và 88 quốc gia tham gia vào năm 2009.

Mục đích của sự kiện là tăng cường ý thức về việc tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải, đồng thời khẳng định rằng mỗi hành động cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta. Sự kiện này có nhiều hoạt động ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh và tuyên truyền vận động cộng đồng hưởng ứng chiến dịch. Vào ngày Trái đất năm nay, cả gia đình em đã quyết định tắt toàn bộ các thiết bị điện trong nhà để góp phần bảo vệ môi trường như đèn, tivi, máy tính, điều hòa… Sau khi tắt hết các thiết bị điện, mọi người trong khu phố ra ngoài hiên ngồi trò chuyện. Lúc này cả khu phố chìm trong không khí yên bình. Em lắng nghe những câu chuyện kể thú vị của mọi người về cuộc sống ngày trước khi chưa có đèn điện đơn giản, bình dị ra sao. Hóa ra cuộc sống ngày xưa nghèo khó, chậm rãi nhưng cũng thật vui vẻ và hạnh phúc. Một tiếng “Giờ Trái Đất” trôi qua thật nhanh và ý nghĩa.

Với những hoạt động nhỏ bé, thiết thực, “Giờ Trái Đất” đã góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tăng cường nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với bảo vệ môi trường và tương lai của nhân loại.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 3

Vào đầu tháng ba âm lịch là quê em ai nấy đều rộn ràng chuẩn bị đi dự lễ hội Phủ Dầy. Theo bố kể: hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch là ngày tưởng nhớ Công chúa Liễu Hạnh ở làng Kim Thái, Vân Cát, Vụ Bản, cách làng em khoảng 10 cây số.

Sáng nay cả nhà dậy rất sớm, ăn cơm hãy còn tối đất để chuẩn bị đi lễ hội. Mọi người ăn mặc rất chỉnh tề, em và bé Bông thì “diện” bộ đồ mới nhất. Ra đến đường cái đã thấy từng đoàn người, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, gia đình em cũng nhập hội đi cho vui chân.

Khoảng 8 giờ thì đến Phủ Dầy. Chao ơi! Mọi con đường đi vào đền thờ chính đều đông nghịt những người. Ô tô, xe máy bấm còi inh ỏi nhưng đường tắc không thể chạy nhanh được. Có lúc mẹ em phải bế bé Bông lên để len qua chỗ đông, còn em phải nắm chặt tay bố kẻo bị lạc.

Đến trước ngôi đền chính đông nghẹt những người ăn mặc khăn áo sặc sỡ, vừa đi vừa múa hát. Đền chính là một dãy nhà đồ sộ có ba gác chuông, càng đi vào sâu càng thấy cảnh uy nghiêm, lộng lẫy những đồ thờ sơn son thếp vàng rực rỡ ẩn hiện trong khói hương nghi ngút.

Sau khi ở khu đền chính ra, bố em dẫn chúng em đến thăm khu lăng mộ của bà Chúa. Chuyện kể rằng trước kia bà báo mộng cho vua sinh hoàng tử, cho nên nhà vua đã cho mang đá ngũ sắc và nhiều gỗ quý ở Huế ra để xây dựng thành một lăng tẩm rất to lớn và đẹp.

Trước khi ra về chúng em còn được vào làng Kim Thái xem ngôi đền nhỏ, bên cạnh đó có cây chuối thần mà trước đây vài năm nó nở ra buồng có từ 120 đến 150 nải. Đi qua chỗ bán hàng bố em mua cho hai anh em mỗi đứa một cái trống ếch, đánh kêu “bông bông” rất vui tai.

Ra về đi được một quãng xa em còn quay lại nhìn phong cảnh Phủ Dầy sao mà hùng vĩ và đẹp đến thế. Đã bao đời nay những người thợ nề, thợ mộc đã góp công xây dựng nên một khu di tích lịch sử về bà Chúa Liễu Hạnh, và là vẻ đẹp của quê hương Nam Định mà nhiều người đi xa thường nhớ tới.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 4

Hằng năm, quê em sẽ tổ chức hội đua thuyền vào mùng sáu tháng Giêng hằng năm. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, gửi gắm nhiều giá trị quý báu của dân tộc.

Hội được chuẩn bị từ vài tuần trước. Ban tổ chức đã đến khảo sát con sông sẽ diễn ra hội. Trên sông, năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Mỗi đội đua thuyền gồm có mười thành viên. Mỗi đội có một trang phục truyền thống với màu sắc riêng: xanh, đỏ, tím, vàng và trắng để phân biệt.

Các thành viên đội đua bắt đầu xuống thuyền. Họ di chuyển chiếc thuyền đến vạch xuất phát. Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.

Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Khán giả vừa chạy theo những con thuyền, vừa hò reo cổ vũ rất nhiệt tình: “Đội trắng cố lên!”, Đội đỏ cố lên!”. Tiếng trống vang lên thúc giục các tay đua phải khấn trưởng hơn. Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Đường đua dài khoảng mười lăm ki-lô-mét. Các đội về nhất, nhì, ba sẽ lần lượt lên nhận thưởng. Hội đua thuyền là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, thể hiện giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 5

Bên cạnh ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu cũng là ngày lễ dành cho trẻ em. Vào ngày này, các địa phương thường tổ chức đêm hội Trăng rằm, phá cỗ hay rước đèn ông sao. Thôn em cũng không ngoại lệ. Nhờ đó, lũ trẻ trong xóm đã có một đêm thật đáng nhớ.

Trước ngày rằm tháng Tám âm lịch, người lớn rục rịch họp bàn công tác chuẩn bị cho Trung thu. Các cô, các bác bận rộn mua sắm hoa quả, bánh kẹo và đồ trang trí. Các chú, các ông vội vã hoàn thiện chiếc đèn ông sao khổng lồ, có đường kính bằng cả sải tay. Khắp mọi nẻo đường được bao phủ bởi hình bóng lá cờ tam giác đủ sắc màu đang phấp phới trong gió. Lúc ấy, cảnh sắc xóm làng giống như một bức tranh tươi đẹp, rực rỡ.

Đêm hội Trung thu bắt đầu vào lúc 19h. Những ánh đèn lấp lánh trong khu vực nhà văn hóa đã thắp sáng cả một khoảng không, phá tan sự yên tĩnh, tối tăm của đất trời. Loa đặt ở các ngã ba, ngã tư phát ra tiếng “rè rè”. Sau đó là câu nói rành mạch, rõ ràng của bác trưởng thôn “Giờ lành đã điểm. Trân trọng mời các cháu thiếu nhi đến nhà văn hóa thôn để phá cỗ”. Một lát sau, lũ trẻ ùa ra các con đường làng. Trên tay, chúng cầm những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, đủ hình dáng. Nhiều bạn nhỏ tinh nghịch còn đeo cả mặt nạ. Trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu làm sao!

Sau khi trẻ con ổn định chỗ ngồi, bác trưởng thôn thay mặt người lớn phát biểu đôi lời. Bác dành lời chúc tới tất cả trẻ em trong xóm. Nghe xong, ai nấy cũng hào hứng vỗ tay và hò reo tưng bừng. Tiếp theo, mọi người cùng theo dõi các tiết mục văn nghệ mang đặc trưng “cây nhà lá vườn”, “của nhà làm được”. Đầu tiên là phần trình diễn múa lân vui nhộn đến từ những anh thanh niên. Tiết mục thứ hai, thứ ba là hát đơn ca rồi hát tập thể. Cuối cùng, phần biểu diễn hóa thân thành chị Hằng, chú Cuội đã khép lại hoạt động văn nghệ sôi động.

Từ trẻ em đến người lớn, ai cũng mãn nhãn với các tiết mục hấp dẫn, thú vị. Ngay khi tiếng nhạc dừng lại, bác trưởng thôn nhanh chóng thông báo hoạt động phá cỗ chính thức diễn ra. Từng mâm bánh kẹo, hoa quả lần lượt được đưa lên. Lũ trẻ cùng nhau ăn uống đến ngon lành. Nào là bánh trung thu, nào là bưởi vàng, nào là kẹo hoa quả,… Thứ nào thứ nấy đều chất chứa cái vị ngọt ngào, khiến chúng em thích mê.

Phá cỗ xong, trẻ con lại cùng nhau đi rước đèn trung thu quanh nhà văn hóa. Tiếng nói cười rộn rã hòa trong tiếng gió thổi. Giữa màn đêm, ánh sáng lung linh phát ra từ đèn trung thu như ánh lửa hồng bập bùng. Một cảnh tượng thật tươi đẹp, huyên náo!

Đêm hội Trung thu ở thôn đã mang đến cho em những giây phút tuyệt vời. Từ đây, em càng thêm trân trọng khoảnh khắc dung dị, ấm áp này. Sau này, dù có đi nơi đâu, em vẫn mãi nhớ về những đêm hội vui vẻ như vậy.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 6

“Làng quan họ quê tôi
Tháng giêng múa hát hội
Những đêm trăng hát gọi
Con sông Cầu làng bao xanh
Ngang lưng làng quan họ xanh xanh”

Chỉ bằng ngần ấy câu ca thôi đã hiện lên trong ta bao nhiêu cảm xúc xốn xang về một lễ hội truyền thống được rất nhiều người dân chờ đón – Hội Lim. Nơi mà những câu ca quan họ đã ăn sâu thấm nhuần vào từng mạch máu thớ thịt của người dân Kinh Bắc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Nhắc đến vùng Kinh Bắc là nhắc đến một mảnh đất đã in đậm những dấu ấn đặc sắc của văn hóa và lịch sử dân tộc. Mỗi bước đi trên mảnh đất này, mỗi công trình kiến trúc đều in đậm dấu ấn của thời gian, của những thăng trầm mà dân tộc ta đã trải qua. Và Hội Lim chính là một dấu ấn khó phai ở đó.

Hội Lim là một lễ hội truyền thống thường được tổ chức thường niên mỗi năm vào ngày 13 tháng giêng âm lịch tại huyện Tiên Du. Đây được coi là một trong những đặc trưng văn hóa của vùng Kinh Bắc. Dù cho thời gian chuyển động không ngừng thì những giá trị đó vẫn không hề bị mai một và mất đi. Đến ngày nay Hội Lim không chỉ còn là một đặc trưng văn hóa trong vùng nữa mà nó đã vượt lên trên cả không gian trở thành một điểm dừng chân lí tưởng cho du khách buổi đầu năm.

Theo như truyền thuyết kể lại rằng lễ hội Lim được bắt nguồn từ hội chùa liên quan đến tiếng hát của chàng Trương ở làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ dựa trên chuyện tình Trương Chi – Mỵ Nương và tính chất của Hội Lim cũng nghiêng về lễ hôi sinh hoạt văn hóa và hát quan họ.

Nói về tuổi thọ thì có lẽ hội Lim có lịch sử vô cùng lâu đời và phát triển từ quy mô hội hàng tổng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp hội Lim tạm ngưng hoạt động phải đến sau đổi mới nó mới bắt đầu quay trở lại với đời sống tinh thần người dân trong vùng.

Ngoài ra, hội Lim còn có một ý nghĩa đó là thể hiện sự kính trọng tưởng nhớ đến ông Hiếu Trung Hầu người sáng lập ra những làn quan họ ngọt ngào. Hội Lim diễn ra ở 3 xã chủ yếu là Nội Duệ, Liên Bảo và thị trấn Lim. Thời gian diễn ra lễ hội thường là 3- 4 ngày trong đó ngày 13 âm lịch là lễ chính bao gồm có nhiều hoạt động nhất như thi nấu cơm, hát quan họ, đấu vật….

Hội Lim mở đầu là màn rước kiệu với rất nhiều các thành viên mặc trang phục cổ trang, sau đó các liền anh liền chị sẽ đứng quanh lăng hát đối với nhau. Hội Quan họ được xem là phần hấp dẫn nhất của lễ hội Lim các liền anh liền chị sẽ ngồi trên thuyền thúng giữa ao sau đó hát đối những câu hát ngọt ngào. Đây cũng là dịp các bạn trẻ nam thanh nữ tú tụ họp để tìm ý trung nhân cho mình.

Hội Lim đã làm say lòng biết bao nhiêu du khách thập phương. Bằng những câu hát trao duyên ngọt ngào, trữ tình, những cử chỉ dịu dàng e ấp của các liền anh liền chị…. Nó không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống mà hơn thế còn thể hiện truyền thống yêu nước nhớ nguồn đáng quý của dân tộc.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 7

Vào đầu tháng ba âm lịch là quê em ai nấy đều rộn ràng chuẩn bị đi dự lễ hội Phủ Dầy. Theo bố kể: hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch là ngày tưởng nhớ Công chúa Liễu Hạnh ở làng Kim Thái, Vân Cát, Vụ Bản, cách làng em khoảng 10 cây số.

Sáng nay cả nhà dậy rất sớm, ăn cơm hãy còn tối đất để chuẩn bị đi lễ hội. Mọi người ăn mặc rất chỉnh tề, em và bé Bông thì “diện” bộ đồ mới nhất. Ra đến đường cái đã thấy từng đoàn người, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, gia đình em cũng nhập hội đi cho vui chân.

Khoảng 8 giờ thì đến Phủ Dầy. Chao ơi! Mọi con đường đi vào đền thờ chính đều đông nghịt những người. Ô tô, xe máy bấm còi inh ỏi nhưng đường tắc không thể chạy nhanh được. Có lúc mẹ em phải bế bé Bông lên để len qua chỗ đông, còn em phải nắm chặt tay bố kẻo bị lạc.

Đến trước ngôi đền chính đông nghẹt những người ăn mặc khăn áo sặc sỡ, vừa đi vừa múa hát. Đền chính là một dãy nhà đồ sộ có ba gác chuông, càng đi vào sâu càng thấy cảnh uy nghiêm, lộng lẫy những đồ thờ sơn son thếp vàng rực rỡ ẩn hiện trong khói hương nghi ngút.

Sau khi ở khu đền chính ra, bố em dẫn chúng em đến thăm khu lăng mộ của bà Chúa. Chuyện kể rằng trước kia bà báo mộng cho vua sinh hoàng tử, cho nên nhà vua đã cho mang đá ngũ sắc và nhiều gỗ quý ở Huế ra để xây dựng thành một lăng tẩm rất to lớn và đẹp.

Trước khi ra về chúng em còn được vào làng Kim Thái xem ngôi đền nhỏ, bên cạnh đó có cây chuối thần mà trước đây vài năm nó nở ra buồng có từ 120 đến 150 nải. Đi qua chỗ bán hàng bố em mua cho hai anh em mỗi đứa một cái trống ếch, đánh kêu “bông bông” rất vui tai.

Ra về đi được một quãng xa em còn quay lại nhìn phong cảnh Phủ Dầy sao mà hùng vĩ và đẹp đến thế. Đã bao đời nay những người thợ nề, thợ mộc đã góp công xây dựng nên một khu di tích lịch sử về bà Chúa Liễu Hạnh, và là vẻ đẹp của quê hương Nam Định mà nhiều người đi xa thường nhớ tới.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 8

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba”

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,…đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan – Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 9

Hằng năm, vào mùng sáu tháng giêng âm lịch, xã em lại tổ chức lễ hội đua thuyền. Từ bao đời này, lễ hội đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc trong đời sống của người dân quê hương.

Lễ hội đua thuyền được tổ chức trên một đoạn của con sông quê em. Từ mấy hôm trước, mọi công tác chuẩn bị đã được diễn ra. Khúc sông được dùng để diễn ra hội đua dài khoảng mười ki-lô-mét. Vạch xuất phát được căng bằng một sợi dây màu đỏ từ bờ bên này sang bên kia. Từ sáng sớm, mọi người dân trong xã đã ra bờ sông. Mọi người cầm theo cờ, trống để cổ vũ. Tiếng hò reo vang thật làm bầu không khí thêm sôi động. Em cùng với mấy bạn trong xóm đến cũng đến xem và cổ vũ cho đội đua của làng mình. Năm đội tham dự cuộc thi đại diện cho năm làng trong xã. Mỗi đội mặc một bộ trang phục truyền thống với màu sắc khác nhau. Đội đua thuyền của làng em mặc trang phục màu trắng.

Lúc này, trên sông đã có năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Trên thuyền có mười anh thanh niên cao lớn, khỏe mạnh. Họ là những thành viên trong đội đua thuyền. Suốt một tháng, họ đã tập luyện để chờ ngày hội diễn ra. Bác phó chủ tịch xã đã phát biểu khai mạc hội đua. Một lúc sau, tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu vang lên. Những con thuyền lao nhanh vun vút về phía trước. Đội nào cũng gắng hết sức để về đích đầu tiên. Người dân hai bên bờ hò reo cổ vũ cho đội của mình. Những tiếng hô: “Đội đỏ cố lên! Đội xanh cố lên! Đội trắng cô lến!..” khiến cuộc đua thêm sôi nổi. Mọi người vừa hô vừa chạy theo những chiếc thuyền.

Đội xanh đang ở vị trí thứ nhất. Theo sau là đội cam, đội trắng. Nhưng khoảng cách giữa ba đội là không xa. Hai đội vàng và đội đen đang ở vị trí cuối cùng cũng đang cố gắng hết sức để bắt kịp. Đến khi chỉ còn khoảng vài mét nữa là tới đích thì bất ngờ đội trắng bắt đầu tăng tốc. Thật bất ngờ, đội trắng đã vượt lên trước. Đích đến đang ở rất gần rồi. Tiếng hò reo càng lớn hơn. Em hào hứng hô to: “Đội trắng có lên”. Như đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, đội trắng đã cán đích đầu tiên. Theo sau là đội xanh, đội cam, đội vàng, và đội đen.

Cuộc đua đã kết thúc. Các đội giành giải nhất, nhì và ba lên nhận giải thưởng. Hai đội thua cuộc không vì thế mà nản chí. Họ tự nói với nhau sẽ quyết tâm cho mùa giải năm sau. Người xem thì có người hài lòng với kết quả, có người không phục.

Lễ hội đua thuyền là một nét đẹp văn hóa của quê hương em. Em mong rằng lễ hội sẽ tiếp tục được tổ chức và nhận được sự yêu mến của người dân.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 10

Quê hương của em ở làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng. Hằng năm, nơi đây sẽ diễn ra Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân rất hấp dẫn và thú vị.

Hội thi được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch) hằng năm. Người tham dự sẽ được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Nguồn gốc của hội thi là từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Mục đích là để trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương.

Luật lệ của hội thổi cơm thi phải tuân theo một quy trình. Bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày. Ban giám khảo sẽ chấm điểm theo các tiêu chí gồm gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Đội giành chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng.

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân chính là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống. Nó đã thể hiện nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được truyền thống đánh giặc ngoại xâm cùng với tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 11

Hằng năm, quê em sẽ tổ chức hội đua thuyền vào mùng sáu tháng Giêng hằng năm. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, gửi gắm nhiều giá trị quý báu của dân tộc.

Hội được chuẩn bị từ vài tuần trước. Ban tổ chức đã đến khảo sát con sông sẽ diễn ra hội. Trên sông, năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Mỗi đội đua thuyền gồm có mười thành viên. Mỗi đội có một trang phục truyền thống với màu sắc riêng: xanh, đỏ, tím, vàng và trắng để phân biệt.

Các thành viên đội đua bắt đầu xuống thuyền. Họ di chuyển chiếc thuyền đến vạch xuất phát. Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.

Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Khán giả vừa chạy theo những con thuyền, vừa hò reo cổ vũ rất nhiệt tình: “Đội trắng cố lên!”, Đội đỏ cố lên!”. Tiếng trống vang lên thúc giục các tay đua phải khấn trưởng hơn. Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Đường đua dài khoảng mười lăm ki-lô-mét. Các đội về nhất, nhì, ba sẽ lần lượt lên nhận thưởng. Hội đua thuyền là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, thể hiện giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 12

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch) hằng năm. Hội được tổ chức tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Thời gian tổ chức là vào rằm tháng giêng. Nguồn gốc là từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Những người tham dự được tuyển chọn từ các xóm trong làng, chia thành các nhiều đội. Đây là dịp trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương.

Mở đầu, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân độ quốc. Quá trình thổi cơm bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Tiếng trống hiệu vang lên, bốn thanh niên của bốn đội sẽ leo lên thân cây chuối được bôi mỡ. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày. Tiêu chí chấm điểm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy.

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân đến là một nét văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 13

Một sự kiện mang tính toàn cầu, có tác động tích cực đến môi trường chính là Giờ Trái Đất. Việt Nam cũng là một trong những nước hưởng ứng tích cực sự kiện trên.

Ý tưởng chuẩn bị cho hoạt động “Giờ Trái Đất” được bắt đầu vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

Mục đích của sự kiện “Giờ Trái Đất” nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon – một khí gây ra hiệu ứng nhà kính, đồng thời thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Chiến dịch này cũng nhằm khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

Một số việc thường làm khi diễn ra sự kiện “Giờ Trái Đất” như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong khoảng một tiếng đồng hồ (theo quy định của ban tổ chức); Tăng cường sử dụng các phương tiện di chuyển xanh (như tăng thời gian đi bộ, sử dụng xe đạp, xe buýt công cộng…); Vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất…

Như vậy, “Giờ Trái Đất” là một sự kiện tốt đẹp, cần được phổ biến rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Mọi người hãy tích cực hưởng ứng sự kiện này, để chung tay bảo vệ Trái Đất.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 14

“Tết Trung thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường.
Lòng vui sướng với đèn trong tay.
Em múa ca trong ánh trăng rằm.”

Cứ tới ngày rằm tháng tám âm lịch – Tết trung thu hàng năm, những câu hát ấy lại ngân vang trên khắp con đường, phố phường. Vào ngày này các em thiếu nhi khắp cả nước được người lớn cho đi rước đèn, phá cỗ, ăn bánh nướng, bánh dẻo và múa lân thật là vui. Ngày tết ý nghĩa này đã gắn bó với người Việt Nam, trẻ em Việt Nam đã từ lâu.

Tết Trung thu rất gắn bó với người Việt Nam ta nhưng chắc ít ai biếi rằng tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu. Từ thế kỉ VIII (713 — 755), thời Đường Minh Hoàng đã có tục vui tết Trung thu. Sách xưa chép rằng: nhân một rằm tháng tám, khi cùng các con ngắm trăng tròn, vua Đường ao ước được lên trên trời một lần. Tết Trung thu rất gắn bó với người Việt Nam ta nhưng chắc ít ai biếi rằng tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu. Từ thế kỉ VIII (713 — 755), thời Đường Minh Hoàng đã có tục vui tết Trung thu. Sách xưa chép rằng: nhân một rằm tháng tám, khi cùng các con ngắm trăng tròn, vua Đường ao ước được lên trên trời một lần. Gạo rang rồi xay hoặc giả nhỏ mịn, nhào với nước đường ngan ngát mùi hoa bưởi. Tất cả các công đoạn trên đều do tay người thợ “nghệ” đảm nhiệm. Tết Trung thu đã trở thành tập tục văn hóa của người Việt Nam trong mỗi làng, mỗi xóm, mỗi phường… Nó rất gắn bó với mỗi người Việt Nam ta. Chúng ta cần giữ gìn tập tục văn hóa này sao cho cả thế giới đều biết đến để Tết Trung thu ngày càng rực rỡ, không bị mai một theo thời gian.

Một loại bánh mà không thể thiếu trong Tết trung thu đó chính là Bánh trung thu. Bột được cho vào khuôn. Dỡ khuôn là chiếc bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của bông hồng nở tám cánh hoặc mười cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo, ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng: rang và ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạnh nhân, hạt dưa, ướp nhân, tạo hương cho nhân… Mãi về sau này người ta mới phá cách cho lạp xưởng vào. Nhân bánh được cải tiến với nhiều sáng kiến. Bánh nướng và bánh dẻo cũng có hai loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, hạt sen… ăn rất dịu và thoảng hương đồng gió nội. Chúng mang hương vị, thanh sắc Việt Nam thanh cao, thanh nhã.

Tết Trung thu còn có rất nhiều trò chơi không chỉ cho trẻ em, mà còn làm cho cả người lớn vui vẻ và thoải mái hơn sau những ngày làm việc vất vả. Trò múa sư tử, múa lân không thể thiếu được trong những ngày này. Trước đây, tại các tư gia thường treo giải thưởng bằng tiền. Sau một hồi múa, lân nhảy lên lấy thưởng. Thật là vui nhộn, náo nhiệt. Người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát theo nhịp trống. Những cuộc rước đèn với bao loại đèn đặc sắc, rực sáng trong đêm như để các em vui chơi với chị Hằng: đèn ông sao, đèn lồng, đèn con thỏ, đèn kéo quân rực sáng làm mất đi cái ảm đạm, tăm tối của ban đêm.

Tết Trung thu đã trở thành tập tục văn hóa của người Việt Nam trong mỗi làng, mỗi xóm, mỗi phường… Nó rất gắn bó với mỗi người Việt Nam ta. Chúng ta cần giữ gìn tập tục văn hóa này sao cho cả thế giới đều biết đến để Tết Trung thu ngày càng rực rỡ, không bị mai một theo thời gian.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 15

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Câu ca dao cổ xưa nói về lễ hội Đền Hùng linh thiêng – một lễ hội dân gian có từ bao đời nay, nhắc nhở mỗi người con đất Việt về truyền thống ” Uống nước nhớ nguồn”, về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông.

Lễ hội đền Hùng là một trong những nghi thức lễ lâu đời nhất trong lịch sử dân tộc, mang ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Đây cũng là một dịp thiêng liêng để cả nước cùng hướng về tri ân, cùng nhau ôn lại những nét đẹp lịch sử văn hóa đã đồng hành cùng thời gian vượt lên trên cả sự băng biến. Lễ hội đền Hùng diễn ra vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch hàng năm, đây là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc.Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta.

Như tên gọi, phần nào ta có thể khái quát, lễ hội đền Hùng gồm hai phần chính, đó là phần lễ và phần hội. Trước tiên là phần Lễ, gồm lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Lễ rước kiệu vua, đây là nghi thức để tưởng nhớ công ơn những vị vua hùng đã hi sinh vì dân tộc, phần rước kiệu diễn ra long trọng với các đoàn rước, cùng cờ hoa biểu tượng sặc sỡ sang nghiêm cùng tấm lòng thành kính thiêng liêng của những người tham gia rước kiệu. Vì phần lễ rước kiệu vô cùng cao quý, trang trọng, vậy nên công tác chuẩn bị vô cùng cầu kì kĩ lượng để đảm bảo không làm thất lễ đối với các vị thần.

Sau phần lễ rước kiệu để tưởng nhớ vô cùng trang kính tôn nghiêm, thì không khí cũng được trở nên ấm thiêng hơn bởi khói hương nghi ngút của phần lễ dâng hương. Đây là dịp mà những đứa con trên khắp mỏi dải đất cùng hướng về cha tổ, để cầu nguyện những điều tốt đẹp và nói ra những mong ước, gửi gắm của mình trong dịp đầu năm. Đây cũng là một nét đẹp, giúp không khí xung quanh khói hương nghi ngút vô cùng thiêng liêng, đó không khí của chân tâm dâng kính, của nét đẹp văn hóa lịch sử của dân tộc. Phần rước kiệu và phần lễ hội có lẽ là phần lễ dành cho mọi người thờ khấn, cầu nguyện.

Sang phần hội, có nhiều trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn đang chờ đợi mọi người tham gia. Đây cũng là dịp để những đứa trẻ đang trưởng thành trong thời kỳ mới, kỷ nguyên công nghệ hiện đại có thể ngược dòng cảm nhận nét đẹp truyền thống tích lũy bao đời qua lớp lớp tháng năm ,có các trò chơi như kéo co, đấu vật, ..đặc biệt là hội thi hát xoan truyền thống, nơi bạn được thưởng thức những làn điệu dân ca đã đằm mình vào nét đẹp tâm hồn con người nơi đây, đã mang giai điệu riêng của mảnh đất Phú Thọ để giới thiệu đến người dân xứ sở, để một lần nữa cùng cất lên lòng cảm phục và ngưỡng mộ với nét đẹp âm nhạc dân gian đáng quý ấy.

Lễ hội đền Hùng không chỉ là một nét đẹp, mà còn là một di tích nghệ thuật văn hóa được thế hệ muôn đời truyền tụng, gối nhau vẻ đẹp của đạo lí uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, từ đó, gợi đến vẻ đẹp của giá trị vĩnh hằng vượt lên dòng chảy băng hoại của thời gian.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 16

“Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về,
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”

Hải Phòng là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh mang đậm nét đặc trưng của miền biển. Trong số những di sản văn hóa ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Đây là lễ hội có nhiều nét đặc sắc về phong tục văn hóa và lịch sử, để lại nhiều ấn tượng cho du khách thập phương.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn thể hiện bản sắc văn hóa và tinh thần thượng võ của người dân miền biển. Theo truyền thuyết, lễ hội chọi trâu đã có từ thế kỉ 18, được tổ chức để cầu hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân địa phương. Người dân Đồ Sơn vẫn truyền nhau sự tích về lễ hội chọi trâu: Một đêm rằm tháng 8, người dân miền biển nhìn thấy một ông tiên đang say sưa ngắm hai chú trâu đang chọi nhau. Từ đó, lễ hội chọi trâu trở thành một phần đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Đồ Sơn.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Lúc này, lúa ngoài đồng đang thì con gái, ngư dân cũng vừa kết thúc mùa cá, mọi người nô nức chuẩn bị cho lễ hội chọi trâu. Trường đấu để chọi trâu là những bãi đất rộng, có hào nước bao quanh. Những chú trâu được tuyển chọn vô cùng kĩ lưỡng để tham gia cuộc thi. Trâu phải là những chú trâu đực khỏe mạnh, da bóng, lông mượt, đặc biệt sừng trâu phải đen như gỗ mun, vểnh lên như lưỡi liềm. Giống như bao lễ hội khác, lễ hội chọi trâu cũng có 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ với những nghi lễ truyền thống và trang trọng bao gồm lễ tế thần Điểm Tước, sau đó là lễ rước kiệu bát cống. Phần lễ rộn ràng trong tiếng trống, cờ ngũ sắc bay phấp phới. Phần hội diễn ra vào ngày chính hội (9/8) với nhiều hoạt động hấp dẫn, đậm đà bản sắc dân tộc. Mở đầu là điệu múa khai hội của 24 tráng niên vừa uyển chuyển, mạnh mẽ vừa linh hoạt. Múa cờ xong, hai ông trâu được dẫn vào trong sới trong âm thanh của tiếng trống, thanh la, có người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai ông trâu cách nhau 20m, người dắt lùi ra. Hai chú trâu hoàn toàn tự do lao vào tấn công nhau dữ dội. Trận chọi trâu diễn ra vô cùng gay cấn, ác liệt, làm cho người xem theo dõi đến nghẹt thở. Đây là cơ hội để cho trâu thể hiện hết những kĩ năng và kinh nghiệm của mình. Sự dũng mãnh, ngoan cường của trâu còn là biểu tượng cho khí phách và tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn. Chú trâu chiến thắng mang lại nhiều vinh dự và hãnh diện cho chủ trâu. Kết thúc lễ hội, dù thắng hay thua, các chú trâu sẽ được mổ thịt để lễ tế trời đất, cầu thời tiết thuận lợi, mùa màng thuận hòa, sóng yên biển lặng để người đi biển đánh bắt được may mắn, thuận lợi.

Lễ hội chọi trâu không chỉ mang lại niềm vui cho người xem mà còn là một tục lệ, tín ngưỡng độc đáo, giàu giá trị văn hóa và lịch sử. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được công nhận là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, là một điểm đến hấp dẫn với nhiều khách du lịch.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, mang nhiều giá trị thể hiện truyền thống lịch sử và phẩm chất, tâm hồn của người dân miền biển. Chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn và phát triển hơn nữa bản sắc tốt đẹp của lễ hội chọi trâu để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 17

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Hoàng Liệt làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng.
Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một ngôi trường mới với một sự khởi đầu mới.

Đầu tiên là buổi lễ diễn hành được diễn ra, từng lớp đi qua khán đài được các thầy cô nêu lên những thành tích nổi bật của năm qua, đặc biệt là chào đón những học sinh lớp 6 như chúng tôi bước vào năm học đầu tiên của những năm học cấp hai. Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh.

Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh .

Đối với tôi, đây là lễ khai giảng mà tôi nhớ nhất vì tôi đã bước sang một trang mới của cuộc đời, trưởng thành hơn, yêu trường yêu lớp hơn nữa.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 18

Một cái Tết nữa sắp đến. Trong những ngày này, việc chuẩn bị chào đón năm mới diễn ra náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Học sinh trường tôi cũng tổ chức hội chợ xuân truyền thống trong sân trường.

Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên cảm thấy rất hào hứng.

Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình, thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả. Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường.

Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan. Ai cũng có vẻ mệt nhưng đều rất vui vẻ.

Hội chợ lần này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sầu sắc. Qua hội chợ, tôi biết thêm được nhiều món đồ mà ngày xưa tổ tiên ta đã làm ra và sử dụng. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 19

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS của tôi làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng.

Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một ngôi trường mới với một sự khởi đầu mới.

Đầu tiên là buổi lễ diễn hành được diễn ra, từng lớp đi qua khán đài được các thầy cô nêu lên những thành tích nổi bật của năm qua, đặc biệt là chào đón những học sinh lớp 6 như chúng tôi bước vào năm học đầu tiên của những năm học cấp hai. Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh.

Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh .

Đối với tôi, đây là lễ khai giảng mà tôi nhớ nhất vì tôi đã bước sang một trang mới của cuộc đời, trưởng thành hơn, yêu trường yêu lớp hơn nữa.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 20

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba”

Hằng năm vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, tất cả mọi người dân trên khắp mọi miền tổ quốc lại cùng hướng về vùng đất Phú Thọ – nơi lễ hội Đền Hùng diễn ra, để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,…đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan – Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 21

Hằng năm, trên khắp mọi miền của đất nước, rất nhiều lễ hội được tổ chức. Và lễ hội Chử Đồng Tử là một trong số đó.

Lễ hội sẽ được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 (Âm lịch) tại đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa Dạ Trạch (xã Dạ Trạch) thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Về nguồn gốc của lễ hội thì theo truyền thuyết thì vào đời Hùng Vương thứ mười tám, tại làng Chử Xứ, có chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, chàng sống cùng với cha. Họ chỉ có một chiếc khố để mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.

Một hôm, Chủ Đồng Từ đang mò cá dưới sông thì nhìn thấy một đoàn thuyền sang trọng đi tới. Đó là đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái Vua Hùng. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau để trốn, rồi lấy cát phủ lên mình. Nào ngờ, công chúa lại chọn chỗ bãi sông đẹp làm nơi dừng chân và sai người quây màn nơi khóm lau mà tắm. Nước dội làm cát trôi đi, để lộ ra một chàng trai tuấn tú. Công chúa Tiên Dung rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết được gia cảnh của chàng trai, nàng rất cảm động và cho rằng đây là duyên phận nên đã quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng.

Hai vợ chồng Chử Đồng Từ quay về kinh, tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi truyền dạy cho nhân dân nhiều nghề như trồng lúa, dệt vải. Sau này, cả hai đều hóa lên trời. Tuy vậy, Chử Đồng Tử vẫn hiển linh giúp nhân dân đánh giặc.

Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử đã lập đền thờ bên bờ sông Hồng. Ngoài ra, họ còn nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

Lễ hội giữ được nhiều nghi lễ rất độc đáo. Nổi bật là lễ rước Thành Hoàng làng của chín làng thuộc Tổng Mễ xưa về đền Đa Hoà. Lễ rước diễn ra rất đặc sắc với sự tham gia của đoàn thuyền rồng khổng lồ lướt sóng ra giữa dòng sông Hồng lấy nước về lễ Thánh. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều tiết mục văn nghệ được biểu diễn.

Lễ hội mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh về đời sống sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm trước. Không chỉ vậy, lễ hội còn thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, đề cao vai trò của người thầy thuốc, phản ảnh ước mơ bình dị của người dân trong xã hội phong kiến là khát vọng được tự do yêu đương, tự do hôn nhân vượt khỏi lễ giáo gò bó.

Như vậy, lễ hội Chử Đồng Tử có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 22

Một trong những sự kiện mang tính toàn cầu là “Giờ Trái Đất”. Sự kiện này đã có những tác động tích cực liên quan đến môi trường của Trái Đất.

Năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Đến năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất” vào năm 2006. Sau đó, một lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a vào ngày 31 tháng 3 năm 2007. Cho đến ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” ra đời với mục đích đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon – một khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, sự kiện này cũng thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” diễn ra với rất nhiều hoạt động có ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một tiếng đồng hồ, tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông xanh, tuyên truyền vận động bạn bè, người thân hưởng ứng chiến dịch… Những hành động tuy nhỏ bé nhưng đã đem lại những tác động tích cực đến Trái Đất.

Như vậy, sự kiện “Giờ Trái Đất” có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên… cho nhân loại. Đồng thời nâng cao ý thức, khuyến khích mọi người cùng thực hành lối sống sống bền vững, không sử dụng năng lượng lãng phí.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 23

Mỗi dịp Tết đến, xuân về là thời điểm mà mọi người háo hức bắt đầu chuẩn bị đi mua sắm Tết. Những khu chợ trở nên đông vui nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đường phố những ngày tết lúc nào cũng đông đúc, tấp nập. Đặc biệt phải nhắc đến hội chợ hoa xuân.

Hội chợ hoa xuân sẽ được tổ chức hằng năm. Thời gian diễn ra từ khoảng hai mươi ba Tết đến hết sáng ba mươi Tết. Địa điểm tổ chức thường ở nơi rộng rãi như sân vận động. Mọi người đến xem và mua rất đông đúc, tấp nập. Không khí của hội chợ rộn ràng, háo hức.

Những chiếc xe ra vào tấp nập. Mỗi gian hàng lại bày bán một loại cây riêng. Các chậu cây được xếp thẳng hàng. Bên cạnh những gian hàng bán đào và quất là các gian bán hoa tươi. Các loại hoa được bày bán rất đa dạng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa vi-ô-let, hoa lan, hoa dơn, hoa thược dược… Tất cả đã tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cho chợ hoa. Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa. Mọi người đi chợ hoa như đi trẩy hội để mua được loại hoa ưng ý nhất về chơi vào mấy ngày đẹp nhất.

Đông đúc nhất là khu bán đào, mai và quất. Vì đây là những loại cây đặc trưng của ngày tết, nên mọi người đều muốn mua một chậu đào, mai hoặc quất về chơi Tết. Những chậu cây được tạo với nhiều hình dáng độc đáo. Những nụ hoa đào, hoa mai đã bắt đầu bung nở trong những cơn mưa xuân. Bố em cũng chọn được một chậu đào rất đẹp.

Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Và những khu chợ hoa cũng đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của dịp Tết.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 24

Hằng năm, trên khắp mọi miền của đất nước, rất nhiều lễ hội được tổ chức. Và lễ hội Chử Đồng Tử là một trong số đó.

Lễ hội sẽ được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 (Âm lịch) tại đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa Dạ Trạch (xã Dạ Trạch) thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Về nguồn gốc của lễ hội thì theo truyền thuyết thì vào đời Hùng Vương thứ mười tám, tại làng Chử Xứ, có chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, chàng sống cùng với cha. Họ chỉ có một chiếc khố để mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.

Một hôm, Chủ Đồng Từ đang mò cá dưới sông thì nhìn thấy một đoàn thuyền sang trọng đi tới. Đó là đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái Vua Hùng. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau để trốn, rồi lấy cát phủ lên mình. Nào ngờ, công chúa lại chọn chỗ bãi sông đẹp làm nơi dừng chân và sai người quây màn nơi khóm lau mà tắm. Nước dội làm cát trôi đi, để lộ ra một chàng trai tuấn tú. Công chúa Tiên Dung rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết được gia cảnh của chàng trai, nàng rất cảm động và cho rằng đây là duyên phận nên đã quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng.

Hai vợ chồng Chử Đồng Từ quay về kinh, tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi truyền dạy cho nhân dân nhiều nghề như trồng lúa, dệt vải. Sau này, cả hai đều hóa lên trời. Tuy vậy, Chử Đồng Tử vẫn hiển linh giúp nhân dân đánh giặc.

Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử đã lập đền thờ bên bờ sông Hồng. Ngoài ra, họ còn nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

Lễ hội giữ được nhiều nghi lễ rất độc đáo. Nổi bật là lễ rước Thành Hoàng làng của chín làng thuộc Tổng Mễ xưa về đền Đa Hoà. Lễ rước diễn ra rất đặc sắc với sự tham gia của đoàn thuyền rồng khổng lồ lướt sóng ra giữa dòng sông Hồng lấy nước về lễ Thánh. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều tiết mục văn nghệ được biểu diễn.

Lễ hội mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh về đời sống sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm trước. Không chỉ vậy, lễ hội còn thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, đề cao vai trò của người thầy thuốc, phản ảnh ước mơ bình dị của người dân trong xã hội phong kiến là khát vọng được tự do yêu đương, tự do hôn nhân vượt khỏi lễ giáo gò bó.

Như vậy, lễ hội Chử Đồng Tử có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 25

Mỗi dịp Tết đến xuân về là mọi nơi đều mang không khí rộn ràng, vui tươi. Không ngoại lệ, trong các trường học cũng tổ chức hội chợ xuân.

Đầu tiên, hội chợ xuân bắt nguồn từ hoạt động chờ đón xuân của những học sinh và thầy cô giáo. Hội chợ xuân không quá nhộn nhịp nhưng luôn được chờ mong, đón đợi vì nó xuất phát từ hoạt động chào mừng Tết.

Một số hoạt động của hội chợ xuân có thể kể đến chính là hoạt động làm tặng vật ngày Tết. Các lớp học sẽ cùng tổ chức gian hàng trưng bày nhiều món đồ độc đáo. Đó phần lớn là sản phẩm thủ công nên rất chỉn chu, đẹp đẽ. Các bạn học sinh luôn cố gắng hết sức đầu tư cho sản phẩm của mình. Sản phẩm nhiều nhất có lẽ là những cành hoa đào, hoa mai. Hoa được làm bằng giấy hết sức đẹp mắt. Thêm vào đó, nhiều bạn còn biết làm gian hàng kẹo với các loại kẹo tự làm không quá nhiều đường nên tốt cho sức khỏe và tạo được nhiều ấn tượng. Một số hoạt động khác có thể kể đến của hội chợ xuân ở trường học đó là vẽ trang trí cho lợn đất và tạo nên những thành phẩm đẹp mắt. Chính sự chỉn chu và háo hức của các bạn học sinh mà hoạt động hội chợ diễn ra luôn tấp nập.

Hội chợ xuân diễn ra trong một ngày cuối cùng của tuần học trước khi nghỉ Tết. Đây luôn là hoạt động được đón chờ vì có giá trị lớn kết nối các bạn học sinh và giúp các bạn thêm hiểu ý nghĩa của Tết cổ truyền.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 26

Một trong những lễ hội mà tôi đã có dịp chứng kiến là lễ hội đấu vật. Đó là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của quê hương tôi.

Lễ hội đấu vật ở quê tôi thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại sẽ lựa chọn ra năm đô vật mạnh nhất đại diện cho thôn bước vào trận chung kết.

Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật cởi trần, mặc một chiếc quần đùi, tay buộc một chiếc khăn khác màu sắc để phân biệt. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di chuyển trên sàn để thăm do đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng.

Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Hai đô vật đã tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm. Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai… một… Hết giờ!” – đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Lúc đó, chiến thắng sẽ thuộc về đô vật khăn xanh. Mỗi một trận đấu vật đều diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.

Các trận đấu vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi cảm thấy yêu mến và tự hào về những con người của quê hương mình. Họ không chỉ khỏe khoắn, mạnh mẽ mà còn đầy tinh thần thượng võ.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 27

Hằng năm, đất nước Việt Nam có rất nhiều sự kiện tiêu biểu. Một trong số đó phải kể đến Ngày giáo Việt Nam. Đây là dịp để tri ân thầy cô giáo – những người có vai trò to lớn trong cuộc đời của chúng ta.

Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.

Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Việt Nam vốn là một đất nước giàu truyền thống tôn sư trọng đạo. Chúng ta cần tích cực giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó với ngày Nhà giáo Việt Nam.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 28

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Câu ca dao là lời nhắc nhở con cháu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương – được coi là ngày Quốc giỗ của dân tộc Việt Nam.

Vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, Lễ hội đền Hùng (hay còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương) sẽ được tổ chức tại đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Thực chất, trước đó, lễ hội đã được diễn ra với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng đã trở thành ngày Quốc giỗ.

Lễ hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Lễ rước kiệu sẽ có đám rước kiệu với nhiều màu sắc của cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… được xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Còn lễ dâng hương dành cho những người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Phần hội sẽ có nhiều trò chơi dân gian. Những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo) – một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ. Hay những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc – nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Hằng năm, rất nhiều khách thập phương đổ về đây để tham dự lễ hội.

Lễ hội Đền Hùng là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ta, thể hiện được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, Lễ hội đền Hùng cần được duy trì đến muôn đời sau.

Lời nhắc nhở của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn đó: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Mỗi người dân Việt Nam hãy biết trân trọng nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 29

Cứ vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch, quê tôi lại tổ chức lễ hội Cổ Loa. Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương, người đã sáng lập ra nước Âu Lạc, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Hội Cổ Loa được tổ chức ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Hội gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức rất trang trọng. Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.

Phần lễ thường được diễn ra từ sáng mùng sáu, đám rước thần sẽ khiêng giá văn tế, kiệu long đình, cờ lọng đi ra đền An Dương Vương. Trên sân đền được bài trí cờ quạt rực rỡ cho cuộc tế thần. Ngoài cửa đền, có ngựa hồng, ngựa bạch (bằng gỗ) đứng chầu. Hai bên đường đi vào đền có các giá gỗ cắm cờ quạt và lộ bộ bát bửu (các đồ thờ cúng làm theo kiểu dáng tám loại vũ khí). Kiệu của tám xã xếp theo thứ tự quy định. Trước đền đặt một hương án lớn, trên để hộp kính đựng đôi hia vàng và các đồ thờ… Cuộc tế thần được tiến hành trong nền nhạc của phường bát âm. Sau đó, người dân trong làng sẽ vào làm lễ. Cuộc lễ kéo dài đến gần trưa mới xong. Sau đó sẽ chuyển sang cuộc rước thần. Ðường đi bắt đầu từ đền Thượng vòng quanh giếng Ngọc rồi theo đường chân thành Nội tới đình Ngự Triều. Ði sau mỗi kiệu có bốn trai đinh mỗi người cầm một cây cờ đại, vừa đi vừa múa. Tới ngã tư ở cửa điếm làng Cổ Loa kiệu làng nào quay về làng ấy. Riêng kiệu của làng Cổ Loa thì quay vào đình Ngự Triều, được đặt trước sân đình và dân Cổ Loa lại làm lễ thần lần nữa.

Nhưng phần được nhiều người chờ đợi nhất là phần hội được kéo dài tới rằm tháng giêng. Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn được tổ chức như: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt… Ngoài ra còn có các buổi biểu diễn văn nghệ như hát quan họ, múa rối nước rất hấp dẫn. Lễ hội diễn ra đã thu hút khách từ thập phương đến tham dự rất đông.

Lễ hội Cổ Loa diễn ra đã lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước. Tôi cảm thấy rất tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất giàu truyền thống này.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 30

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch) hằng năm. Nơi tổ chức hội thi là làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Hội thi được bắt nguồn từ nét sinh hoạt văn hóa cổ truyền bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Những người tham dự hội thi được tuyển chọn từ các xóm trong làng, chia thành các nhiều đội.

Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân độ quốc. Sau đó hội thi thổi cơm bắt đầu đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Tiếng trống hiệu vang lên, bốn thanh niên của bốn đội sẽ leo lên thân cây chuối được bôi mỡ. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày. Tiêu chí chấm điểm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy.

Hội thi thổi cơm là nét sinh hoạt văn hóa cổ truyền bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Không chỉ vậy, đây còn là dịp trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội còn góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong văn hóa sinh hoạt hiện nay.

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân đến là một nét văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam, và cần được giữ gìn và phát huy.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 31

Lễ chào cờ đầu tuần là một hoạt động không thể thiếu tại các trường học trên khắp nước ta. Đây chính là dịp để thầy Hiệu trưởng triển khai công tác trong tuần tới tất cả thầy cô và học sinh.

Vào sáng thứ hai hàng tuần, sau khi kết thúc giờ truy bài, học sinh sẽ cầm theo ghế nhựa và đi xuống sân trường tập trung. Các bạn lần lượt xếp ghế vào vị trí cố định của lớp mình. Lớp trưởng, lớp phó học tập có nhiệm vụ quản lớp, yêu cầu giữ trật tự và kiểm tra trang phục.

Buổi lễ chào cờ chính thức bắt đầu vào lúc 7h15. Thầy phụ trách Đội là người phụ trách tổ chức hoạt động chào cờ. Trước hết, thầy đề nghị toàn bộ thầy cô, học sinh ổn định vị trí, chỉnh trang lại quần áo, đầu tóc. Sau đó, thầy hô to “Nghiêm” rồi đến “Chào cờ, chào!”. Lúc này, nhạc Quốc ca vang lên. Học sinh bên dưới sẽ giơ tay phải lên trán để chào và đồng thanh hát vang bài “Tiến quân ca”. Hết nhạc, thầy phụ trách thông báo “Thôi! Mời tất cả thầy cô và các bạn học sinh ngồi về vị trí.”.

Không giống như các giờ tập trung khác, bầu không khí của buổi lễ chào cờ thường rất nghiêm trang. Ai nấy đều tỏ ra nghiêm túc, cẩn thận. Sau khi hát xong Quốc ca, mọi người sẽ ngồi xuống ghế và nghe bạn Liên đội trưởng lên đọc xếp hạng điểm nề nếp của từng lớp trong tuần vừa qua. Tiếp đến là thầy Hiệu trưởng lên nhận xét, quán triệt và dặn dò một vài nội dung cần chú ý. Thầy thường thông báo về các cuộc thi thể thao, văn nghệ hay văn hóa đáng chú ý. Đồng thời, nhắn nhủ, động viên học trò cần nỗ lực, chăm chỉ học tập hơn.

Buổi lễ chào cờ kết thúc bằng lời nhắc nhở đến từ thầy phụ trách Đội. Thầy nhấn mạnh về các công tác nề nấp cần chấp hành theo đúng quy định như: mặc đúng đồng phục, sơ vin khi đến trường, đeo khăn quàng đỏ, vệ sinh lớp học,… Sau cùng, trước khi trở lại lớp học, tất cả học sinh phải thu dọn giấy rác quanh chỗ ngồi của mình.

Ba mươi sáu tuần học tại trường là ba mươi sáu lễ chào cờ khác nhau. Mỗi lần tham gia tiết học này, em lại thấy xúc động, tự hào khi được hát vang “Tiến quân ca” – “Bài quốc ca hào hùng nhất thế giới”.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 32

Tuy không nhiều lễ hội như những nơi khác, nhưng Bình Dương có nét văn hóa lễ hội rất đặc trưng như lễ hội chùa ông Bổn, lễ hội Kỳ Yên tại các đình thần, lễ hội đua thuyền truyền thống… nhưng tiêu biểu nhất là lễ hội chùa Bà hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch tại miếu Bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” mà người dân thường gọi là Chùa Bà.

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu không chỉ được người dân Bình Dương mà còn được nhiều người ở các vùng lân cận biết đến.Tọa lạc ở thị xã Thủ Dầu Một, chùa do người Hoa thành lập vào thế kỷ 19. Tuy dân gian gọi là Chùa Bà nhưng thực chất đây là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị nữ thần được cư dân Châu Á thờ phụng và tôn kính.

Hàng năm vào ngày rằm tháng giêng có lễ rước vía Bà. Cả ngày 14 và suốt đêm, tới ngày 15 tháng giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơi lũ lượt hội về chợ Thủ cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà. Lễ hội chùa Bà có nhiều tiết mục hấp dẫn mang đậm tính văn hóa dân gian và gần gũi với nhân dân như sự xuất hiện nhiều nhân vật huyền thoại, diễu hành xe hoa, cồng, chiêng, trống, cờ và đặc biệt là không thể thiếu những đoàn lân sư rồng.

Lễ rước kiệu Bà vào ngày rằm rất náo nhiệt, dẫn đầu là bốn con Hẩu, một đoàn gồm 60 thanh niên làm nhiệm vụ mở đường mang cờ hiệu, kiếm và thanh long đao. Tiếp là 25 đội lân vừa múa, đấu võ rầm rộ, theo sau là 6 đoàn xe hoa và hàng trăm thiếu nữ, vai gánh hoa vải đủ màu sắc, nối bước là các đội nhạc, kèn, sáo, phèng la vừa đi vừa tấu nhạc.

Sau đó là cộ Bà, trước cộ là hai án hương lớn nghi ngút, theo sát cộ Bà là ban quý tế, họ có nhiệm vụ đổi các án hương cháy dở lấy từ ky hương trao cho bá tánh, người nhận coi như lộc của bà. Cuối cùng là đoàn khách thập phương dự hội diễu hành qua các phố quanh chợ Thủ Dầu Một.

Sau lễ, khách được tham dự các thú vui chơi, dự lề hội Chùa Ông . Đội múa lân, sư tử, hầu các nơi về thi múa, hóa trang mặt nạ, vừa múa vừa đấu võ. Khi bế mạc lễ hội đoàn gồm 20 lân, rồng, sư tử, hẩu tiếp đến là bộ tứ Tây du ký tiến vào chùa chúc Bà. Cuối hội là lễ rước kiệu Bà rầm rộ diễu hành qua các phố trong thị xã. Ðến 06 giờ chiều đoàn rước trở về Chùa Bà và chấm dứt lễ hội.

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, là lễ hội đầu xuân của mọi người, mọi nhà. Mọi người đến đây để cùng nhau hái lộc đầu năm, cùng chúc cho nhau “mưa thuận gió hoà, nhà nhà hạnh phúc”, qua đó, thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, giữa các vùng miền.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 33

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc, được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mùng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mùng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người). Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ. Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời gióng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 34

Tuổi học trò, ai cũng có cái hào hứng của ngày khai trường. Nhưng ngày khai giảng trường của ngôi trường THCS …………..làm tôi có những ấn tượng đẹp
Ngày đầu tiên khai giảng trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá và sân trường rộng.và vs bao niêu là bn hs Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một ngôi trường mới với một tuổi mới

đầu tiên chính là cổng trường mới và nhiều thầy cô mới đã chào mừng em vào trường , sau đó thầy cô chủ nhiệm sẽ ra tnhận hs , thầy cô giáo ở trường rất thân thiện và thương chúng em . bất đầu buổi khai giảng chúng em đc cô phụ trách đội chào mừng và tặng quà và chỉ cho chúng em thầy cô sẽ dạy

có những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh.

Phần cuối cùng trong buổi lễ khai giảng, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh .

Đối với tôi, đây là lễ khai giảng mà tôi nhớ nhất vì tôi đã bước sang một trang mới của cuộc đời, trưởng thành hơn, yêu trường yêu lớp hơn nữa.

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 35

Đã từ rất lâu lễ hội chọi trâu đã trở thành một phong tục nổi tiếng ở đồ Sơn Hải Phòng được mọi người nhiều nơi tìm đến

Để có những ngày hội láo lức người dân đồ Sơn phải chuẩn bị rất công phu trong khoảng 8 tháng. Cứ mỗi năm theo lời người dân bản địa nói sau Tết Nguyên Đán người dân cử ra người có nhiều kinh nghiệm đi khắp mọi nơi như Sơn la Hồ Chí Minh Đà Nẵng cà mau Hà Nội,…. Để chọn trâu phù hợp với những tính năng đặc biệt

Theo như người dân có kinh nghiệm cho rằng: chọn trâu là phải chọn những cân trâu to khỏe: hàm đen, ức rộng, lưng dày, cổ tròn, háng rộng, sừng thì đen như gỗ mun, vang lên như hai cánh cung, mắt tròn tròn đỏ và mặt phải giống ngựa thì mới có thể đạt được ý nhất là trâu phải là trâu đực. Việc mua Châu đã khó khăn thì việc nuôi chăm sóc trâu lại khó khăn hơn nữa. Sau khi mua được trâu thì người huấn luyện phải nhốt sâu vào chuồng riêng đặc biệt thật là không được để cho trâu nhìn thấy trâu nhà để khôi phục lại bản năng và tính năng hoang dã của trâu. Để huấn luyện Châu người huấn luyện phải cho trâu ra một khoảng đất trống và rộng thêm nữa là phải cần thêm người hỏi hét đánh trống xiêng để tạo ra không khí lễ hội

Mở đầu chọi trâu là lễ tế thần Hoàng làng lễ thế này là lớn nhất của dân bản địa. Gần đây thủ tục đang được đơn giản hóa. Lễ hội đã thu hút nhiều người đến xem và hội ai cũng là nước hồi hộp chờ đợi từ hai phía dưới chọi ông trâu được dẫn ra hai bên là hai con trâu đi ra có người phất cờ hai bên có người che lọng. Sau khi dắt trâu ra hai người huấn luyện cho trâu đứng cách nhau 20 m rồi hai người rút dẻo ra và chạy vào sân trường để cho hai ông trâu đấu với nhau. Hai ông trâu đâm vào nhau và hải chiếc sừng đâm vào nhau chat hai ông chốt đấu với nhau trong tiếng hò hét của mọi người trên khán đài. Kết thúc hội chọi trâu là lúc mọi người cùng giúp cho được giải nhất về làng. Cuộc giữa này là tất cả mọi người dân đều phải tham gia kể cả là người chủ trâu thua thể hiện tinh thần đoàn kết của dân đồ Sơn. Người dân lấy một ít lông trâu và tiết của trâu là mau hết người ta đổ máu huyết xuống sông và con trâu Thắng đấy được người dân thì và đem đi bán mọi người cho rằng ông Châu sau khi thắng được lên làm cụ trâu, theo lời người dân những người mua được thịt của cụ trâu ăn vào sẽ rất may mắn. Chú chơi thua cũng sẽ được người dân mang về và làm thịt. Kết thúc cuộc chọi trâu cũng là lúc mà người dân mang trâu về và làm thịt cho dân làng đồ Sơn ăn và thưởng thức thành quả của chính mình.

Cuộc thi đã mang lại ấn tượng sâu sắc của người dân đồ Sơn và những người dân ở nơi khác chú ý đến và luôn chờ đón những cuộc thi như vậy, đó là một cuộc thi cho thấy tài năng và đó cũng là một cuộc thi mang lại nhiều kỉ niệm nhất của người dân đồ Sơn

Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến- Mẫu 36

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng ta lại thấy khắp các địa phương trên cả nước nao nức tổ chức lễ hội mừng năm mới. Trong đó, lễ hội phổ biến nhất của miền Bắc phải kể đến chính là hội thi thổi cơm đầy thú vị.

Hội thi thổi cơm thường được tổ chức ở đình làng với sự tham gia của đông đảo người dân. Mỗi đội chơi sẽ có khoảng 10 người: 5 nam, 5 nữ. Các đội cùng thực hiện công việc thổi cơm trong vòng 1 tiếng. Hội thi thổi cơm thường có 3 phần chính: thi kéo nước và lấy lửa, thi giã gạo, thi thổi cơm. Ở phần thi kéo nước và lấy lửa, thanh niên nam trong đội sẽ chia làm đôi, những người thi lấy lửa sẽ được phát rơm, đoạn tre đực già dùi sẵn khe nhỏ và một khe giang luồn vào đó để đánh lửa. Những thanh niên còn lại sẽ ra giếng gánh nước mang về, đợi lửa cháy rồi sẽ đun sôi nước đợi gạo. Những người phụ nữ trong đội phụ trách phần thi thứ hai là giã gạo. Gạo được giã rồi sàng cho sạch vỏ trấu, đem đi vo rồi bắt đầu phần thi thổi cơm. Người khéo léo nhất đội sẽ đảm đương phần thi thổi cơm, phải liên tục canh nồi, chỉnh lửa sao cho nồi cơm chín nhanh nhưng không nhão, không khê. Hạt cơm phải mềm, dẻo, thơm mới đạt tiêu chuẩn. Sau phần thi, những cụ già trong làng sẽ mang cơm vào đình cúng các vị thần linh rồi ban giám khảo mới nếm thử để nhận xét và chấm giải.

Hội thi thổi cơm đã là một nét văn hóa lâu đời truyền thống của dân tộc. Tùy vào đặc điểm của từng địa phương mà cách thức thi ở mỗi nơi khác nhau: có nơi vừa đi vừa nấu cơm, có nơi thi nấu cơm trên thuyền,… Nhưng dù thực hiện ở đâu thì hội thi nấu cơm được tổ chức ra đều nhằm thể hiện sự đoàn kết, khéo léo của con người trong lao động. Đồng thời, gửi gắm mong cầu cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu.

*****

Trên đây là hơn 36 mẫu Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

5/5 - (3 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button