Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát bao gồm hướng dẫn viết cùng 54 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.
Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
Dàn ý Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
1. Mở đoạn
Bạn đang xem: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát (54 mẫu)
– Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả (nếu có)
Ví dụ: Bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
2. Thân đoạn
– Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ
Ví dụ: Bài thơ làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình
– Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ
Ví dụ: Bài thơ thuộc chủ đề những câu hát về tình cảm gia đình
– Nêu cảm nhận về mốt số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ
Ví dụ: Phép so sánh “Công cha như núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông” làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”.
3. Kết đoạn
– Khái quát lại những ấn tượng
Ví dụ: Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 1
Nhắc đến vùng Hồ Tây, người ta thường nhớ ngay đến bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà. Bài thơ đã khắc họa những nét bút tiêu biểu nhất của vùng Hồ Tây, để vẽ nên một bức tranh phong cảnh trữ tình đẹp như chốn mộng ảo. Đó là cảnh vùng hồ vảo buổi sáng còn mờ sương, yên tĩnh vô cùng. Sương tản mạn trên mặt hồ, bồng bềnh và mờ ảo. Cả vùng đất như còn chìm trong giấc ngủ, chỉ vẳng đưa từ xa lại tiếng chuông chùa, tiếng chày bên bờ hồ của những người lao động dậy từ sớm. Chính những ấm thanh ấy, đã giúp cho bức tranh tựa tiên cảnh ấy trở nên gần gũi hơn, chân thực và đời hơn. Từ đó, bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà đã tái hiện lại một Hồ Tây rất đẹp và thơ mộng, hấp dẫn bao khách đường xa ghé thăm.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 2
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi,
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên.
Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền,
Vào thưa, ra gửi, mới nên con người.
Đó là bài ca dao mà em vô cùng yêu thích. Bài thơ với cách ngắt nhịp gãy gọn, lối diễn đạt như văn xuôi mang vần điệu đặc trưng của ca dao. Toàn bài thơ như lời dặn dò trìu mến của bậc cha mẹ dành cho con cái. Lời nói ấy nhắn nhủ tới người làm con, phải biết kính yêu, trân trọng và hiếu kính với cha mẹ. Công ơn cha mẹ to hơn trời bể, chẳng gì sánh được. Vì vậy, con càng phải biết yêu thương cha mẹ của mình nhiều hơn. Những tình cảm thân thuộc ấy, khiến em càng thêm cảm nhận rõ ràng tình yêu, quan tâm dẫn dắt của cha mẹ dành cho mình. Và càng thêm hiểu được bổn phận của người làm con.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 3
“Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong những câu chuyện cổ. Người đọc thấy hiện ra trước mắt mình là hình ảnh Thạch Sanh dũng cảm, cô Tấm hiền lành, hay anh chàng đẽo cày giữa đường…Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Tóm lại, bài thơ đã giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 4
Với tình yêu quê hương tha thiết, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã vẽ lại đất nước Việt Nam tươi đẹp muôn màu vào trong áng thơ Việt Nam quê hương ta. Tình yêu quê hương được tác giả thể hiện ngay từ lúc lựa chọn thể thơ để sáng tác. Thể thơ được lựa chọn là thể lục bát – thể thơ truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta. Những hình ảnh đất nước, con người được tái hiện trong câu thơ vô cùng mộc mạc và giản dị, đúng như con người Việt Nam ta. Đó là những biển lúa trù phú rộng mênh mông, là những cánh cò lững lờ bay qua sóng lúa, là những ngọn núi cao lập lờ sau vườn mây, là những ngày nắng chan hòa, với hoa thơm quả ngọt suốt cả bốn mùa. Trên mảnh đất thần tiên ấy, là những con người kiên cường, lương thiện. Khi có chiến tranh, họ dũng cảm đứng lên để bảo vệ mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Hòa bình, họ lại trở về với hình dáng chân chất, thật thà, làm bạn với ruộng vườn, dòng sông. Thật đáng quý, đáng tự hào biết bao. Những tình cảm tha thiết ấy của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã hiện lên trọn vẹn qua bài thơ. Đồng thời đã tạo nên được một nhịp ngân dài đồng điệu triệu triệu trái tim khác trên mảnh đất Việt Nam. Đó là nhịp đập của những trái tim yêu nước.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 5
Trong kho tàng ca dao lục bát, em đặc biệt yêu thích câu thơ:
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Hình ảnh so sánh giữa lời nói và con bướm khiến em rất thích thú. Tác giả dân gian mượn hình ảnh con bướm chập chờn, đậu rồi lại bay, không để lại dấu vết gì. Để phê phán những người chỉ thích nói chứ không thích giữ lời hứa. Lời nói của họ như con bướm, nói ra rồi lại bay đi mất, chẳng giữ lại được gì, chẳng thực hiện được những gì mình nói. Qua hình ảnh ấy, ông cha ta nhấn mạnh với con cháu bài học về chữ “tín”, nói được thì phải làm được. Bài học giá trị ấy được gói gọn trong hai câu thơ lục bát, vừa dễ nhớ lại vừa dễ nghe.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 6
Bài thơ “Về thăm mẹ” của nhà thơ Đinh Nam Khương đã để lại trong em những xao xuyến, xúc động về tình mẫu tử. Tác phẩm là lời bộc bạch của người con khi về thăm mẹ.
Nhân vật trữ tình trở lại quê hương vào một chiều đông, có mưa rơi:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi”.
Điều đầu tiên người con nhìn thấy là hình ảnh bếp lửa. Chúng ta đều biết rằng bếp lửa là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Hình ảnh này gợi lên sự tảo tần, đảm đang của người mẹ. Con về thăm mẹ mà “Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” khiến lòng con buồn man mác. Không chỉ có hình ảnh khói bếp, những hình ảnh gần gũi, quen thuộc khác cũng khiến người con bồi hồi, xao xuyến:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.”
Các sự vật gắn với tuổi thơ: chum tương đã được đậy, áo tơi ngắn lủn củn, nón mê dầm dưới mưa, đàn gà mới nở, cái nơm bị hỏng vành, trái na vào cuối vụ chan chứa bao kỉ niệm với con. Những sự vật quen thuộc của tuổi thơ đã thể hiện sự vất vả của mẹ. Đặc biệt là hình ảnh trái na cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ hái, mẹ để phần con trở về ăn. Hình ảnh ấy thể hiện sự đợi chờ của mẹ với nhân vật trữ tình. Hai câu thơ cuối bài, người con đã bộc lộ tâm trạng, tình cảm dành cho mẹ:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Sự xúc động, nghẹn ngào đã thể hiện sự yêu thương, trân trọng của người con đối với mẹ. Qua những chuyện “giản đơn thường ngày”, nhân vật trữ tình cảm thấy “thương mẹ nhiều hơn”. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng thể thơ lục bát và cách gieo vần chân khiến bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.
Bài thơ “Về thăm mẹ” đem đến cho người đọc những rung động sâu sắc về tình mẫu tử; qua tác phẩm, em càng thêm thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn và tình yêu thương vô hạn của mẹ.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 7
Bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là một áng thơ hay, mang đến cho em những suy tư, xúc động về tình mẫu tử thiêng cao, và rất đỗi gần gũi, thân thương. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ – hình ảnh “bàn tay” để miêu tả người mẹ, truyền tải tình yêu thương bao la của người mẹ đến con cái. Dòng thơ đầy tình cảm đưa em đến với những câu chuyện ngọt ngào của lời mẹ ru con, đồng thời thấy được sức mạnh của những lời ru tưởng chừng như quá đỗi quen thuộc, giản đơn ấy. Bàn tay của mẹ đã làm nên phép nhiệm màu, không chỉ ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Đó chính là tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại biết bao của người mẹ dành cho con cái. Dù có bão táp mưa sa, biển cạn non mòn thì tình yêu thương ấy vẫn mãi mãi không đổi thay. Đó là điều khiến cho bài thơ “À ơi tay mẹ” trở thành một tác phẩm vô cùng đặc biệt và ý nghĩa trong lòng độc giả nói chung và trong trái tim em nói riêng. Em hy vọng “À ơi tay mẹ” sẽ truyền cảm hứng và tình yêu đến nhiều người khác.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 8
Bài ca dao “Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Mở đầu bằng mô típ quen thuộc – “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước.
Tiếp đến câu thơ: “Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác – không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 9
Một trong những tác phẩm hay khi viết về tình mẫu tử – đó là “Về thăm mẹ” của nhà thơ Đinh Nam Khương. Khi đọc bài thơ, người đọc đã có những cảm nhận sâu sắc.
Trong hoàn cảnh đã xa quê lâu, nay được trở về thăm mẹ của mình. Điều đầu tiên con người con nhìn thấy khi trở về nhà là hình ảnh khói bếp. Hình ảnh này đã cho thấy sự tần tảo của người mẹ:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục cho người đọc thấy được tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho người mẹ:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Một loại những hình ảnh quen thuộc được gợi ra. Những điều thật giản dị, gần gũi. Nhưng chất chứa trong đó là cả một sự hy sinh, yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.
Cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng dành cho người mẹ của mình:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Đọc đến câu thơ này, người đọc đã thấu hiểu được tình yêu mà con dành cho mẹ. Nó không quá to lớn, mà chỉ xuất phát từ những điều vô cùng giản dị, nhỏ bé.
“Về thăm mẹ” là một áng thơ hay về tình mẹ, đem đến cho người đọc những cảm nhận thật chân thực, gần gũi về tình mẫu tử thiêng liêng.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 10
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 11
Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với “nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo. Bài ca dao là lời nhắc nhở sâu sắc về đạo làm con của mỗi người đối với đấng sinh thành của mình.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 12
Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 13
Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm – một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 14
“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”
Bài ca dao nổi tiếng gợi nhắc người đọc về mảnh đất xứ Lạng hùng vỹ nhưng không kém phần nên thơ. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 15
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như “núi cao, biển rộng, cù lao chín chữ”, để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục và ơn nghĩa mang nặng đẻ đau. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như cột trụ, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc, cao cả được truyền tải mà dù hàng thế đã kỉ trôi qua, câu ca dao ấy vẫn luôn trường tồn với thời gian, được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 16
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Bài thơ trên là những lời than thân của người nông dân tội nghiệp lam lũ trong xã hội xưa. Họ được ví như những con cò trắng, với cuộc đời lận đận, bấp bênh, cơ cực. Chẳng ngày nào mà họ được ngơi nghỉ, bình yên hưởng thụ cả. Thân cò mảnh mai, yếu ớt, nhưng lại làm những việc nặng nhọc, vất vả. Như người nông dân ốm yếu, thiếu thốn lại ngày ngày nai lưng ra làm việc, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thật đáng thương đắng cay làm sao. Biết là đau khổ, vất vả, khốn khó như vậy, nhưng những người nông dân ấy cũng không biết phải làm sao. Bởi với thân phận thấp cổ bé họng như vậy thì làm sao có thể chống lại những kẻ xấu xa, độc ác, tham lam vô độ ngoài kia chứ. Đến cả chỉ đích danh những kẻ đó, họ còn không thể, chỉ dám dùng đại từ phiếm chỉ “ai” để gọi mà thôi. Hình ảnh “cò con” ở cuối bài thơ, càng khiến người đọc thêm ám ảnh, về số phận tội nghiệp của những thế hệ mai sau. Bài thơ với nhịp điệu nhịp nhàng của một lời ru, với nhiều điệp từ gợi lên cảm thức yêu thương, xót xa cho thân phận tội nghiệp của người nông dân. Hình ảnh “con cò” xuyên suốt cả bài thơ in sâu vào tâm trí người đọc về nỗi thương cảm với những số phận bất hạnh, tội nghiệp ấy.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 17
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Những câu thơ trên đã được người dân ta truyền tai nhau qua bao đời như một câu hát dân gian. Trong câu thơ, điệp từ “cùng” được lặp lại hai lần, đã khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa những người anh em. Đặc biệt, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi dùng hình ảnh anh em để so sánh với tay chân. Tay và chân là hai bộ phận cơ thể tách rời, nhưng luôn phối hợp nhịp nhàng với nhau để lao động, chống đỡ cơ thể. Anh em cũng vậy, là hai con người khác nhau, nhưng sẽ luôn ở cạnh, cùng nhau sinh sống, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau. Đó chính là tình cảm ruột thịt vô cùng thiêng liêng, đáng quý. Với nhịp điệu nhẹ nhàng, tình cảm của thể thơ lục bát, bài thơ là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, thắm thiết của mẹ cha với các con của mình về tình cảm anh em thương mến. Giúp người đọc thêm hiểu và trân trọng những người anh chị em của mình
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 18
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người. Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch. Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 19
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Bài thơ trên được viết với thể thơ lục bát với mô tip Ai ơi quen thuộc, đã nhanh chóng đi vào tiềm thức của người nghe. Bài thơ bắt đầu bằng cụm từ Ai ơi, đã tạo nên một hiệu ứng, lôi kéo sự tập trung lắng nghe của người khác về nội dung tiếp đó của bài thơ. Tuy không có từ như, nhưng câu thơ thứ hai đã tự chia thành hai vế tương xứng, đặt lên bàn cân với vị thế tương đương nhau. Mỗi hạt cơm dẻo thơm, ngọt bùi, lại ứng với những giọt đắng cay vất vả của người nông dân. Để làm nên lúa gạo, họ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vất vả quanh năm suốt tháng. Chính vì thế, chúng ta phải biết quý trọng, nâng niu lúa gạo, không được phung phí. Bài học ý nghĩa ấy chính là nội dung chính mà tác giả dân gian muốn truyền tải qua bài ca dao Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 20
Ông cha thường nói:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
Tác giả dân gian đã khéo léo mượn hình ảnh cột nhà với hai bộ phận là gỗ và nước sơn, để nói về phẩm chất con người. Ông cha ta nhấn mạnh, một cây cột đúng nghĩa thì chất lượng gỗ quan trọng hơn lớp sơn bên ngoài. Từ đó ẩn dụ rằng làm người thì phẩm chất, tính cách, tài năng bên trong quan trọng hơn vẻ đẹp phù phiếm của ngoại hình bên ngoài. Ý kiến ấy được tác giả khẳng định qua hình ảnh so sánh ở câu thơ thứ hai. Từ so sánh “còn hơn” đã thể hiện sự đánh giá cao tuyệt đối của người xưa về giá trị nội tại của con người. Từ đó, ông cha khuyên răn chúng ta nên xây dựng phẩm chất tốt, trau dồi và rèn luyện trí tuệ, kĩ năng thay vì chỉ đề cao vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài. Cho đến nay, bài học ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 21
Bài thơ lục bát đầu tiên mà em được biết, cũng là bài thơ mà em yêu thích nhất:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Câu ca dao sử dụng hình ảnh so sánh, nhằm cụ thể hóa, hình tượng hóa những tình cảm vốn trừu tượng, không thể cân đo đong đếm. Công lao của cha được ví với ngọn núi Thái Sơn, bởi chẳng gì có thể cao lớn, vĩ đại hơn thế nữa. Chính cha đã dùng bờ vai của mình, hi sinh thầm lặng để xây dựng nên một mái ấm, để hiên ngang che mưa chắn gió cho con. Tình mẹ thì luôn đong đầy ấm áp, không bao giờ có thể cạn được, tựa như dòng nước từ trong nguồn chảy ra. Cũng như nước từ trong nguồn ngọt lành, nuôi dưỡng cho bao nhiêu mảnh đất, hiến dâng cho bao nhiêu dòng sông. Thì mẹ cũng luôn bao dung, chăm sóc, nuôi nấng con khôn lớn từng ngày như thế. Bài thơ đã khơi dậy trong em tình yêu thương, biết ơn vô bờ với cha mẹ của mình. Thôi thúc em phải chăm ngoan, cố gắng hơn nữa để báo đáp công ơn của mẹ cha.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 22
Ông cha ta có câu ca dao:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Tác giả dân gian đã so sánh số lượng nuộc lạt trên mái nhà với tình cảm của mình dành cho ông bà. Trong kiến trúc nhà xưa, thường số lượng nuộc lạt của một ngôi nhà là rất nhiều, không thể đếm xuể. Cùng với biện pháp so sánh ấy, tác giả sử dụng thêm cặp từ tăng tiến bao nhiêu – bấy nhiêu. Từ đó, khẳng định được tình yêu thương đong đầy, nỗi nhớ da diết của mình dành cho ông bà không gì có thể đếm hết. Nỗi nhớ ấy, kết hợp với hành động ngẩng đầu lên cao để nhớ tới ông bà đã thể hiện được sự kính trọng của người cháu. Qua đó, câu ca dao đề cao và ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, quý trọng.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 23
Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy, cực còn chạy theo
Đây là một câu ca dao lục bát than thân của người nông dân trong xã hội xưa. Cái cực khổ, vất vả của người nông dân cùng khổ là vô cùng nặng nề, dồn nén đến như có hình hài thực chất. Hành động gánh cực đổ lên non thể hiện khát vọng và sự nỗ lực thoát khỏi cái nghèo, cái khổ của người dân nghèo. Tuy nhiên, hiện thực nghiệt ngã lại chẳng thể thay đổi. Hình ảnh nhân hóa “cái cực” tự chạy theo người nông dân nghèo vừa dí dỏm lại vừa chua chát biết bao. Qua lời than thân ấy, chúng ta thêm hiểu được về số phận bất hạnh của những người lao động trong xã hội cũ.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 24
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở hãy còn ngây thơ
Cây ca dao mượn hình ảnh cây non để nói về những đứa trẻ nhỏ. Cây lúc còn non thì mới dễ uốn. Cũng như những đứa trẻ lúc còn nhỏ tuổi, chưa biết gì như tờ giấy trắng thì mới dễ dạy bảo những điều hay, lẽ phải. Đồng thời, cha ông còn ngụ ý rằng, nên dạy con chữ nghĩa, việc hay từ sớm. Chứ chờ trưởng thành rồi mới dạy thì là đã muộn màng rồi. Đây là bài học mà cha ông ta đã đúc kết ra, truyền lại cho con cháu qua câu ca dao dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Cho đến tận bây giờ, người dân ta vẫn theo lời dạy ấy mà học tập.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 25
Ông cha ta thường nói:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Tay với chân là hai bộ phận tách rời, nhưng luôn cùng phối hợp và hỗ trợ nhau nhịp nhàng. Hình ảnh đó được so sánh với tình cảm anh em trong gia đình. Anh em cùng chung máu mủ, thì tuy có cuộc sống riêng, nhưng cũng vẫn mãi yêu thương, quan tâm, đùm bọc, chở che và giúp đỡ nhau. Dù có nghèo khổ hay sung sướng, tài giỏi hay bình thường thì tình cảm thiêng liêng ấy vẫn chẳng thể đổi thay. Bài học ý nghĩa về tình cảm anh em trong gia đình ấy, được cha ông khéo léo lồng vào câu ca dao. Cho đến nay, lời nhắn nhủ ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 26
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” – một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” – dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 27
À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng – “đôi bàn tay” để nhắc về người mẹ. Đôi bàn tay kì diệu mang phép nhiệm màu che chở cho con. Chỉ là một đôi bàn tay rất bình thường, nhưng dường như lại có sức mạnh phi thường. Điều đó xuất phát từ tình yêu sâu sắc mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão mùa màng”. Không chỉ vậy, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Dù vạn vật có biển chuyển không ngừng thì đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Tình yêu của mẹ là không có gì thay đổi. Lời ru ngọt ngào đó đã cho con giấc ngủ êm đềm, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống. Và đôi bàn tay của mẹ đã làm nên phép màu. Nó không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Quả vậy, “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đem đến tình cảm ngọt ngào, mà sâu lắng cho mỗi người đọc.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 28
“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”
Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 29
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, em cảm thấy vô cùng ấn tượng và yêu thích bài:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao có hai lớp nghĩa, nghĩa đen miêu tả vẻ đẹp của hoa sen, nghĩa bóng nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Mở đầu bài thơ, với việc sử dụng câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” là một lời khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của hoa sen trước những loài hoa rực rỡ khác. Tiếp đến là những đặc điểm nổi bật của hoa sen được khắc họa. Những gam màu chủ đạo của hoa sen là màu xanh của lá, màu trắng của hoa, màu vàng của nhị. Đó đều là những màu sắc tươi sáng, gợi sự thanh nhã. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm – một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc kết hợp với các biện pháp tu từ thật đặc sắc. Có thể thấy, đây là một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 30
Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
Bài ca dao trên là một bức tranh châm biếm, biếm họa thú vị về một cậu cai, thường được dân gian rủ tai nhau giải trí sau những buổi làm đồng. Bài thơ khắc họa hình ảnh một cậu cai có cái danh không xứng với thực. Đường đường là một “viên chức nhà nước” đội mũ lông ga tay đeo nhẫn quý, vô cùng oai phong. Thế mà, lại ở nhà ngồi không đến ba năm mới được một lần ra nhiệm vụ. Đã vậy, lại chẳng có một món đồ gì, cái áo thì phải đi mượn, còn cái quần thì phải đi vay. Chẳng ra thể thống gì. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung một cậu cai kệch cỡm, thích phô trương, làm ra vẻ để lòe thiên hạ, chứ thực ra chẳng có tí tài năng hay của cải gì. Tiếc thay, chẳng ai bị cậu ta qua mặt cả. Với giọng điệu hóm hỉnh, lối kể thú vị, bài ca dao không chỉ phê phán một thói xấu trong xã hội, mà còn đem đến tiếng cười thư giãn cho người đọc.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 31
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn. Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”. Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,… Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 32
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 33
Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Mở đầu bằng mô típ quen thuộc – “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước.
Tiếp đến câu thơ: “Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác – không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 34
Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Chăn trâu đốt lửa của nhà thơ Đồng Đức Bốn là một bài thơ được viết theo thể lục bát quen thuộc. Bao trùm lên bài thơ là không gian đồng quê trong sáng, mộc mạc vào buổi đầu đông. Với hình ảnh cánh đồng, rơm rạ và cả con diều đang chao lượn trên cao. Tất cả phác họa một không gian rộng lớn và thoáng đãng. Trong bầu không ấy, gió đông se lạnh từ từ len lỏi vào, đem đến những bâng khuâng khó tả. Hòa với đó, là chút gì đó tiếc nuối khi củ khoai mới vùi vào đốm lửa nay đã cháy thành tro. Sự nuối tiếc ấy, không chỉ là vì củ khoai, mà còn vì một ngày đẹp trời nay đã đi đến cuối. Hoặc cũng có lẽ, là vì mùa thu đã đi qua, mùa đông lạnh lẽo đã cập bờ. Những cảm xúc ấy không mãnh liệt mà bàng bạc, nhẹ nhàng lay động trái tim người đọc. Nó tạo nên những rung động tinh tế mà tha thiết, khó bỏ qua được cho bài thơ Chân trâu đốt lửa.
Các đoạn văn mẫu dưới đây có nội dung phong phú gồm: đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ lục bát, ca dao về cảnh đẹp quê hương đất nước, công ơn cha mẹ, tình nghĩa anh em, gia đình,… hay cảm nghĩ về bài thơ lục bát mà các em được học trong chương trình Ngữ Văn như: cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ, À ơi tay mẹ, Việt Nam quê hương ta…
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 35
Những đứa trẻ Việt Nam và hầu như cả người lớn cũng đều yêu thích và hạnh phúc khi được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào của mẹ và bà từ thuở lọt lòng. Câu ca dao “Công cha nghĩa mẹ” hình như còn đọng lại trong ký ức mỗi người, được thể hiện sâu sắc:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; Ở đây người cha được so sánh với “núi trời”, núi hùng vĩ, núi cao, núi nhiều tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “công mẹ” – nghĩa mẹ thật bao la, to lớn, khôn tả. Ý nghĩa của mẹ được so sánh với “nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh, đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh tuyệt vời vừa là hiện thân, hình tượng vừa tôn vinh nghĩa mẹ cha, tình nghĩa sâu nặng. Câu ca dao nhẹ nhàng nhắc nhở chúng ta hãy ngước nhìn núi cao, trời cao, nhìn xa ra biển, lắng nghe tiếng sóng vỗ cùng con sóng lăn tăn và ngẫm nghĩ về công lao của các bậc cha mẹ. Thật thấm thía và xúc động
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.“
Hai câu cuối, giọng thơ ngọt ngào thiết tha. Tiếng cảm thán “con ơi!” là thông điệp yêu thương về đạo làm con “nhớ” công cha, nghĩa mẹ:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu trên sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành, nuôi nấng, dưỡng dục, dưỡng dục, dạy dỗ. Bài ca dao là lời nhắc nhở sâu sắc về thiên chức làm con của đối với người cha người mẹ đã sinh thành ra mình.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 36
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Bài thơ trên là lời than thở của một người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ. Họ được so sánh với những con cò trắng, cuộc đời là những khó khăn, bấp bênh, gian khổ. Không có ngày nào họ có thể yên nghỉ và tận hưởng. Hạc thân hình mảnh khảnh, yếu ớt nhưng làm việc nặng nhọc, vất vả. Là một người nông dân ốm yếu, nghèo khổ, hàng ngày họ đi làm thuê, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thật thảm hại và cay đắng làm sao. Biết là khổ, khó, khổ nhưng những người nông dân này không biết phải làm sao. Bởi vì ở một địa vị thấp hèn như vậy, làm sao bạn có thể chống lại những kẻ xấu xa, độc ác, vô độ? Họ còn không gọi được tên những người đó, mà dám dùng đại từ thông tục “ai” để gọi. “Con cò” cuối bài thơ khiến người đọc ám ảnh về số phận éo le của thế hệ cũ. Bài thơ có nhịp điệu khoan thai của một khúc hát ru và nhiều điệp ngữ gợi tình thương, cảm thương cho cảnh ngộ khốn khó của người nông dân. Hình ảnh “thân cò” xuyên suốt bài thơ đã ăn sâu vào tâm thức người đọc không khỏi thương cảm cho những số phận bất hạnh, éo le của họ.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 37
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Bài ca dao để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của cảnh sắc Hồ Tây. Nhà văn nổi tiếng đã vẽ một bức tranh đầy thơ ca và ca từ. Thiên nhiên Hồ Tây sinh động và thơ mộng. Bầu trời mùa thu trong và rộng. Gió nhẹ đung đưa cành trúc. Tiếng chuông ngân và tiếng gà gáy đánh thức cuộc sống sôi động. Thêm vào đó, một làn sương mờ ảo bao phủ càng làm cho khung cảnh thêm phần thơ mộng. Nhịp trống rộn rã của chiếc dùi đã gợi lên nét đẹp truyền thống của người Thăng Long xưa trong nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng, vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong sương mù bỗng hiện ra như một tấm gương sáng lấp lánh dưới nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng của tiếng chuông báo giờ, tiếng gà gáy và tiếng gõ giấy inh ỏi cũng là dấu hiệu của một ngày mới bắt đầu. Cuộc sống đang trỗi dậy ở khắp mọi nơi. Đoạn thơ giúp người đọc thêm yêu vẻ đẹp của đất Thăng Long.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 38
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Đây là một trong những bài thơ lục bát về tình cảm gia đình hay nhất. Ca dao nói về lòng biết ơn của con cháu với tổ tiên. Nhắc nhở chúng ta phải biết ơn tổ tiên và những người xưa. Hình ảnh so sánh con người như cây cối, như dòng sông. Cây cối có rễ có nguồn gốc để từ đó chúng bắt đầu phát triển và sinh sản. Con người cũng vậy, nhờ có ông bà, tổ tiên mà chúng ta được như ngày hôm nay. Ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, diễn đạt giản dị, rõ ràng nhằm nhắc nhở con cháu phải biết ơn tổ tiên, không được vô ơn bạc nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, giản dị gợi cho ta nhớ đến công ơn của các thế hệ đi trước. Như vậy ca dao thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với ông bà, tổ tiên và các thế hệ đi trước.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 39
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi,
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên.
Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền,
Vào thưa, ra gửi, mới nên con người.
Đây là một bài ca dao mà tôi rất yêu thích. Thể thơ ngắt nhịp ngắn, thể văn xuôi có vần điệu đặc trưng của ca dao. Cả bài thơ như lời dặn dò dịu dàng của cha mẹ dành cho con cái. Những lời này nhắc nhở con cái biết yêu thương, kính trọng và hiếu kính cha mẹ. Công ơn cha mẹ lớn hơn mây trời, không gì sánh bằng. Vì vậy, con cái phải học cách yêu thương cha mẹ nhiều hơn. Những cảm giác quen thuộc này khiến tôi cảm nhận rõ hơn tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ dành cho mình. Và hiểu hơn về trách nhiệm của một người con.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 40
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Hình như ai cũng biết và nhớ những câu lục bát này. Hình ảnh bông sen trắng tinh khiết, trong sáng luôn khắc sâu trong tâm trí mỗi người. Ngay khổ thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định thân phận của bông sen bên đầm là “khó dung hòa”. Hình ảnh hoa sen được thể hiện từ bên ngoài với 3 màu xanh, trắng và vàng lần lượt từ lá, cánh cho đến nhị. Tất cả đều là những màu sắc tươi sáng, rực rỡ. Đặc biệt ở câu thơ thứ ba, những chi tiết này lại được lặp lại nhưng theo thứ tự ngược lại. Cảm nhận người đọc, dường như được nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Rồi chắc chắn rằng bạn khẳng định: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Loài hoa này, không chỉ đẹp mà còn thanh khiết, dù sống trong bùn nhơ vẫn thơm ngát, thanh khiết. Là con người, họ giữ nguyên vẹn sự ngây thơ và lòng trung thành của mình cho dù hoàn cảnh có khó khăn hay khắc nghiệt đến đâu. Phẩm chất cao quý, đáng trân trọng ấy của người Việt Nam đã được tác giả dân gian thể hiện một cách tài tình qua hình ảnh bông hoa sen trong câu ca dao trên.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 41
Em rất thích câu thơ lục bát :
“.Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.“
Tôi rất tâm đắc với hình ảnh so sánh lời nói và con bướm. Một nhà văn dân gian đã trích dẫn hình ảnh một con bướm bay lượn, hạ cánh rồi lại bay đi không dấu vết. Phê phán những người chỉ muốn nói mà không thích giữ lời hứa của mình. Lời nói của họ như cánh bướm, nói ra rồi bay đi, chẳng giữ lại được gì, không làm được điều mình nói. Qua hình ảnh này, ông cha ta đã nhấn mạnh với con cháu bài học về chữ tín, nói được thì phải làm được. Bài học quý giá này được cô đọng trong hai câu thơ từ lục bát vừa dễ nhớ, vừa dễ nghe.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 42
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống như chung một giàn
Câu ca dao như một lời căn dặn về tình yêu thương đùm bọc giữa con người trong cuộc sống. “Bầu và bí” tuy là hai giống khác nhau nhưng lại được trồng chung một mảnh đất, leo chung một giàn, tức là cùng chung cảnh ngộ, có chung một điều kiện sống, chớ có ghét bỏ nhau, mà phải thương lấy nhau. Bằng cách diễn đạt kín đáo thường gặp của ca dao, tục ngữ, đằng sau biện pháp nhân hóa, câu ca dao này ngụ một ẩn ý sâu xa, một lời khuyên vừa kín đáo vừa chân thành, một lời kêu gọi thiết tha cho con người. Người ta ở đời, không phải ai cũng như ai, người ta có thể “khác giống”, khác nhau về nguồn gốc, về hoàn cảnh, điều kiện sống riêng, có người là “giống bầu”, có người là “giống bí”. Nhưng bên trên những cái khác nhau đó, nhiều người, nhiều lúc, lại có chỗ giống nhau, cùng sống chung trong những điều kiện, những cảnh ngộ như nhau, cùng “chung một giàn” với nhau. Như vậy, câu ca dao trên đã đem đến cho mỗi người một bài học thật sâu sắc. Tình yêu thương luôn đem đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của mỗi chúng ta.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 43
“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”
Đến với câu ca dao trên, người đọc có ấn tượng sâu sắc về xứ Lạng. Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng nó giống như một gợi ý. Tôi cứ ngỡ đường đến xứ Lạng không xa. Nhưng “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, hẻo lánh của xứ sở này. Từ đó ta thấy được sự hùng vĩ và tầm cỡ của cả xứ Lạng. Những địa danh núi thành Lạng, những sông Tam Cờ à những địa danh nổi tiếng trên mảnh đất quê hương này. Đọc câu ca dao này ta càng thêm yêu thiên nhiên xứ Lạng.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 44
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung…Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.”
“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, “Đẽo cày giữa đường”, …để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 45
Có biết bao bài thơ viết về tình mẫu tử nhưng em đặc biệt ấn tượng với bài thơ “À ơi tay mẹ” của tác giả Bình Nguyên. Hình ảnh “bàn tay mẹ” đã khắc họa tình yêu thương sâu sắc, vô bờ của mẹ dành cho con. Đôi bàn tay ấy đã bảo vệ, che chắn con khỏi những bão giông của cuộc đời “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.”. Biện pháp tu từ ẩn dụ “cái trăng vàng”, “cái trăng tròn”, “cái trăng còn nằm nôi”, “cái Mặt Trời bé con” được sử dụng trong đoạn thơ đã thể hiện tình cảm thương yêu và sự nâng niu của mẹ đối với đứa con. Câu thơ “Mai sau bể cạn non mòn/ À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru” như một lời khẳng định về tình mẫu tử bất diệt, đi cùng năm tháng. Tình yêu thương cùng lời ru của mẹ khiến cho cả cây cối, vạn vật cũng phải mềm lòng “Ru cho mềm ngọn gió thu/ Ru cho tan đám sương mù lá cây”. Từ láy “chắt chiu”, “dãi dầu” trong câu “Bàn tay mang phép nhiệm màu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi” cho ta thấy được sự tần tảo cùng nỗi khổ cực, vất vả của mẹ. Dòng thơ cuối cùng của toàn bài càng làm em xúc động trước tình cảm cao đẹp mà mẹ dành cho con. Mẹ hi sinh tất cả mà không hề nghĩ cho riêng mình. Bằng thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thơ trong sáng, tươi đẹp kết hợp với biện pháp điệp “À ơi cái này”, nhân hóa “cái trăng vàng ngủ ngon” đã khiến bài thơ, sâu lắng như lời hát ru thân thương. Từ đây, nhà thơ gợi nhắc tới chúng ta tình yêu thương vô bờ, không gì sánh nổi của mẹ dành cho con. Đọc bài thơ, em càng thêm yêu và trân trọng người mẹ kính mến của mình.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 46
Mỗi lần đọc bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương, lòng em lại dâng lên cảm xúc bồi hồi, nghẹn ngào khó tả. Tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ đã thực sự chạm đến trái tim em. Nhân vật trữ tình về thăm mẹ vào một chiều đông. Qua những lời thơ đầy tâm tình, hình ảnh người mẹ tảo tần, giàu đức hi sinh được tác giả khắc họa một cách vô cùng chân thực, gần gũi. Bóng dáng mẹ nhọc nhằn, lam lũ quanh năm suốt tháng được miêu tả ở khổ thứ hai. Hình ảnh “cái nón mê” “dãi nắng dầu mưa”, “cái áo tơi” đã mục đi sau những buổi “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” càng làm cho em thấu hiểu được nỗi vất vả của người mẹ trong bài thơ. Không những vậy, mẹ còn là một người chắt chiu, luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất: “Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”. Có đồ ăn ngon, có trái cây ngọt, mẹ luôn nhớ tới đứa con bé bỏng. Mẹ dành dụm mọi thứ cho con mà không giữ lại bất cứ điều gì cho riêng mình. Chính tình cảm yêu thương của mẹ đã làm cho nhân vật trữ tình xúc động, “thơ thẩn vào ra”. Tác giả sử dụng trường từ láy giàu sức gợi để thể hiện tình yêu dành cho mẹ. Chủ thể trữ tình thoáng buồn tủi, ngẩn ngơ lại càng không thể giấu nổi nỗi xúc động trước những việc mẹ làm trong ngôi nhà thân thương. Dường như cảm xúc ấy được đẩy lên cao trào khi người con không thể kìm nén nổi những giọt nước mắt. Bằng thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc kết hợp với từ ngữ giàu cảm xúc, tác giả đã bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu sâu sắc dành cho mẹ của mình. Đối với em, đây là một bài thơ hay và giàu ý nghĩa!
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 47
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có biết bao bài ca dao viết về tình cảm gia đình nhưng em đặc biệt ấn tượng và yêu thích bài ca dao “Công cha như núi ngất trời”. Đọc hai dòng thơ đầu, em cảm thấy biết ơn cũng như xúc động trước công lao to lớn của mẹ, cha: “Công cha như núi ngất trời,/ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông”. Để khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tác giả dân gian đã ví công cha nghĩa mẹ với núi và biển. Công lao của cha to lớn như núi, không thể đong đếm còn tình yêu thương của mẹ mênh mông, rộng lớn như nước ở ngoài Biển Đông. Đây là cách ví von thật độc đáo, tài tình khi tác giả dân gian đã cụ thể hóa công cha, nghĩa mẹ với những sự vật cụ thể trong đời sống. n nghĩa to lớn, sâu nặng ấy chỉ có thể sánh ngang với sự kì vĩ, vô tận của tự nhiên. Đến hai câu sau: “Núi cao biển rộng mênh mông/ Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”, tác giả dân gian khơi gợi cho em suy ngẫm về bổn phận, trách nhiệm của đạo làm con. Cha mẹ nuôi con khổ cực, gian truân. Chính vì vậy, con cái cần ghi nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của mẹ cha. Bằng thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thơ, từ ngữ giàu sức gợi và biện pháp so sánh “như núi ngất trời”, “như nước ở ngoài Biển Đông”, tác giả dân gian đã gửi gắm cho chúng ta bài học về lòng biết ơn, khắc ghi ơn cha nghĩa mẹ. Bài ca dao khiến em thêm yêu và trân trọng tình cảm gia đình nhiều hơn!
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 48
Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” của tác giả Nguyễn Đình Thi đã để lại trong em những rung cảm sâu sắc về thiên nhiên và con người Việt Nam. Mở đầu bài thơ, khung cảnh yên bình của quê hương hiện lên thật tươi đẹp. Những cánh đồng lúa mênh mông đã khẳng định sự trù phú, giàu có khắp các miền quê. Ngòi bút của tác giả lại tiếp tục vẽ nên hình ảnh dãy Trường Sơn vừa kì vĩ vừa thơ mộng. Tất cả cảnh vật như tô đậm bức tranh thiên nhiên non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình của đất nước ta. Đặc biệt, nổi bật trên cảnh sắc ấy là bóng dáng con người Việt Nam với bao đức tính, phẩm chất tốt đẹp. Đó là những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cần cù, siêng năng trong lao động. Đó là hình ảnh nhân dân đoàn kết, kiên cường anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Không chỉ vậy, đó còn là tấm lòng thủy chung, son sắt “yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung”. Bằng từ ngữ giản dị, mộc mạc, kết hợp với các biện pháp tu từ như so sánh “Tay người như có phép tiên”, ẩn dụ “mênh mông biển lúa”, nhà thơ đã khắc họa thành công vẻ đẹp thiên nhiên và con người của đất nước ta. Qua đây, em càng thấy yêu thương, trân trọng những điều bình dị mà dải đất hình chữ S ban tặng.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 49
Có biết bao bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của vùng đất Thăng Long xưa nhưng em đặc biệt ấn tượng với bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà”. Khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng sớm hiện lên thật thơ mộng, trữ tình qua hai câu: “Gió đưa cành trúc la đà”, “Mịt mù khói tỏa ngàn sương”. Động từ “la đà” diễn tả được hình ảnh cành trúc sà xuống thấp, đưa đi đưa lại theo chiều ngang một cách nhẹ nhàng trước sự tác động của gió. Dường như, không gian được bao trùm trong màn sương mờ ảo. Tuy nhiên, bầu không khí tĩnh lặng đã bị xao động bởi âm thanh của đời sống sinh hoạt con người. Đó là tiếng chuông chùa Trấn Võ, tiếng gà báo canh ở huyện Thọ Xương. Hay còn là nhịp chày giã vỏ cây dó để làm giấy ở làng Yên Thái. Thiên nhiên, con người trong bức tranh ấy như hòa làm một, gắn bó, quyện chặt vào nhau, càng tô đậm nét yên bình nơi làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bằng thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, từ ngữ giàu sức gợi và cách kết hợp nhuần nhuyễn các địa danh nổi tiếng, tác giả dân gian đã vẽ nên bức tranh khoáng đạt của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Đồng thời, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu nặng. Đọc bài ca dao, em càng thêm yêu và tự hào nơi mình sinh ra và lớn lên.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 50
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có biết bao bài ca dao, tục ngữ về Lạng Sơn nhưng em đặc biệt yêu thích bài ca dao “Đường lên xứ Lạng bao xa?”. Đọc từng câu, từng chữ, bức tranh thiên nhiên miền núi xứ Lạng hiện lên chân thật, rõ nét trong tâm trí em. Ở câu đầu tiên, nhân vật trữ tình có hỏi “Đường lên xứ Lạng bao xa?”. Đây thực chất là cái cớ để chủ thể trữ tình tiếp tục phô bày vẻ đẹp nơi đây ở ba câu tiếp theo. Để đi đến Lạng Sơn, lữ khách phải trải qua “một trái núi với ba quãng đồng”. Số từ “một”, “ba” kết hợp với hình ảnh “núi”, “đồng” càng làm nổi bật sự cách trở, xa xôi cùng địa hình hiểm trở vùng sơn cước. Tiếng gọi “ai ơi, đứng lại mà trông:” của chủ thể trữ tình vang lên như một lời nhắc đến bản thân cũng như khách đường xa khi đi hãy nhớ dừng lại và đưa mắt nhìn xuống. Ở đó, du khách sẽ thấy núi thành Lạng, sông Tam Kì uốn quanh. Nước non hùng vĩ, tươi đẹp cứ dần hiện ra và lưu dấu trong tâm tưởng của những người đã từng đặt chân đến. Để miêu tả bức tranh thiên nhiên kì vĩ, đồ sộ, tác giả dân gian đã sử dụng thể thơ lục bát, cách ngắt nhịp uyển chuyển cùng các biện pháp tu từ độc đáo như câu hỏi tu từ, điệp ngữ “kìa”. Có thể nói, bài ca dao khơi dậy trong em những liên tưởng thú vị, đặc sắc và tình yêu sâu nặng với vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 51
Mỗi lần đọc bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, em lại thêm yêu và trân trọng câu chuyện cổ nước mình. Với những câu lục bát tâm tình, tác giả ca ngợi giá trị to lớn mà những câu chuyện cổ đem lại cho thế hệ trẻ hôm nay. Điều khiến bà đặc biệt yêu thích chuyện cổ bởi chúng chất chứa biết bao tình cảm, ý nghĩa sâu sắc mà cha ông gửi gắm. Không những vậy, chúng còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp ở mỗi người, hướng con người đến lối sống có tình, có nghĩa. Đồng thời, thể hiện niềm tin bất diệt vào luật nhân quả, vào triết lí sống ngay thẳng “Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì”. Hơn hết, chuyện cổ còn là cầu nối liên kết giữa các thế hệ với nhau. Dẫu “Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa” thì chuyện cổ vẫn luôn là phương tiện hữu ích để con cháu tìm hiểu quá khứ, tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt của ông cha. Ngoài nét hấp dẫn về mặt nội dung, ta chắc chắn không thể bỏ qua nét độc đáo về mặt hình thức nghệ thuật. Tác giả đã sử dụng hình ảnh thơ giàu sức gợi, ngôn từ hàm súc, giản dị cùng các biện pháp tu từ so sánh “Như con sông với chân trời đã xa”, ẩn dụ “người thơm” để bày tỏ tình yêu đối với các giá trị truyền thống của dân tộc. Đối với em, đây thực sự là một bài thơ hay và ý nghĩa. Văn bản gửi gắm cho chúng ta thông điệp về việc kế thừa, phát huy những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà ông cha để lại.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 52
Vẻ đẹp thiên nhiên, con người xứ Huế từ lâu trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong văn chương. Mặc dù đã đọc không ít những tác phẩm viết về Huế nhưng em vẫn đặc biệt ấn tượng, yêu thích bài ca dao “Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá”. Tác giả dân gian miêu tả bức tranh thiên nhiên, con người xứ Huế vô cùng chân thực, gần gũi. Hai dòng thơ đầu được viết theo thể tám chữ với cách ngắt nhịp 4/4 cùng biện pháp điệp ngữ “đò” đã diễn tả và nhấn mạnh hành trình dạo quanh xứ Huế trên dòng sông Hương. Nhân vật trữ tình bắt đầu từ phố chợ nổi tiếng của Huế là Đông Ba, tiếp đến là Đập Đá, rồi đi qua Vĩ Dạ, cuối cùng thẳng ngã ba Sình – nơi gặp nhau giữa sông Hương và sông Bồ. Hai câu cuối, tác giả dân gian tập trung miêu tả thiên nhiên và con người xứ Huế. Dòng sông Hương về đêm trở nên thơ mộng, trữ tình hơn bao giờ hết qua hình ảnh của “bóng” và “trăng”. Tính từ “lờ đờ” và “chênh” khắc họa bóng trăng xô lệch, chuyển động chậm chạp in hình trên mặt nước. Điểm xuyết trên nền không gian tĩnh lặng ấy là tiếng hò của ai từ xa vọng lại. Tiếng hò ấy chan chứa biết bao tình cảm sâu nặng, yêu thương đối với Huế. Cảnh vật, con người giao hòa làm một, gắn bó hòa quyện vào nhau càng làm nổi bật vẻ trữ tình, mộng mơ của mảnh đất cố đô. Với thể thơ mang tính chất biến thể cùng sự xuất hiện của một loạt các từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, biện pháp tu từ điệp ngữ, tác giả dân gian muốn ca ngợi vẻ đẹp “Xứ Thơ” và bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 53
Trong “Chùm ca dao về quê hương đất nước”, em thấy ấn tượng nhất với bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà […] mặt gương Tây Hồ”. Trước tiên, kinh thành Thăng Long xưa hiện lên với hình ảnh cành trúc đang nhẹ nhàng, rung rinh trong gió. Lúc này, đất trời như được bao trùm trong sương khói mịt mù, mờ ảo. Khung cảnh thiên nhiên thật trong trẻo, nên thơ làm sao! Không gian thanh bình, yên ả ấy đã bị phá vỡ bởi tiếng chuông thánh thót nơi đền Trấn Võ, tiếng gà báo canh ở Thọ Xương và tiếng chày giã vỏ cây làm giấy vùng Yên Thái. Đây chính là những thanh âm quen thuộc trong đời sống con người trên mảnh đất “nghìn năm văn hiến”. Có thể thấy, bức tranh nhiên nhiên có sự hòa hợp giữa đường nét, hình ảnh và âm thanh. Bằng việc sử dụng thành công các biện pháp tu từ như đảo ngữ “mịt mù” lên đầu câu, ẩn dụ “mặt gương Hồ Tây” và ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tác giả dân gian đã mang đến cho độc giả những hình dung chân thực về khung cảnh thiên nhiên nơi kinh thành Thăng Long xưa. Từ đây, ta còn cảm nhận được tấm lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước của tác giả dân gian.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát- Mẫu 54
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung…Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.”
“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, “Đẽo cày giữa đường”, …để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.
*****
Trên đây là hơn 54 mẫu Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.
Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập, lớp 6
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)