Học TậpLớp 6

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép (42 mẫu)

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép bao gồm hướng dẫn viết cùng 42 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép
Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép

Mục lục

Dàn ý Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép

1. Mở đoạn: Giới thiệu về kỉ niệm với người thân.

Bạn đang xem: Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép (42 mẫu)

2. Thân đoạn:

– Nêu thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện.

– Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lí.

3. Kết đoạn: Nêu cảm xúc của em về kỉ niệm ấy.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 1

Trong gia đình, anh trai là người mà tôi thân thiết nhất. Còn nhớ lúc bé, một lần tôi bị các bạn trong xóm bắt nạt. Lúc đó, tôi chỉ biết chạy về nhà ngồi một góc và khóc lóc. Anh trai liền đến hỏi han, còn giúp tôi “trả thù” nhóm bạn. Từ đó, anh đã trở thành một điểm tựa vững chắc của tôi. Tuổi thơ của tôi thật hạnh phúc khi được trải qua cùng với anh trai. Những khi rảnh rỗi, anh thường đưa tôi đi ra đồng thả diều, câu cá, bắt ếch… Anh còn dạy tôi học võ nữa. Anh bảo con gái phải biết tự bảo vệ bản thân mình. Biết bao nhiêu là kỉ niệm đẹp đẽ như vừa mới xảy ra thôi. Những năm anh học đại học, phải xa nhà thường xuyên, tôi thấy rất nhớ anh. Những lúc anh nấu cơm dỗ tôi ăn khi tôi bị ốm còn bố mẹ bận công chuyện, những lần anh giảng bài cho tôi khi gặp phải bài toán hóc búa… Những kỉ niệm thật đẹp biết bao! Tôi rất yêu quý anh trai của mình.

Dấu ngoặc kép: Anh trai liền đến hỏi han, còn giúp tôi “trả thù” nhóm bạn. Từ đó, anh đã trở thành một điểm tựa vững chắc của tôi.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 2

Những kỉ niệm với người thân thật đáng trân trọng. Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ kỉ niệm đẹp đẽ về buổi đầu tiên đi học. Ngày hôm đó, mẹ chính là người đã đưa em tới trường. Buổi sáng, em thức dậy thật sớm. Quần áo, đồ dùng học tập đều được mẹ chuẩn bị trước. Ăn sáng xong, mẹ đưa em đến trường. Trên đường đi, em cảm thấy vừa háo hức, vừa hồi hộp. Khoảng mười lăm phút sau, em đã đến trường. Hiện ra trước mắt em là ngôi trường Tiểu học thân yêu. Nó đúng với những lời mẹ đã miêu tả trước đó. Ngôi trường đã được xây dựng khá lâu, nhưng vẫn còn rất khang trang. Cổng trường được sơn màu đỏ tươi. Phía trên có một tấm biển ghi: “Trường Tiểu học Ban Mai”. Bên trong trường có ba dãy nhà. Mỗi dãy có ba tầng, được sơn màu vàng. Trong các phòng học có đầy đủ bàn ghế, quạt trần, bảng đen. Mỗi phòng có một cửa ra vào và hai cửa sổ. Phía sau dãy nhà hiệu bộ là sân bóng và nhà thể chất. Từ cổng trường đi vào bên trái là nhà để xe. Mẹ gửi xe máy ở nhà xe, rồi dắt em vào trong trường. Trên sân trường có rất nhiều học sinh và phụ huynh. Mẹ đưa em đến phòng học số 10. Cô giáo đã đứng chờ ở cửa lớp, đón em bằng một nụ cười dịu dàng. Em lo lắng nép sau lưng mẹ. Nhưng mẹ đã động viên em, giúp em thêm tự tin để bước vào lớp. Em vẫn còn nhớ ánh mắt trìu mến và giọng nói dịu dàng của mẹ: “Mạnh mẽ lên bé con!”. Ngày hôm đó, em đã được làm quen với cô giáo và nhiều người bạn. Kỉ niệm của buổi đầu đến trường thật đẹp. Em thầm biết ơn mẹ thật nhiều.

Dấu ngoặc kép: Em vẫn còn nhớ ánh mắt trìu mến và giọng nói dịu dàng của mẹ: “Mạnh mẽ lên bé con!”.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 3

Tôi có rất nhiều kỉ niệm tuyệt vời với mẹ, nhưng kỉ niệm đáng nhớ nhất là vào dịp 20 – 10 năm nay. Tôi và bố đã bắt tay “hợp tác” để chuẩn bị cho mẹ một món quà thật bất ngờ. Hôm đó là thứ bảy, nhưng mẹ vẫn có tiết dạy ở trường. Tôi và bố đã đi chợ thật sớm, sau đó về nhà nấu những món ăn mà mẹ thích. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Bố con tôi đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, canh cá nấu chua, măng kho tương… Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa do chính tay tôi tự cắm nữa. Tuy không được đẹp bằng mẹ cắm nhưng tôi tin chắc nếu mẹ biết là do cô con gái rượu tự tay cắm tặng, thì sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Khi mẹ về đến nhà, bố đã đứng ở cửa để chờ tặng hoa cho mẹ. Mẹ rất xúc động khi nhận được bó hoa. Đặc biệt là lúc vào phòng bếp, mẹ đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một bàn ăn đẹp mắt. Khi được biết những món ăn trên bàn là do bố con tôi đã chuẩn bị cả một buổi sáng, mẹ nói rằng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon. Ngày hôm đó quả thật vô cùng ý nghĩa với cả gia đình tôi.

Dấu ngoặc kép: Tôi và bố đã “hợp tác” để chuẩn bị cho mẹ một món quà thật bất ngờ.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 4

Mỗi kỉ niệm đều để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. Tôi vẫn còn nhớ mãi về kỉ niệm về một lần tôi đã trốn học cùng với nhóm bạn ra ngoài chơi điện tử. Hôm đó, trong giờ sinh hoạt, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu cả lớp tự quản do cô phải đi họp. Hùng đã rủ tôi trốn ra ngoài cổng trường chơi điện tử. Nhưng cô giáo đã phát hiện ra. Cô đã nhắc nhở chúng tôi trước cả lớp. Cô còn nói rằng sẽ đến gặp phụ huynh để trao đổi vào cuối tuần. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất lo lắng. Bố của tôi rất nghiêm khắc và khó tính. Cuối tuần, cô đã đến nhà nhưng chỉ có mẹ ở nhà, còn bố tôi đã đi công tác. Cô nói chuyện với mẹ khoảng một tiếng rồi ra về. Tôi ngồi trên phòng, thở phào nhẹ nhõm vì bố không có nhà, nhưng cũng rất lo lắng. Sau khi cô ra về, mẹ đã gọi tôi lại để trò chuyện. Trái với thái độ nhẹ nhàng của mẹ, tôi đã tỏ ra khó chịu, còn cãi lại mẹ. Khi nghe những lời tôi nói, mẹ chỉ im lặng. Tôi thấy ánh mắt của mẹ buồn bã. Mấy ngày sau, bố đi công tác về. Một hôm, tôi đi học về thì nhìn thấy một bức thư trên bàn. Tôi mở thư – một dòng chữ quen thuộc của bố hiện ra. Những lời bố viết khiến tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Tôi nhận ra những điều mà mẹ hy sinh cho mình thật lớn lao. Và tôi cảm thấy ân hận vô cùng về những lời nói vô lễ lúc đó. Buổi tối hôm đó, sau khi ăn cơm xong, tôi đã đề nghị được giúp mẹ rửa bát. Sau đó, khi bố mẹ ngồi xem vô tuyến ở phòng khách. Tôi đã nói lời xin lỗi với bố mẹ. Lúc đầu, bố mẹ rất ngạc nhiên. Nhưng sau đó, tôi cảm nhận được bố mẹ đã rất xúc động. Cả hai cùng nói: “Không sao đâu, con biết nhận lỗi là tốt rồi!”. Tôi ôm chầm lấy bố mẹ của mình. Nước mắt rơi lúc này mà không biết. Quả thật, gia đình luôn yêu thương chúng ta vô điều kiện. Những người thân sẽ bao dung, dạy dỗ cho mỗi người những bài học quý giá. Kỉ niệm này đối với tôi thật ý nghĩa biết bao.

Dấu ngoặc kép: Cả hai cùng nói: “Không sao đâu, con biết nhận lỗi là tốt rồi!”

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 5

Mẹ là người mà tôi yêu thương nhất trong gia đình. Tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp về mẹ. Nhưng tôi nhớ nhất kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Tối hôm trước, mẹ giúp tôi chuẩn bị đầy đủ quần áo, sách vở. Sáng hôm sau, mẹ đã đánh thức tôi dậy rất sớm. Sau đó, tôi còn được ăn bữa sáng rất ngon do mẹ chuẩn bị. Đúng bảy giờ, mẹ đưa tôi đến trường. Cảnh vật hai bên đường đã quen thuộc mà hôm nay sao thật khác. Khi đến trường, mẹ đã dắt tôi vào lớp học. Tôi lo lắng nép sau lưng mẹ. Chính mẹ đã động viên để tôi đã tự tin bước vào lớp học. Tôi vẫn còn nhớ mãi lời mẹ nói: “Mạnh mẽ lên bé con!”. Chiều về, mẹ đến đón tôi rất sớm. Trên đường về, tôi ríu rít kể cho mẹ nghe những việc đã xảy ra trong buổi học đầu tiên. Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên thật đẹp đẽ. Đó là hành trang giúp tôi vững bước trên con đường sắp tới. Đối với tôi, mẹ giống như một điểm tựa tinh thần vậy.

Dấu ngoặc kép: Chính mẹ đã động viên để tôi đã tự tin bước vào lớp học. Tôi vẫn còn nhớ mãi lời mẹ nói: “Mạnh mẽ lên bé con!”.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 6

Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên vườn nhà lúc nào cũng đầy những cây trái. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Sau khi làm xong những công việc vặt trong nhà, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút cây cối một cách nâng niu, cẩn thận. Như vậy, đến mùa, cây cối mới ra hoa kết trái, chúng tôi mới được hưởng hoa thơm quả ngọt. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”. Không chỉ vậy, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Đó là những bài học bổ ích giúp tôi sống tốt hơn mỗi ngày. Với tôi, ông nội là một người rất tuyệt vời.

Dấu ngoặc kép: Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 7

Trong gia đình, mẹ là người mà em yêu thương nhất. Em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ cùng với mẹ. Nhưng kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học khiến em cảm thấy nhớ nhất. Tối hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị sách vở, quần áo. Còn em chỉ cần đi ngủ thật sớm. Sáng hôm sau, em thức dậy từ lúc sáu giờ ba mươi phút sáng. Sau đó, em đánh răng rửa mặt, ăn sáng rồi mặc bộ đồng phục mới. Đúng bảy giờ, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy. Trên đường đi, em cảm thầy vừa hân hoan vừa lo lắng. Hôm nay, ngôi trường Tiểu học thật đẹp đẽ. Mẹ đưa em vào lớp học. Cô giáo đứng ở cửa lớp để đón chúng em. Em lo lắng nép sau lưng của mẹ. Nhưng mẹ đã nắm tay, mỉm cười động viên. Em còn nhớ như in câu nói của mẹ: “Mạnh mẽ lên bé con của mẹ. Chỉ một lát nữa thôi, con sẽ bước vào một thế giới mới”. Nhờ có vậy, em đã can đảm bước vào lớp học cùng cô giáo. Đối với em, mẹ chính là một điểm tựa tinh thần thật vững chắc.

Dấu ngoặc kép: Em còn nhớ như in câu nói của mẹ: “Mạnh mẽ lên bé con của mẹ. Chỉ một lát nữa thôi, con sẽ bước vào một thế giới mới”.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 8

Tết năm nay, em cùng với bố đi chợ hoa xuân. Đây là lần đầu tiên, em được đi chợ hoa. Theo lời bố kể, từ hai mươi lăm đến ba mươi tết, khi ra đường là đã thấy các hàng bán hoa. Chợ hoa ngày cuối năm nhộn nhịp và náo nhiệt không kém các khu chợ ẩm thực Tết. Các loại hoa được bày bán rất đa dạng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa vi-ô-lét, hoa lan, hoa dơn, hoa thược dược… Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa: “Chị ơi, mua hoa đào đi!”, “Anh ơi, mua cây quất về chơi Tết này!”… Còn người mua vừa chiêm ngưỡng những đóa hoa đẹp nhất vừa đắn đo lựa chọn những bó hoa đủ mọi sắc màu. Bố đã chọn được một cây quất, một cây đào rất đẹp về để chơi Tết. Bố còn mua cho tôi một chậu hoa đồng tiền nữa. Đây là loài hoa mà tôi yêu thích nhất. Hai bố con ra về mà cảm thấy thật háo hức và vui vẻ.

Dấu ngoặc kép: Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa: “Chị ơi, mua hoa đào đi!”, “Anh ơi, mua cây quất về chơi Tết này!”…

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 9

Bà ngoại là người mà em rất yêu mến và kính trọng. Năm nay, bà đã sáu mươi tư tuổi. Dáng người của bà thanh mảnh. Khuôn mặt trái xoan đã in hằn dấu vết của thời gian. Mái tóc dài của bà giờ đã điểm những sợi tóc trắng. Nhưng với em, bà vẫn còn xinh đẹp lắm. Em vẫn còn nhớ những kỉ niệm về bà. Khi con nhỏ, bố mẹ em thường xuyên bận công việc. Bà ngoại chính là người chăm sóc em từ cái ăn đến giấc ngủ. Tối đến, em thường nằm ngủ cùng bà, để được nghe bà kể chuyện. Giọng kể của bà thật dịu dàng, hấp dẫn. Những câu chuyện cổ tích mà bà kể đến bây giờ em vẫn còn nhớ mãi. Câu chuyện về cô Tấm hiền lành, chàng Thạch Sanh dũng cảm hay cậu bé thông minh. Cả lời hát ru thật ngọt ngào của bà đã đưa em vào giấc ngủ: “ Con cò mà đi ăn đêm/Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao… ”. Nhờ có bà, tuổi thơ của em đã thật hạnh phúc. Em rất yêu mến và kính trọng bà ngoại của mình.

Dấu ngoặc kép: Cả lời hát ru thật ngọt ngào của bà đã đưa em vào giấc ngủ: “ Con cò mà đi ăn đêm/Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao… ”.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 10

Em rất yêu thương và kính trọng bố của mình. Năm nay, bố bốn mươi tư tuổi. Công việc của bố là một hướng dẫn viên du lịch. Bởi vậy, bố thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Sau mỗi chuyến đi, bố đều mang về cho em những món quà từ những miền đất mà bố đã từng đi qua. Không chỉ vậy, bố còn kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện thú vị mà bố đã được chứng kiến. Qua mỗi câu chuyện, bố lại nhắc nhở em về một bài học ý nghĩa. Tất cả những điều đó đã trở thành hành trang quý giá cho em trong cuộc sống. Em mong rằng tương lai có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch để được đi đến nhiều nơi, giống như bố vậy. Dù bận rộn, nhưng mỗi khi được ở nhà, bố luôn giúp đỡ mẹ công việc nhà. Em thường nói đùa rằng bố chính là “siêu nhân” của riêng mẹ. Với em, bố chính là một điểm tựa tinh thần vững chắc. Em rất yêu thương và kính trọng người bố của mình.

Dấu ngoặc kép: Em thường nói đùa rằng bố chính là “siêu nhân” của riêng mẹ.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 11

Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em là về ngày đầu tiên đi học. Tối hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị mọi thứ đầy đủ. Còn em chỉ cần đi ngủ thật sớm để ngày mai thức dậy đúng giờ. Sáng hôm sau, em thức dậy vào lúc sáu giờ. Em đánh răng rửa mặt, ăn sáng và mặc bộ đồng phục mới. Đúng bảy giờ, mẹ đã đưa em đến trường bằng chiếc xe máy cũ. Trên đường đi, em cảm thầy vừa hân hoan, vừa lo lắng. Chẳng bao lâu, ngôi trường Tiểu học đã hiện ra trước mắt. Từ phía ngoài đường nhìn vào đã thấy chiếc cổng trường rất to, phía trên cao là bảng tên trường. Đi sâu vào bên trong sẽ nhìn thấy sân trường rất rộng rãi, được đổ bê tông phẳng lì. Mẹ đưa em đến phòng học đã có cô giáo đứng chờ. Em nép phía sau lưng mẹ mà không dám bước vào. Mẹ đã ân cần động viên em. Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ lời mẹ nói: “Đi đi con, một chân trời mới đang chờ con ở phía trước”. Giọng nói nhẹ nhàng, cùng ánh mắt trìu mến của mẹ đã tiếp cho em một nguồn động lực to lớn. Em nghe lời mẹ bước vào lớp cùng cô giáo. Buổi học đầu tiên rất vui vẻ, thú vị. Em đã quen được rất nhiều bạn mới. Đến chiều về, em đã kể lại cho mẹ nghe về buổi học. Em cảm thấy thật hạnh phúc vì đã có mẹ ở bên vào một ngày đặc biệt.

Dấu ngoặc kép: Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ lời mẹ nói: “Đi đi con, một chân trời mới đang chờ con ở phía trước”.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 12

Trong gia đình, chị gái là người gắn bó và thân thiết nhất với em. Bởi vậy, em và chị đã có rất nhiều kỉ niệm với nhau. Chủ nhật tuần trước, em cùng với chị Thu đã có một chuyến tham quan ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Hai chị em đã bắt xe buýt mất khoảng một tiếng để đến bảo tàng. Khi bước qua cổng bảo tàng, em nhìn thấy một khối nhà mái vòm rất lớn. Phía trên có in một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”. Chị Thu đã đi mua vé cho hai chị em. Sau đó, chúng em đã đi tham quan bảo tàng theo sơ đồ hướng dẫn. Đến mỗi điểm tham quan, em lại được nghe chị kể rất nhiều câu chuyện thú vị. Em thầm ngưỡng mộ chị giống như “một cuốn sách”, am hiểu nhiều kiến thức trong cuộc sống. Sau đó, em và chị còn chụp được nhiều bức ảnh đẹp. Chuyến đi đã giúp em và chị Thu thêm gắn bó và thân thiết hơn.

Dấu ngoặc kép: Em thầm ngưỡng mộ chị giống như “một cuốn sách”, am hiểu nhiều kiến thức trong cuộc sống.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 13

Nghỉ hè năm nay, em được về quê ngoại chơi. Em đã có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ bên bà ngoại – người thân mà em rất yêu mến. Đúng sáu giờ ba mươi phút, xe bắt đầu xuất phát. Gần trưa, xe mới đến nơi. Em xuống xe, rồi đi bộ theo con đường làng về nhà bà ngoại. Từ xa, em đã thấy bà ngoại đứng đón ở ngoài cổng. Em háo hức chạy đến ôm lấy bà. Hai bà cháu vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ. Bà hỏi han chuyện học hành, bài vở của em. Buổi trưa, em được thưởng thức rất nhiều món ngon do bà nấu. Tối hôm đó, hai bà cháu ra ngoài sân ngồi hóng mát. Em được nghe bà ngoại kể chuyện. Những truyện cổ tích em đã đọc trong sách biết bao lần. Nhưng khi nghe bà kể lại thấy thật thú vị, mới lạ. Chuyện về cô Tấm ở hiền gặp lành, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm hay chuyện về cậu bé thông minh đã giúp được nhà vua. Giọng kể của bà nhẹ nhàng, miệng bà vẫn còn thoảng hương trầu. Hình ảnh bà lúc này giống như “bà tiên” trong các truyện cổ tích vậy. Giây phút đó, em cảm thấy yêu bà ngoại của mình biết bao nhiêu.

Dấu ngoặc kép: Hình ảnh bà lúc này giống như “bà tiên” trong các truyện cổ tích vậy.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 14

Trong gia đình người mà em xem là điểm tựa tinh thần chính là mẹ và kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với mẹ chính là ngày đầu tiên đi học của em. Tối hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị mọi thứ đầy đủ. Còn em chỉ cần đi ngủ thật sớm để ngày mai thức dậy đúng giờ. Trước khi ngủ hạnh phúc của em chính là được nghe mẹ hát ru, những câu hát ngọt ngào mà mẹ luôn hát cho em nghe “ Con cò mà đi ăn đêm/Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao… ” Sáng hôm sau, em thức dậy vào lúc sáu giờ. Em đánh răng rửa mặt, ăn sáng và mặc bộ đồng phục mới. Đúng bảy giờ, mẹ đã đưa em đến trường bằng chiếc xe máy cũ. Trên đường đi, em cảm thầy vừa hân hoan, vừa lo lắng. Chẳng bao lâu, ngôi trường Tiểu học đã hiện ra trước mắt. Từ phía ngoài đường nhìn vào đã thấy chiếc cổng trường rất to, phía trên cao là bảng tên trường. Đi sâu vào bên trong sẽ nhìn thấy sân trường rất rộng rãi, được đổ bê tông phẳng lì. Mẹ đưa em đến phòng học đã có cô giáo đứng chờ. Em nép phía sau lưng mẹ mà không dám bước vào. Mẹ đã ân cần động viên em. Giọng nói nhẹ nhàng, cùng ánh mắt trìu mến của mẹ đã tiếp cho em một nguồn động lực to lớn. Em nghe lời mẹ bước vào lớp cùng cô giáo. Buổi học đầu tiên rất vui vẻ, thú vị. Em đã quen được rất nhiều bạn mới. Đến chiều về, em đã kể lại cho mẹ nghe về buổi học. Em cảm thấy thật hạnh phúc vì đã có mẹ ở bên vào một ngày đặc biệt.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 15

Trong gia đình, anh trai là người mà em thân thiết nhất. Còn nhớ lúc bé, một lần em bị các bạn trong xóm bắt nạt. Lúc đó, em chỉ biết chạy về nhà ngồi một góc và khóc lóc. Anh trai liền đến hỏi han, còn giúp em “trả thù” nhóm bạn. Sau đó buổi tối về nhà cả hai anh em sẽ bị mẹ phạt vì tội anh đánh các bạn nhưng hai anh em em đều ngoan ngoãn xin lỗi mẹ. Đến giờ đi ngủ anh vẫn bảo với em rằng “ Nếu có ai bắt nạt em cứ mách anh, anh sẽ bảo vệ em”. Từ đó, anh đã trở thành một điểm tựa vững chắc của em. Tuổi thơ của em thật hạnh phúc khi được trải qua cùng với anh trai. Những khi rảnh rỗi, anh thường đưa em đi ra đồng thả diều, câu cá, bắt ếch… Anh còn dạy em học võ nữa. Anh bảo con gái phải biết tự bảo vệ bản thân mình. Biết bao nhiêu là kỉ niệm đẹp đẽ như vừa mới xảy ra thôi. Những năm anh học đại học, phải xa nhà thường xuyên, em thấy rất nhớ anh. Những lúc anh nấu cơm dỗ em ăn khi tôi bị ốm còn bố mẹ bận công chuyện, những lần anh giảng bài cho em khi gặp phải bài toán hóc búa… Những kỉ niệm thật đẹp biết bao! Em rất yêu quý anh trai của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 16

Người mà em luôn xem là điểm tựa tinh thần cho bản thân mình, chính là tía của em. Tía là một người nông dân hiền lành và chất phác. Tuy hoàn cảnh không mấy khá giả, nhưng lúc nào bố cũng cố gắng lo lắng cho em đủ đầy. Em được đi học với các bạn, được mặc áo quần mới, dùng sách vở mới chứ không phải dùng lại đồ cũ của anh chị. Bố dạy cho em những điều hay, lẽ phải về lối sống ở đời qua những câu chuyện cổ tích. Nhìn bàn tam chai sạn và khuôn mặt khắc khổ của bố, em thương bố vô cùng. Bố như một ngọn núi lớn, che nắng cản mưa, đẩy lùi mọi nguy nan để cho em có một tổ ấm vững chãi. Em yêu bố lắm. Lúc nào được ở cạnh bố, được bố xoa đầu là em lại cảm thấy cả tâm hồn mình bình yên đến lạ kì. Giống như ca khúc ngày bé em vẫn thường nhẩm hát “Bố là tất cả”.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 17

Người mà em luôn xem là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho mình, chính là bố của em. Bố của em là lính đảo, thường phải đi xa nhà. Việc cả năm chỉ được gặp mặt bố một lần chẳng có gì xa lạ cả. Vì vậy, nên những kỉ niệm cùng với bố thật trân quý biết bao. Nhớ nhất, vẫn là lần bố về nhà vào dịp Tết năm trước. Hôm ấy, đã là chiều 29 Tết, bố bỗng xuất hiện ở cổng một cách bất ngờ với túi đồ và cành đào trên tay. Lúc ấy em vui sướng lắm. Chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả được niềm vui đó cả. Em chỉ nhớ rằng, mình đã nhảy ào lên người bố. Vừa khóc vừa gọi: “Bố đã về! Bố đã về!”. Những ngày tết ấy, em chẳng thiết tha gì đi chơi, chỉ quấn bố suốt ngày. Được nghe bố kể chuyện ở đảo, được bố chỉ cho bài toán khó, được bố dặn dò những việc cần làm khi ở nhà thay cho bố. Bố có trách nhiệm trên vai là phải canh gác biển đảo cho đất nước nhưng bố cũng là bố của em. Mỗi ngày trôi qua em đều muốn ở cạnh bố thật nhiều và nghĩ đến lúc bố phải quay về đơn vị công tác em rất muốn khóc. Em rất muốn nhõng nhẽo khóc đòi bố nhưng bố bảo em cũng là một người lính nhỏ. Chính nhờ những lời dạy ấy của bố, mà em đã có thêm động lực để cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 18

Bà nội chính là điểm tựa tinh thần lớn nhất trong lòng em. Đến nay, em vẫn nhớ như in lúc còn ở quê với bà. Vui nhất là những sáng chủ nhật được theo bà đi chợ. Bà sẽ cắp cái giỏ con con đi ở phía trước, còn em thì hớn hở chạy đằng sau, y như “cái đuôi nhỏ”. Đến nơi, đầu tiên là bà và em sẽ ghé vào quán cháo ở đầu chợ để ăn sáng. Bát cháo ngày ấy không lớn và nhiều thịt như bây giờ, nhưng ngon vô cùng đó là mùi vị của tuổi thơ mà sau này dù có đi đâu được ăn bao nhiêu món lạ đi chăng nữa vẫn không thể có món nào ngon bằng bát cháo ở đầu chợ. No nê, hai bà cháu mới vào chợ mua đồ dùng như đã lên kế hoạch ở nhà. Nhìn món đồ nào em cũng thấy thích, thấy hay. Lúc về nhà, bà sẽ mua cho em một chiếc kẹo chanh nhỏ, để vừa đi vừa ăn. Đến nay, em vẫn còn nhớ như in mùi vị ngọt ngào của chiếc kẹo ấy. Mỗi năm phải kì nghỉ hè em mới được về quê cùng bà. Bà rất vui khi em kể cho bà nghe về thành tích học tập của em. Em sẽ cố gắng học tập để năm học trôi qua thật nhanh rồi em lại được về quê với bà nội.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 19

Bà ngoại chính là điểm tựa tinh thần lớn nhất trong lòng em. Đến nay, em vẫn nhớ như in lúc còn ở quê với bà. Vui nhất là những sáng chủ nhật được theo bà đi chợ. Bà sẽ cắp cái giỏ con con đi ở phía trước, còn em thì hớn hở chạy đằng sau, y như “cái đuôi nhỏ”. Đến nơi, đầu tiên là bà và em sẽ ghé vào quán cháo ở đầu chợ để ăn sáng. Bát cháo ngày ấy không lớn và nhiều thịt như bây giờ, nhưng ngon vô cùng. Ăn hết mà vẫn thấy thèm thèm. No nê, hai bà cháu mới vào chợ mua đồ dùng như đã lên kế hoạch ở nhà. Nhìn món đồ nào em cũng thấy thích, thấy hay. Lúc về nhà, bà sẽ mua cho em một chiếc kẹo chanh nhỏ, để vừa đi vừa ăn. Đến nay, em vẫn còn nhớ như in mùi vị ngọt ngào của chiếc kẹo ấy. Cũng như nhớ rõ cảm giác hạnh phúc của những ngày tháng được sống bên cạnh bà thân yêu.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 20

Người mà em luôn xem là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho mình, chính là bố của em. Bố của em là lính đảo, thường phải đi xa nhà. Việc cả năm chỉ được gặp mặt bố một lần chẳng có gì xa lạ cả. Vì vậy, nên những kỉ niệm cùng với bố thật trân quý biết bao. Nhớ nhất, vẫn là lần bố về nhà vào dịp Tết năm trước. Hôm ấy, đã là chiều 30 Tết, bố bỗng xuất hiện ở cổng một cách bất ngờ với túi đồ và cành đào trên tay. Lúc ấy em vui sướng lắm. Chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả được niềm vui đó cả. Em chỉ nhớ rằng, mình đã nhảy ào lên người bố. Vừa khóc vừa gọi: “Bố đã về! Bố đã về!”. Những ngày tết ấy, em chẳng thiết tha gì đi chơi, chỉ quấn bố suốt ngày. Được nghe bố kể chuyện ở đảo, được bố chỉ cho bài toán khó, được bố dặn dò những việc cần làm khi ở nhà thay cho bố. Chính nhờ những lời dạy ấy của bố, mà em đã có thêm động lực để cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 21

Từ nhỏ, em đã sống cùng với bà nội, vì thế bà chính là điểm tựa tinh thần lớn nhất của em. Những ngày tuổi thơ bên bà là những ngày tháng êm đềm và hạnh phúc. Nhưng em nhớ nhất vẫn là những chiều đi mò cua bắt ốc cùng bà. Lúc đó trời vừa tạnh cơn mưa rào, nước dâng lên với nhiều tôm ốc. Em sẽ theo bà, cắp cái rổ con ở ngang hông đi ra ruộng. Bà sẽ giúp em xắn quần lên trên gối rồi mới xuống nước. Em sẽ dùng đôi mắt sáng để tìm chú ốc, chú cua lẩn dưới bùn nước, còn bà sẽ dùng đôi tay lão luyện để bắt chúng lên. Chỉ cần một câu nói “Ở đây bà ơi!” của em, là bà sẽ ra tay ngay. Chỉ một lát sau, là đã có đầy một rổ cua ốc. Kỉ niệm tuổi thơ ấm áp bên người bà kính yêu ấy, em sẽ không bao giờ quên.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 22

“Mẹ ơi!” là tiếng gọi mà em luôn cất lên đầu tiên mỗi khi trở về nhà. Vì mẹ là người mà em yêu quý nhất trong gia đình. Từ nhỏ, mẹ đã vừa làm mẹ vừa làm bố, gồng gánh vất vả nuôi em khôn lớn. Mẹ chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho em phấn đấu mỗi ngày. Thích nhất, là những buổi tối mùa đông. Sau khi học bài, em sẽ lại ngồi cạnh mẹ. Em sẽ gối đầu lên chân của mẹ, chăm chú nhìn mẹ chấm bài cho học sinh. Rồi thiêm thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau, như một phép diệu kì, em sẽ tỉnh lại trên chiếc giường ấm áp. Cảm giác bình yên và hạnh phúc ấy, chỉ có mẹ mới có thể mang lại mà thôi. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, lớn lên thật nhanh để có thể trở thành chỗ dựa vững chắc cho mẹ.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 23

Khi nói về một điểm tựa tinh thần của mình, em nghĩ ngay đến ông ngoại. Bởi từ nhỏ, em đã được bố mẹ cho về quê sống với ông. Ông thương em lắm, đi đâu cũng đưa theo cùng. Ông dẫn em đi xem ông chơi cờ tướng, dẫn em đi mua kẹo, dẫn em đi chơi với bạn. Người ta thường trêu bảo em chính là “cái đuôi nhỏ của ông”. Em và ông có nhiều kỉ niệm đẹp lắm. Nhưng em thích nhất, là những đêm hè, được cùng ông nằm trên chiếc chõng tre giữa sân. Ngắm nhìn bầu trời sao lung linh lấp lánh. Thỉnh thoảng, lại bật cười khúc khích khi được nghe ông kể những câu chuyện cười dân gian. Rồi trong cái vỗ lưng đều đều của ông, và cơn gió mát dìu dịu mùa hạ, em sẽ chìm vào giấc ngủ say sưa. Như một phép màu, sáng hôm sau em sẽ tỉnh dáy trên chiếc giường quen thuộc trong phòng của mình. Những kỉ niệm tuổi thơ tuyệt vời bên ông đấy, em sẽ mãi mang theo trong trái tim mình.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 24

Mẹ là người mà em vô cùng yêu quý, là điểm tựa tinh thần vững chãi của em. Em có vô vàn những kỉ niệm nhỏ mà hạnh phúc bên mẹ. Nhưng nhớ rõ nhất đến tận bây giờ, chính là những chiều ngồi chờ mẹ đi làm về. Ở trong nhà, chỉ cần nghe tiếng xe mẹ cạch cạch quen thuộc ở đầu ngõ là em biết mẹ về. Hình dáng mẹ vừa xuất hiện ở trước sân, còn chưa kịp mở cổng, là em đã vội chạy ra hò reo “Mẹ về! Mẹ đã về!”. Đó là tiếng reo cười tràn đầy hạnh phúc. Đáp lại em, sẽ là vòng tay dịu dàng của mẹ và tiếng cười ấm áp “Ừ, mẹ đã về với con đây!”. Những cảm xúc lâng lâng ấy, đến tận bây giờ và mãi về sau em cũng không thể nào quên được.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 25

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, suốt đời vỗ mãi vào lòng con, dành cho con những gì đẹp đẽ, chân quý nhất từ tấm lòng. Với em, mẹ là người thân yêu, là điểm tựa tinh thần quý giá, luôn chở che, bảo vệ, chăm sóc của em hết lòng. Hình ảnh mẹ thức đêm chăm sóc khi em bị ốm luôn là những kỉ niệm đáng nhớ trong kí ức em. Hôm đó, khi đi học về em lỡ dính mưa và bị cảm lạnh. Bố em thì chẳng có nhà mà đến đêm, em lại lên cơn sốt cao và toàn thân nóng rực, ửng hồng. Mẹ đắp chăn rồi lấy rượu thuốc đánh gió cho em. Cứ một lúc mẹ lại kiểm tra nhiệt độ rồi thay khăn trên trán cho em. Trong cơn sốt mê man, em luôn cảm nhận được đôi bàn tay ấm áp của mẹ kề bên. Cả đêm, mẹ chẳng được chợp mắt ngơi nghỉ lúc nào. Sáng sớm, mẹ đã nấu xong cháu trứng để em ăn cho lại sức và uống thuốc. Vài tiếng sau thì em đỡ sốt, mẹ vui lắm, mẹ ôm lấy em, nước mắt mẹ cứ thế mà trào ra. Những giọt nước mắt ấy là tình cảm ấm áp, luôn đượm nồng tình cảm mà mẹ dành cho em. Em biết ơn và yêu thương mẹ nhiều lắm.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 26

Tôi có rất nhiều kỉ niệm tuyệt vời với mẹ, nhưng kỉ niệm đáng nhớ nhất là vào dịp 20 – 10 năm nay. Tôi và bố đã “hợp tác” để chuẩn bị cho mẹ một món quà thật bất ngờ. Hôm đó là thứ bảy, nhưng mẹ vẫn có tiết dạy ở trường. Tôi và bố đã đi chợ thật sớm, sau đó về nhà nấu những món ăn mà mẹ thích. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Bố con tôi đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, canh cá nấu chua, măng kho tương… Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa do chính tay tôi tự cắm nữa. Tuy không được đẹp bằng mẹ cắm nhưng tôi tin chắc nếu mẹ biết là do cô con gái rượu tự tay cắm tặng, thì sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Khi mẹ về đến nhà, bố đã đứng ở cửa để chờ tặng hoa cho mẹ. Mẹ rất xúc động khi nhận được bó hoa. Đặc biệt là lúc vào phòng bếp, mẹ đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một bàn ăn đẹp mắt. Khi được biết những món ăn trên bàn là do bố con tôi đã chuẩn bị cả một buổi sáng, mẹ nói rằng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon. Ngày hôm đó quả thật vô cùng ý nghĩa với cả gia đình tôi.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 27

Bà em năm nay đã hơn 70 tuổi. Tuy vậy, đừng ai nhìn vào số tuổi của bà mà đánh giá bà đã già nhé. Bà em trông vẫn còn khỏe mạnh và nhanh nhẹn lắm. Bà có mái tóc dài bạc trắng như cước, nước da hồng hào khỏe mạnh. Hàng ngày bà luôn dậy sớm tập thể dục dưỡng sinh hoặc ra công viên tập nhảy cùng bạn. Mới sớm tinh mơ, từ căn phòng của em đã nghe thấy điệu nhạc tập nhảy quen thuộc của bà, đó cũng là nhạc chuông báo thức gọi em dậy đi học luôn. Trước kia, bà làm giáo viên, nay bà đã nghĩ hưu. Vì thế người thầy đầu tiên dạy em con chữ, kiến thức chính là bà đó. Có lẽ đó cũng chính là sợi dây gắn kết tình bà cháu bền chặt và đậm sâu giữa em với bà. Bà còn thường kể chuyện cổ tích cho em nghe, dạy em những điều hay lẽ phải. Mỗi khi em mắc lỗi, bà không mắng mà bà bảo ban em nhẹ nhàng. Em luôn mong muốn học được đức tính dịu dàng, kiên trì, học vấn sâu rộng và tính cách trẻ trung, yêu đời như bà. Bà cũng chính là thần tượng trong lòng em. Em mong bà sống lâu trăm tuổi để em có thêm nhiều thời gian hiếu kính bà hơn.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 28

Mẹ là người mà tôi yêu thương nhất trong gia đình. Tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp về mẹ. Nhưng tôi nhớ nhất kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Tối hôm trước, mẹ giúp tôi chuẩn bị đầy đủ quần áo, sách vở. Sáng hôm sau, mẹ đã đánh thức tôi dậy rất sớm. Sau đó, tôi còn được ăn bữa sáng rất ngon do mẹ chuẩn bị. Đúng bảy giờ, mẹ đưa tôi đến trường. Cảnh vật hai bên đường đã quen thuộc mà hôm nay sao thật khác. Khi đến trường, mẹ đã dắt tôi vào lớp học. Tôi lo lắng nép sau lưng mẹ. Chính mẹ đã động viên để tôi cảm thấy tự tin hơn. Chiều về, mẹ đến đón tôi rất sớm. Trên đường về, tôi ríu rít kể cho mẹ nghe những việc đã xảy ra trong buổi học đầu tiên. Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên thật đẹp đẽ. Đó là hành trang giúp tôi vững bước trên con đường sắp tới. Đối với tôi, mẹ giống như một điểm tựa tinh thần vậy.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 29

Kỉ niệm thời thơ ấu đáng nhớ nhất với em chính là một lần không vâng lời mẹ. Trưa hôm ấy trời nắng chang chang, mẹ dặn em ở nhà trông nhà để mẹ đi có việc. Thế nhưng, để thỏa mãn “đam mê” trong lòng mình, mẹ vừa đi khỏi em đã chạy đi chơi điện tử. Chơi suốt cả một buổi chiều mãi tới tối mới chịu đi về. Về đến nhà, em tìm mãi cũng không thấy mẹ đâu. Vội chạy đi tìm thì được các bác kể rằng: Trưa không thấy em ở nhà, mẹ lo nên đi tìm, đi tìm suốt cả buổi chiều cuối cùng bị sốt cao phải nhờ người đưa về. Nghe kể đến đây mặt em đỏ gay, nước mắt trực trào ra, em chạy nhanh về nhà. Mở cửa phòng mẹ, phòng tối om, em bật đèn lên, mẹ đang nằm trên giường. Em ôm lấy mẹ khóc nức nở “Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá”. Mẹ mỉm cười hiền dịu xoa đầu em: Con ngoan biết lỗi là được rồi. Một kỉ niệm tuổi thơ em đã làm cho mẹ buồn vì không vâng lời mẹ. Đó cũng là bài học nhắc nhở em rằng không bao giờ được làm cho mẹ buồn dù chỉ một lần nào nữa.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 30

Tết năm nay, em cùng với bố đi chợ hoa xuân. Đây là lần đầu tiên, em được đi chợ hoa. Theo lời bố kể, từ hai mươi lăm đến ba mươi tết, khi ra đường là đã thấy các hàng bán hoa. Những người người đến xem đông như trẩy hội. Chợ hoa ngày cuối năm nhộn nhịp và náo nhiệt không kém các khu chợ ẩm thực Tết. Các loại hoa được bày bán rất đa dạng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa vi-ô-lét, hoa lan, hoa dơn, hoa thược dược… Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa, người mua vừa chiêm ngưỡng những đóa hoa đẹp nhất vừa đắn đo lựa chọn những bó hoa đủ mọi sắc màu. Người ta đi chợ hoa như đi trẩy hội để dành cho mình những sắc hương đẹp nhất mang về trang hoàng và mang không khí tết về với gia đình. Bố đã chọn được một cây quất, một cây đào rất đẹp về để chơi Tết. Bố còn mua cho tôi một chậu hoa đồng tiền nữa. Đây là loài hoa mà tôi yêu thích nhất. Hai bố con ra về mà cảm thấy thật háo hức và vui vẻ.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 31

Mỗi người trong chúng ta đều có những điểm tựa tinh thần của mình. Đối với tôi, thì đó chính là bà ngoại – người đã nuôi nấng tôi từ nhỏ. Do gia đình khó khăn nên bố mẹ tôi phải đi làm xa, nên từ nhỏ tôi đã ở với bà ngoại. Bà luôn luôn dạy tôi những điều hay lẽ phải, chăm chút cho tôi từng chút một. Tôi vẫn nhớ một lần, đó là năm đầu tiên tôi đi học, các bạn khác đều có bố mẹ đưa đến trường, tôi lủi thủi đi đến trường. Sau buổi học đầu tiên đó, tôi về đã khóc lóc, không chịu ăn uống gì hết và nói với bà là sẽ không đi học nữa. Bà đã nói với tôi rằng ” Cháu đừng buồn, vì nhà mình khó khăn nên bố mẹ phải đi xa. Cháu phải ngoan thì bố mẹ mới yên tâm làm việc được.” Khi nghe bà nói như vậy, tôi đã hiểu và không bao giờ buồn phiền vì việc này nữa. Tôi luôn cố gắng học tập thật tốt, năm nào cũng được học sinh giỏi và được khen thưởng. Vậy nên bà luôn là người xem là điểm tựa tinh thần của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 32

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Đối với em, mẹ chính là điểm tựa tinh thần, là người quan trọng và thiêng liêng nhất với em, là động lực và che chở cho em trong suốt những năm tháng ấy. Một trong những kỷ niệm sâu sắc nhất của em với mẹ đó là hôm mà em bị ốm, mẹ đã chăm sóc cho em vô cùng tận tình. Chiều hôm đó, em lỡ dính mưa và bị cảm lạnh. Đến đêm, em lăn đùng ra sốt cao và toàn thân nóng như cục than. Bố em lại đi công tác nên chỉ có em và mẹ ở nhà. Em vẫn còn nhớ gương mặt mẹ lo lắng cho em đến mức độ nào. Mẹ cho em nằm ngay ngắn trên giường, mẹ đắp chăn và chườm khăn cho em. Rồi mẹ chạy đi mua thuốc, nấu cháo, chạy ngược chạy xuôi để chăm sóc cho em suốt cả một đêm. Trong cơn sốt mê man, em vẫn còn cảm nhận được hơi ấm từ lòng bàn tay mẹ truyền đến mặt và tay em. Đó chính là tất cả tình yêu thương mà em cảm nhận được của mẹ. Em cũng nghe thấy tiếng nói ấm áp của mẹ “Ôi con tôi,…”. Sáng hôm sau, khi em vừa mở mắt dậy thì mẹ cũng dậy theo. Cả đêm, mẹ chỉ chợp mắt được một tí. Thấy em đỡ sốt, mẹ mừng lắm, mẹ ôm lấy em, nước mắt mẹ và em cứ thế mà trào ra. Đó sẽ mãi mãi là kỷ niệm với mẹ mà em không bao giờ quên được.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 33

Gia đình luôn là điểm tựa tinh thần đối với mỗi người. Tình mẫu tử luôn được mọi người để cao và tôn trọng vô cùng. Đối với tôi mẹ chính là điểm tựa của tôi, là trạm sạc yêu thương của tôi, luôn chở che, chăm sóc cho tôi. Hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm, chăm sóc cho tôi khi bị ốm luôn là ký ức ám ảnh đối với tôi trong suốt quãng thời thơ ấu. Có lần tôi bị ốm, bố thì đi công tác xa. Đêm hôm đó người tôi nóng rực lên, sốt rất cao còn có hiện tượng co giật. mẹ lo lắng, cả đêm không ngủ, đắp chăn, lấy rượu thuốc đánh gió cho tôi. Mẹ túc trực cho tôi uống thuốc từng canh giờ, sờ người tôi xem hạ sốt, bớt nóng chưa. Cứ một lúc mẹ lại thay khăn một lần. Trong cơn sốt mê man tôi luôn cảm nhận được sự ấm áp từ đôi bàn tay của mẹ. Hôm sau khi cơ thể đã khỏe lại, tôi thức giấc thấy mẹ nằm gục bên mép giường, đôi mắt mẹ đã thâm quầng lại, chắc hẳn đêm qua mẹ đã mất ngủ vì tôi. Hai má mẹ hõm lại, bà nội kể rằng hôm qua lúc tôi co giật mẹ ôm tôi và khóc rất nhiều. Lúc đó dường như mẹ gào thét với thần Chết đừng mang tôi đi. Tôi là một đứa trẻ luôn ốm yếu từ nhỏ nên mẹ đã rất vất vả vì tôi. Tôi vuốt ve má mẹ, thầm cảm ơn mẹ nhiều lắm. Cả cuộc đời này tôi nợ mẹ rất nhiều. Tôi rất yêu mẹ của tôi. Dù có khó khăn, vất vả bao nhiêu nhưng mỗi khi nghĩ đến mẹ tôi lại gạt bỏ hết tiếp tục sống hạnh phúc và vui vẻ hơn mỗi ngày.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 34

Người mà em luôn xem là điểm tựa tinh thần cho bản thân mình mỗi khi gặp khó khăn chính là bố em. Bố em là một người nông dân hiền lành và vô cùng chất phác. Tuy hoàn cảnh không mấy khá giả, nhưng bố chưa từng để em cảm thấy thiệt thòi với các bạn. Bố luôn lo lắng cho em được đầy đủ nhất. Em được đi học như bao bạn khác, được mua quần áo mới, mua xe đạp, dùng sách vở mới. Bố em không được đi học do ngày xưa hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nên bố không thể dạy em những kiến thức trong sách vở, bên cạnh đó bố lại dạy em rất nhiều điều hay, lẽ phải trong cuộc sống. Bố dạy em phải sống sao cho tử tế, sống sao cho đàng hoàng. Bố kể những câu chuyện trong đó chứa những bài học cuộc sống ý nghĩa cho em từ khi còn nhỏ. Nhìn bàn chân chai sạn của bố, do đi chân đất nhiều. Nhìn đôi bàn tay rách tươm của bố mỗi khi đi làm về em thấy thương bố lắm, cũng chỉ vì kiếm miếng cơm manh áo, lo cho em đi học bằng bạn bằng bè mà bố phải vất vả gấp đôi bình thường. Bố luôn nhắc nhở em phải học thật giỏi để thoát khỏi cảnh nghèo túng, để có tương lai tươi sáng hơn. Bố thương em vô cùng, nhiều khi nhà không còn đồng xu nào, nhưng đến dịp lễ Tết bố vẫn luôn cố gắng mua cho em bộ quần áo mới, để em mặc. Bố như ngọn núi lớn che mưa cản nắng, đẩy lùi mọi hiểm nguy cho gia đình em vậy. Em yêu bố lắm, lúc nào được ở cạnh bố, bố cũng đều xoa đầu em bảo em phải sống thật hạnh phúc. Bố luôn nói không cần em phải áp lực chuyện học hành hay cơm áo gạo tiền, chỉ cần em được sống hạnh phúc, em yêu cuộc sống của em là bố cảm thấy vui rồi. Nếu nói cuộc đời em là một bản nhạc thì những ngày được ở bên bố chính là phần điệp khúc. Cả đời này, có lẽ em cũng không trả nổi công ơn của bố. Em rất yêu bố của em. Em hy vọng được sống bên bố mãi.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 35

Em rất yêu thương và kính trọng bố của mình. Năm nay, bố bốn mươi tư tuổi. Công việc của bố là một hướng dẫn viên du lịch. Bởi vậy, bố thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Sau mỗi chuyến đi, bố đều mang về cho em những món quà từ những miền đất mà bố đã từng đi qua. Không chỉ vậy, bố còn kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện thú vị mà bố đã được chứng kiến. Qua mỗi câu chuyện, bố lại nhắc nhở em về một bài học ý nghĩa. Tất cả những điều đó đã trở thành hành trang quý giá cho em trong cuộc sống. Em mong rằng tương lai có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch để được đi đến nhiều nơi, giống như bố vậy. Dù bận rộn, nhưng mỗi khi được ở nhà, bố luôn giúp đỡ mẹ công việc nhà. Em thường nói đùa rằng bố chính là “siêu nhân” của riêng mẹ. Với em, bố chính là một điểm tựa tinh thần vững chắc. Em rất yêu thương và kính trọng người bố của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 36

Trong trái tim em, mẹ luôn là người mà em yêu thương, trân trọng nhất. Có biết bao khoảnh khắc vô giá nhưng em nhớ nhất là kỉ niệm vào ngày sinh nhật lần thứ 11 của mình. Trước hôm sinh nhật một ngày, mặc dù em đã nhắc mẹ mai là một ngày vô cùng đặc biệt nhưng mẹ dường như không chú ý đến lời nói của em. Lúc đó, em rất buồn và đã giận dỗi mẹ. Sáng hôm sau, mọi thứ vẫn diễn ra như bình thường. Em đến lớp học đàn và về nhà lúc 11 giờ trưa. Vừa mở cửa, một tràng pháo to nổ ra. Em vô cùng bất ngờ khi thấy nhà cửa được trang hoàng đẹp đẽ. Mẹ đội chiếc mũ nhỏ và cầm bánh, hát chúc mừng sinh nhật em. Mẹ nói “Con luôn là đứa con bé bỏng mà mẹ yêu thương nhất, làm sao mẹ có thể quên được ngày con chào đời”. Nghe đến đó, em rất cảm động trước tình yêu thương của mẹ. Đối với em, mẹ không chỉ là người thân mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 37

Khoảnh khắc bên bố luôn là những phút giây tuyệt vời đối với em. Vì sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam nên em được các bạn phân công tham gia vào tiết mục hát. Về đến nhà, em kể ngay chuyện này cho bố nghe. Thấy em có vẻ ái ngại, không muốn tham dự, bố đã động viên em rằng: “Cố lên con! Bố tin con sẽ làm được”. Vào buổi tối, bố thường tập hát cùng với em. Cuối cùng, sau hơn hai tuần tập luyện thì ngày biểu diễn cũng đến. Đứng trên sân khấu, em rất hồi hộp và lo lắng. Khi nhìn xuống sân trường, thấy bố đang theo dõi và cổ vũ nhiệt tình, em cảm thấy tự tin hơn hẳn. Kết thúc buổi biểu diễn, em chạy tới và ôm chầm lấy bố. Em muốn cảm ơn bố vì đã giúp em có được một trải nghiệm đầy thú vị này.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 38

Từ trước đến nay, bố vẫn luôn là điểm tựa tinh thần vững chắc của em. Em nhớ có một lần, vào tiết học trải nghiệm, khi cô giáo hỏi “Ước mơ của em là gì?”, em đã trả lời “Ước mơ của em là được trở thành người nông dân”. Câu trả lời vừa dứt, các bạn trong lớp liền ồ lên cười, có bạn còn chế nhạo, giễu cợt rằng “Cậu ước gì không ước, lại ước trở thành người nông dân”. Lúc đó, em rất buồn bã và xấu hổ. Trở về nhà, thấy gương mặt ủ rũ của em, bố liền đi đến hỏi han và ôm em vào lòng. Em kể lại mọi chuyện cho bố nghe. Bố chỉ mỉm cười rồi cho đó là một ước mơ thật đẹp. Bố động viên em bằng những lời lẽ hết sức dịu dàng nhưng cũng đầy thấm thía “Ước mơ của con rất thiết thực! Là nông dân thì đã sao con nhỉ? Chúng ta có được cơm ăn, rau, quả đều là nhờ đôi bàn tay khéo léo cùng sự cần mẫn, chăm chỉ của các bác. Con hãy cố gắng học thật giỏi để trở thành một kĩ sư nông nghiệp tài ba nhé”. Câu nói ấy đã xoa dịu mọi nỗi buồn trong em, giúp em có thêm động lực để thực hiện ước mơ của mình. Bố luôn như thế, luôn ở bên an ủi, động viên mỗi khi em buồn. Chính vì vậy, em rất yêu thương bố.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 39

Tháng ngày được ở bên bà là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đối với em. Mỗi khi mùa hè đến, em đều về quê thăm ông bà ngoại. Vào buổi sáng, bà thường dậy sớm ra đồng cấy lúa. Đến chiều, bà lại tưới nước cho vườn rau và chăm chút đàn gà mái mơ sau nhà. Bà nấu ăn rất ngon. Biết em thích ăn món canh trứng, bà thường để dành những quả trứng tươi ngon để nấu cho em ăn. Vào những hôm trăng thanh, em cùng bà ngồi trước hiên nhà. Bà kể cho em rất nhiều chuyện cổ tích như “Thạch Sanh”, “Tấm Cám”, “Sự tích cây tre trăm đốt”,… Sau mỗi câu chuyện, bà thường giảng giải về những bài học, lời dạy mà người xưa gửi gắm. Điều này giúp em nhận ra được nhiều điều trong cuộc sống và luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng hơn. Đối với em, bà ngoại mãi là người em yêu thương nhất.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 40

Trong gia đình, anh An là người mà em vô cùng ngưỡng mộ. Anh có tài đàn, hát rất hay. Đặc biệt, trong nhiều năm liên tiếp, anh đều là học sinh xuất sắc của trường, lớp. Mỗi lần có bài toán khó, em đều nhờ anh hướng dẫn cách làm. Em nhớ rằng, vào kì thi học kì I, do mải chơi, không chịu học hành nên em đã bị điểm thấp môn Toán. Khi về nhà, anh An hỏi han chuyện học tập. Em ấp úng trả lời khiến anh nhận ra em đã không vượt qua kì thi lần này. Lúc đó, em vô cùng xấu hổ. Anh tiến lại gần và nói “Thôi, đừng mải chơi nữa nhé! Cố mà học đi nghe chưa? Có gì không hiểu cứ hỏi anh, anh sẽ giúp.”. Kể từ hôm ấy, anh An luôn dành ra hai tiếng buổi tối để kèm em học. Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của anh, điểm số của em đã dần cải thiện. Anh An chính là điểm tựa tinh thần to lớn đối với em.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 41

Gia đình luôn là nơi em muốn quay về khi đi xa và luôn là nơi em yêu thương và giành nhiều tình cảm nhất. Tình cảm đó của em giành cho mọi người trong gia đình là như nhau nhưng người thân mà em xem là điểm tựa tình thần chính là mẹ. Mẹ – người có công ơn sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đối với em, mẹ luôn là người rất yêu thương và luôn hết mình vì con cái. Mẹ là người mà em có thể sẵn sàng có thể chia sẻ mọi điều, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Em cùng mẹ đã có rất nhiều kỉ niệm cùng nhau, vui có, buồn có nhưng kỉ niệm em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ đan cho em chắc khăn quàng cổ bằng len rất đẹp và mẹ dạy em đan len. Câu chuyện đó diễn ra vào mùa đông năm em học lớp 3. Mùa đông đó rất rét nên mẹ đã đan cho em một chiếc khăn quàng cổ để giữ ấm. Trước khi đan, mẹ đã dẫn em ra chợ, chọn chất liệu và màu sắc len yêu thích. Từ đó trở đi, mỗi khi rảnh và vào đêm mẹ đều thức để đan khăn cho em. Đan khăn là một việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và kiên nhẫn vì để đan một thứ gì đó thì sẽ rất mất thời gian. Chứng kiến mẹ thức đêm sau một ngày làm việc mệt mỏi để đan khăn cho mình, em thấy rất cảm động và biết ơn. Chiếc khăn đã được hoàn thành sau ba ngày mẹ miệt mài đan. Mẹ muốn đan thật nhanh để em có khăn để giữ ấm, để bảo vệ sức khỏe. Dù đan nhanh nhưng chiếc khăn vẫn được đan rất cẩn thận, từng mũi len đều rất đều và đẹp. Em rất yêu thích chiếc khăn đó và vẫn luôn giữ gìn nó cẩn thận. Dù sau này lớn, chiếc khăn đã không còn vừa vặn thì chắc chắn nó vẫn luôn được gấp gọn gàng và cất trong tủ. Trong lúc mẹ đan khăn, có một câu chuyện mà em vẫn nhớ là khi mẹ dạy em đan len. Vì chiếc kim đan len rất to và sắc nên mẹ đã dạy em rất nhẹ nhàng và cẩn thận. Giọng mẹ ngọt ngào, động tác dịu dàng đã khiến những giây phút học đan len diễn ra thật thoải mái. Dù còn bỡ ngỡ, loay hoay nhưng mẹ vẫn tận tình chỉ dạy. Sau hai mươi phút loay hoay, cuối cùng em đã bỏ cuộc trong những điệu cười giòn tan của hai mẹ con. Tuy chỉ là một kỉ niệm nhỏ nhưng nó vẫn luôn in sâu trong trí nhớ của em và trở thành mộ kỉ niệm rất đẹp.

Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép- Mẫu 42

Kỉ niệm thời thơ ấu đáng nhớ nhất với em chính là một lần không vâng lời mẹ. Trưa hôm ấy trời nắng chang chang, mẹ dặn em ở nhà trông nhà để mẹ đi có việc. Thế nhưng, để thỏa mãn “đam mê” trong lòng mình, mẹ vừa đi khỏi em đã chạy đi chơi điện tử. Chơi suốt cả một buổi chiều mãi tới tối mới chịu đi về. Về đến nhà, em tìm mãi cũng không thấy mẹ đâu. Vội chạy đi tìm thì được các bác kể rằng: Trưa không thấy em ở nhà, mẹ lo nên đi tìm, đi tìm suốt cả buổi chiều cuối cùng bị sốt cao phải nhờ người đưa về. Nghe kể đến đây mặt em đỏ gay, nước mắt trực trào ra, em chạy nhanh về nhà. Mở cửa phòng mẹ, phòng tối om, em bật đèn lên, mẹ đang nằm trên giường. Em ôm lấy mẹ khóc nức nở “Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá”. Mẹ mỉm cười hiền dịu xoa đầu em: “Con ngoan biết lỗi là được rồi”. Một kỉ niệm tuổi thơ em đã làm cho mẹ buồn vì không vâng lời mẹ. Đó cũng là bài học nhắc nhở em rằng không bao giờ được làm cho mẹ buồn dù chỉ một lần nào nữa.

*****

Trên đây là hơn 42 mẫu Viết đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

5/5 - (9 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button