Học TậpLớp 6

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi (30 mẫu)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi bao gồm hướng dẫn viết cùng 30 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi

Mục lục

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 1

Đoạn thơ trong văn bản Chuyện cổ nước mình để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh “con sông” với “chân trời” không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, “nhận mặt ông cha” nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!

Bạn đang xem: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi (30 mẫu)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 2

Trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi thích nhất là đoạn thơ:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Ở hai câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Khoảng cách giữa hai thế hệ cha ông với con cháu vốn trừu tượng, được so sánh với khoảng cách giữa “con sông” và “chân trời” dễ hình dung hơn. Từ đó, chúng ta thấy được rằng giữa thế hệ ông cha và con cháu có sự khác biệt to lớn. Không chỉ về thời gian, mà còn về suy nghĩ, nếp sống hay nét văn hóa… Và “chuyện cổ” sẽ là sợi dây gắn kết của thế hệ hôm nay và mai sau. Trong hành trình của mình, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang để khám phá cuộc sống. Những nét phong tục tập quán, phẩm chất đạo đức của ông cha còn được gửi gắm qua mỗi câu chuyện. Từ đó, “tôi” sẽ hiểu thêm về con người, quê hương và đất nước trong quá khứ. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Khổ thơ đã giúp chúng ta hiểu hơn về giá trị của “chuyện cổ” trong cuộc sống.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 3

Đến với “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi cảm thấy đặc biệt ấn tượng với đoạn thơ:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Nội dung của khổ thơ muốn nói về mối liên hệ giữa hai thế hệ. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “Đời cha ông với đời tôi/Như con sông với chân trời đã xa” để cho thấy khoảng cách to lớn giữa thế hệ ông cha với con cháu. Bởi thời gian trôi qua, rất nhiều thứ sẽ thay đổi. Dù vậy thì những câu chuyện sẽ còn mãi, trở thành phương tiện để con cháu ngày nay tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của cha ông mình. “Chuyện cổ” sẽ trở thành cầu nối gắn kết hai thế hệ. Và trong hành trình của “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Như vậy, qua đoạn thơ, chúng ta hiểu hơn về giá trị của “chuyện cổ”.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 4

Một trong những khổ thơ đặc sắc nhất trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” là:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Trong những câu thơ này, tác giả đã cụ thể khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với với con cháu – thế hệ trước và thế hệ sau bằng một hình ảnh so sánh. Đó là khoảng cách cụ thể giữa con sông với chân trời có thể quan sát được, cảm nhận được. Khoảng cách đó có thể xa vời, nhưng thực chất cũng lại là sự tiếp nối. Và với hình ảnh so sánh đó, người đọc thấy được sự khác biệt giữa hai thế hệ. Một đại diện cho quá khứ, một đại diện cho hiện tại. Nhưng “chuyện cổ” đã xóa đi cái khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm nhiều câu chuyện ý nghĩa, bài học về cuộc sống. Như vậy, khổ thơ đã giúp người đọc hiểu thêm ý nghĩa của “chuyện cổ nước mình”.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 5

Đến với “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi cảm thấy đặc biệt ấn tượng với đoạn thơ:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Nội dung của khổ thơ muốn nói về mối liên hệ giữa hai thế hệ. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “Đời cha ông với đời tôi/Như con sông với chân trời đã xa” để cho thấy khoảng cách to lớn giữa thế hệ ông cha với con cháu. Bởi thời gian trôi qua, rất nhiều thứ sẽ thay đổi. Dù vậy thì những câu chuyện sẽ còn mãi, trở thành phương tiện để con cháu ngày nay tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của cha ông mình. “Chuyện cổ” sẽ trở thành cầu nối gắn kết hai thế hệ. Và trong hành trình của “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Như vậy, qua đoạn thơ, chúng ta hiểu hơn về giá trị của “chuyện cổ”.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 6

Một trong những khổ thơ đặc sắc nhất trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” là:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Trong những câu thơ này, tác giả đã cụ thể khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với với con cháu – thế hệ trước và thế hệ sau bằng một hình ảnh so sánh. Đó là khoảng cách cụ thể giữa con sông với chân trời có thể quan sát được, cảm nhận được. Khoảng cách đó có thể xa vời, nhưng thực chất cũng lại là sự tiếp nối. Và với hình ảnh so sánh đó, người đọc thấy được sự khác biệt giữa hai thế hệ. Một đại diện cho quá khứ, một đại diện cho hiện tại. Nhưng “chuyện cổ” đã xóa đi cái khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm nhiều câu chuyện ý nghĩa, bài học về cuộc sống. Như vậy, khổ thơ đã giúp người đọc hiểu thêm ý nghĩa của “chuyện cổ nước mình”.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 7

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã đem đến nhiều ấn tượng cho người đọc, đặc biệt là với khổ thơ:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Trong những câu thơ này, nhà thơ đã cụ thể hóa khoảng cách trừu tượng giữa hai thế hệ – ông cha và con cháu bằng hình ảnh so sánh “ con sông” với “chân trời”. Một hình ảnh giàu tính biểu tượng cho thấy khoảng cách xa xôi, nhưng cũng là kế cận của thế hệ trước và thế hệ sau. Nhưng chính nhờ có sự xuất hiện của chuyện cổ đã xóa đi khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời chuyện cổ cũng chứa đựng những bài học sâu sắc giúp con cháu hiểu hơn về thế hệ đi trước với những phẩm chất tốt đẹp đáng để học tập. Tóm lại, đoạn thơ đã đem lại cho tôi một bài học sâu sắc.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 8

Trong “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Những câu thơ đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về khoảng cách giữa hai thế hệ – thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu). Với hình ảnh so sánh độc đáo mà giàu tính biểu tượng – “con sông” và “chân trời”. Nhưng dù khoảng cách có là vậy thì nhờ có “chuyện cổ” mà “tôi” đã hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của thế hệ đi trước. Điều đó khiến cho “tôi” cảm thấy tự hào hơn, cũng như yêu mến “chuyện cổ nước mình”. Khổ thơ tuy ngắn gọn nhưng lại gửi gắm một bài học sâu sắc đến con người.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 9

Khi đọc bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, em cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Lâm Thị Mỹ Dạ đã cụ thể hóa khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với “đời tôi” – có nghĩa là con cháu bằng hình ảnh so sánh với khoảng cách giữa con sông với chân trời. Điều đó cho thấy sự xa xôi của hai thế hệ, một đại diện cho quá khứ, một đại diện cho hiện tại với nhiều sự khác biệt về cách sống, cách nghĩ. Nhưng chính nhờ có sự xuất hiện của chuyện cổ đã xóa đi khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha, giúp con cháu hiểu hơn về thế hệ đi trước với những phẩm chất tốt đẹp đáng để học tập. Đoạn thơ đã đem đến cho em một bài học nhận thức sâu sắc.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 10

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ đã khẳng định khoảng cách giữa ông cha và con cháu. Một khoảng cách trừu tượng nhưng được cụ thể qua hình ảnh so sánh “con sông với chân trời đã xa” thể hiện sự xa xôi, dài rộng. Nhưng nhờ có chuyện cổ đã nối liền giữa hai thế hệ. Thật kì diệu khi qua những trang sách đó, con cháu hiểu hơn được hơn về những phẩm chất tốt đẹp của ông cha. Nhờ vậy mà thế hệ sau sẽ biết kính trọng những người đi trước, sống tốt đẹp hơn. Đoạn thơ đã thể hiện được bài học thật sâu sắc cho mỗi người đọc.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 11

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khoảng cách giữa thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu) cũng giống như con sông và chân trời – đầy xa cách. Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 12

Đó là những câu thơ em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ nước mình của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Tác giả so sánh khoảng cách giữa đời cha ông với hiện tại, bằng độ dài vô tận giữa con sông và chân trời. Qua đó, nói giảm nói tránh đi hiện thực đau buồn, rằng cha ông đã cách chúng ta rất xa, mãi mãi không thể nối lại. Tuy vậy, món quà tinh thần vô giá, ý nghĩa mà cha ông gửi tặng cho chúng ta vẫn còn vẹn nguyên, đó là những câu chuyện cổ. Những bài học, những câu chuyện cuộc sống, những khát khao, hoài mong ẩn chứa trong đó, giúp chúng ta được hiểu hơn về cha ông của chính mình. Bởi vậy, không chỉ với mỗi nhà thơ, mà với bất kì ai, truyện cổ cũng luôn là những tác phẩm đáng để đọc và gìn giữ.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 13

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Có lẽ trên đây là những câu thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ nước mình. Nhà thơ dùng khoảng cách vô tận về địa lý: từ con sông đến tận chân trời, để thể hiện sự xa cách về thời gian giữa thế hệ cha ông với con cháu ngày nay. Thế nhưng khoảng cách ấy dường như đã được xóa mờ đi chính bởi các câu chuyện cổ. Đọc và ngẫm nghĩ những câu chuyện cổ ấy, chúng ta như được sống trong thời đại, thế giới của ông cha. Nhìn ngắm những điều đã xảy ra, tham gia vào các sự kiện đã diễn ra bằng trí tưởng tượng của mình. Để từ đó, hiểu hơn về cuộc sống, ước mơ, khát vọng của ông cha ta, cũng như thấm nhuần những đạo lý, bài học mà cha ông đã đúc kết ra, muốn truyền dạy cho con cháu. Chính bởi những ý nghĩa to lớn ấy, mà truyện cổ mãi luôn chiếm một vị trí quan trọng trong thế giới tinh thần của biết bao thế hệ người dân Việt Nam.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 14

Đọc bài thơ Chuyện cổ nước mình, em đặc biệt ấn tượng với các câu thơ:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Tác giả đã rất tinh tế khi khắc họa sự xa cách về thời gian giữa thế hệ cha ông ngày xưa với thế hệ con cháu hiện tại qua một hình ảnh so sánh. Đó là khoảng cách xa vời, không bao giờ kéo lại gần được, như con sông và chân trời – nơi chẳng bao giờ có điểm cuối. Tuy chẳng thể nào được gặp nhau, nhưng cha ông vẫn để lại cho chúng ta những câu chuyện cổ – nơi ẩn chứa những bài học ý nghĩa, những câu chuyện bổ ích. Không chỉ vậy, qua các câu chuyện, chúng ta còn được hiểu thêm về quan niệm, lối sống, cách suy nghĩ, ước mong của thế hệ cha ông mình. Đọc truyện cổ, tựa như chúng ta đang được sống trong thế giới cách mình từ rất xa xưa. Chính vì vậy mà tác giả yêu tha thiết những câu chuyện cổ của nước mình.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 15

Ở hai dòng thơ đâu, tác giả đã nói rõ khoảng cách thế hệ của chúng ta với cha ông. Đó là một khoảng cách không chỉ địa lí mà còn thời gian rất xa như con sông với chân trời. Thế nhưng, chuyện cổ vẫn còn luôn thiết tha để lại những bài học giá trị. Không chỉ là cách đối nhân xử thế chúng còn tô đậm những nét đẹp tuyệt vời của con người Việt Nam. Và qua đó, chúng ta còn cảm nhận rõ, ghi sâu những giá trị văn hóa tinh thần của ông cha mình.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 16

Đoạn thơ đã để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh “con sông với chân trời” không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác đi, đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”. Đó là những tình cảm sâu nặng, tha thiết mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm của nhà thơ với chuyện cổ nước mình. Dòng thơ cuối: “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” tức là nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu thấu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông. Và chúng ta của hôm nay nhất định sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 17

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Từ xa xưa cho đến nay, quá khứ kéo dài tới hiện tại là một khoảng cách thời gian rất dài. Các truyện cổ dân gian thực sự là cầu nối văn hoá từ quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu rõ nét trong từng truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được đời sống, tâm hồn của cha ông trước đây.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 18

Đoạn thơ :

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

trong văn bản Chuyện cổ nước mình để lại trong em muôn vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh con sông với chân trời không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách giữa các thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy trân trọng, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ chính là tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình của bà của ông. Và mỗi người, “nhận mặt ông cha” nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi bản thân, sẽ nỗ lực và cố gắng hết mình để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời như sao!

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 19

Trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ, em cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Tác giả đã cụ thể hóa khoảng cách trừu tượng giữa đời cha ông ông với đời “tôi” – lớp cha ông (lớp người quá khứ) với lớp con cháu (lớp trẻ hiện đại) – bằng hình ảnh so sánh với khoảng cách giữa con sông với chân trời. Điều đó cho thấy sự cách biệt xa xôi của hai thế hệ với nhiều sự khác biệt về cách sống, cách tư duy phát triển. Nhưng chính nhờ có sự xuất hiện của chuyện cổ đã xóa đi khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha, giúp con cháu hiểu hơn về thế hệ đi trước với những phẩm chất tốt đẹp đáng để đời con cháu học tập. Đoạn thơ đã đem đến cho em một bài học nhận thức sâu sắc về những giá trị truyền thống.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 20

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Tác phẩm Chuyện cổ nước mình là áng thơ hay, để lại trong lòng người đọc muôn vàn suy nghĩ. Với em cũng vậy, câu thơ giàu hình tượng: “Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa” miêu tả hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh con sông với chân trời không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách giữa các thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy trân trọng, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ chính là tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình của bà của ông. Và mỗi người, “nhận mặt ông cha” nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi bản thân, sẽ nỗ lực và cố gắng hết mình để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời như sao!

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 21

Đoạn thơ dưới đây trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Từ khi các vua Hùng dựng nước đến nay, Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với bao thăng trầm. Điều đó tạo nên bề dày trầm tích về lịch sử, truyền thống được truyền nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khoảng cách giữa thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu) cũng giống như con sông và chân trời – đầy xa cách. Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa dân tộc ngàn đời.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 22

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Hầu như mỗi đưa trẻ sinh ra trên mảnh đất hình như S đều lớn lên bên những câu chuyện cổ tích của mẹ, của bà từ thở còn nằm nôi. Các truyện cổ dân gian thực sự là cầu nối văn hoá từ quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu rõ nét trong từng truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được đời sống, tâm hồn của cha ông trước đây.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 23

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Đây là đoạn thơ nằm trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ đã tái hiện trước mắt người đọc khoảng cách giữa ông cha và con cháu – đó là một khoảng cách trừu tượng nhưng được cụ thể qua hình ảnh so sánh “con sông với chân trời đã xa” thể hiện sự xa xôi, dài rộng về nhiều mặt: thời gian, tư duy, nhận thức, giá trị văn hoá… Nhưng nhờ có chuyện cổ đã nối liền giữa hai thế hệ. Thật kì diệu khi qua những trang sách đó, con cháu hiểu hơn được hơn về những phẩm chất tốt đẹp của ông cha trước đây. Nhờ vậy mà thế hệ sau sẽ biết kính trọng những người đi trước, sống tốt đẹp hơn. Đoạn thơ đã thể hiện được bài học thật sâu sắc cho mỗi người đọc về lòng biết ơn và sự tôn trọng lịch sử.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 24

Khi đọc đoạn thơ trong văn bản “Chuyện cổ tích nước mình” đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng và suy nghĩ riêng:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ đã khẳng định khoảng cách thế hệ giữa ông cha và con cháu. Đó là một khoảng cách trừu tượng, nhưng lại được làm cụ thể qua hình ảnh so sánh “con sông với chân trời đã xa” thể hiện sự xa xôi và dài rộng. Có thể khoảng cách thế hệ ấy sẽ làm cho con người đổi thay, nhưng ta vẫn cảm thấy điều đó là đẹp mãi tựa như chuyện cổ. Chuyện cổ đã đại diện cho thế hệ ông cha, giúp con cháu đời sau hiểu hơn về thế hệ đi trước với những phẩm chất tốt đẹp đáng để noi theo và học tập. Tóm lại, bài thơ đã mang đến nhiều cảm xúc và để lại trong em một bài học sâu sắc.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 25

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Chuyện cổ tích nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Ở những câu thơ này, tác giả đã diễn tả một cách cụ thể về khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với con cháu, hay thế hệ trước với thế hệ sau bằng hình ảnh so sánh “con sông” và “chân trời”. Khoảng cách đó có thể xa vời, nhưng nó cũng mang tính chất của sự tiếp nối. Qua hình ảnh so sánh, chúng ta thấy được sự khác biệt giữa hai thế hệ với một đại diện cho quá khứ và một đại diện cho hiện tại. Nhưng nhờ có sự xuất hiện của chuyện cổ đã xóa đi khoảng cách đó, nó đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm lịch sử hào hùng của dân tộc Đồng thời, chuyện cổ chứa đựng nhiều bài học sâu sắc giúp con cháu hiểu hơn về thế đi trước với những phẩm chất tốt đẹp dáng để học tập. Khổ thơ tuy ngắn gọn nhưng lại mang đến một bài học sâu sắc đến con người.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 26

Dân tộc Việt Nam ta đã phải trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ xa xưa cho đến nay, quá khứ kéo dài cho tới hiện tại là một khoảng thời gian rất dài. Điều đó đã được thể hiện rất rõ qua đoạn thơ tiêu biểu trong bài “Chuyện cố nước mình” của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Tác giả đã lựa chọn hình ảnh so sánh “con sông” với “chân trời” giống như khoảng cách thế hệ giữa cha ông với đời tôi. Điều đó không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm sự tiếc nuối. Nhưng nhờ có chuyện cổ đã kéo gần lại khoảng cách giữa hai thế hệ. Thật kì diệu là qua những trang chuyện cổ đó, người đọc thời nay hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức của cha ông ta ngày xưa. Nhờ vậy mà thế hệ con cháu sau này sẽ biết kính trọng những người đi trước và sống tốt đẹp hơn. Cũng từ đó, mỗi người chúng ta càng thêm trân trọng, yêu quý và tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc từ ngàn đời.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 27

Một trong những đoạn thơ đặc sắc nhất trong “Chuyện cổ tích nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Những câu thơ đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về khoảng cách giữa hai thế hệ giữa thế hệ trước là ông cha và thế hệ sau là con cháu. Với một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo cũng giàu tính biểu tượng là “con sông” và “chân trời” có thể quan sát và cảm nhận được. Nhưng cho dù khoảng cách có xa xôi là vậy, nhưng nhờ có “chuyện cổ”, mà em đã hiểu thêm nhiều về phẩm chất và đạo đức tốt đẹp của thế hệ đi trước. Điều đó càng làm cho em thêm niềm tự hào và yêu mến “chuyện cổ nước mình” hơn. Chúng ta của ngày hôm nay sẽ cố gắng trau dồi, nỗ lực để giúp quê hương và bài học trong câu chuyện cổ ấy mãi sáng ngời.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 28

Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một khoảng cách thời gian rất dài. Các truyện cổ dân gian thực sự là cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được đời sống, tâm hôn của cha ông ngày xưa.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 29

Đoạn thơ đã để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh “con sông với chân trời” không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác đi, đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”. Đó là những tình cảm sâu nặng, tha thiết mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm của nhà thơ với chuyện cổ nước mình. Dòng thơ cuối: “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” tức là nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu thấu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông. Và chúng ta của hôm nay nhất định sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi- Mẫu 30

Qua đoạn thơ trên,em thấy được rất nhiều điều.Cac câu từ rất hay và kết hợp hài hoà làm cho bài thơ thêm đặc sắt và ý nghĩa.Các câu văn như gợi ra một quang cảnh từ xa xưa.Tác giả còn như muốn liên kết các thế hệ xa xưa với bây giờ thông qua các câu truyện cổ tích.Đoạn thơ còn như nhắn nhủ rằng ông cha ta sẽ luôn còn mãi trong tim ta qua bao nhiêu kí ức tuổi hồng.Không ai phủ nhận được truyện cổ tích đã một thời gắn bó với tuổi thơ ta và luôn đồng hành cùng ta hết quảng đời Xin hay nhất

*****

Trên đây là hơn 30 mẫu Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

5/5 - (12 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button