Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn bao gồm hướng dẫn viết cùng 18 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.
Đề bài: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn
Dàn ý Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn
1. Mở đoạn: Giới thiệu tác phẩm.
2. Thân đoạn:
– Trình bày nội dung của tác phẩm.
– Nêu ấn tượng của bản thân về nội dung mà tác phẩm thể hiện.
– Đưa ra cảm nhận, bài học mà bản thân rút ra được sau khi đọc/học tác phẩm.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
* Yêu cầu tiếng Việt: Có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 1
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam là một truyện ngắn tôi yêu thích vì đã nói đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Gió lạnh mùa đông đã đến, Sơn cùng chị Lan đi ra ngoài chơi. Đứng ở ngoài trời lạnh giá , bé Hiên chỉ phong phanh có chiếc áo rách. Hai chị em Sơn và Lan đã quyết định cho Hiên cái áo bông cũ. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.
Trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn: Đứng ở ngoài trời lạnh giá.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 2
Truyện ngắn Điều không tính trước của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kể về câu chuyện giữa ba cậu bé: nhân vật “tôi”, Nghi và Phước. Chỉ từ một trận bóng đá mà hai bên không ai công nhận bàn thắng của ai đã dẫn tới những ý định đánh nhau, trả đũa. Ở một ngã tư , sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, nhân vật “tôi” và Phước đợi Nghi đi qua để báo thù. Nhưng sự ngây ngô, không để bụng của Nghi, thậm chí là làm hòa trước đã khiến nhân vật “tôi” và Phước bỏ ý định và cùng nhau đi xem phim. Thông qua truyện ngắn này, Nguyễn Nhật Ánh đã gửi thông điệp về một tình bạn chân thành và tuyệt đẹp.
Trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn: Ở một ngã tư.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 3
“Ông lão đánh cá và con cá vàng” có lẽ là một trong những truyện khiến em thấy ấn tượng nhất. Truyện bắt đầu khi ông lão ngư dân nghèo tình cờ bắt được chú cá vàng biết nói. Với sự lương thiện của mình, lão đã thả con cá đi mà không cần báo đáp. Tác giả đã thể hiện thái độ trân trọng, đề cao tấm lòng nhân hậu và đền ơn đáp nghĩa. Trái lại, mụ vợ ở nhà vô cùng tham lam, mắng chửi và bắt ông lão xin cá vàng vô số điều. Thậm chí, mụ còn muốn làm Long vương ngự trên biển để bắt cá vàng hầu hạ mình. Mỗi yêu cầu được đưa ra, sự giận dữ của biển lớn càng tăng lên. Cuối cùng, mụ mất đi tất cả, trở lại với ngôi nhà lụp xụp và cái máng sứt ban đầu. Qua đó, ta thấy được sự phê phán dành cho những con người ngoa ngoắt, tham lam, không có điểm dừng. Bằng sự đơn giản mà không kém phần sâu sắc của cốt truyện, tác phẩm đã ghi lại dấu ấn riêng đậm nét trong kho tàng văn học thế giới.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian: “Cuối cùng,…”.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 4
Trong tất cả các tác phẩm đã học, em yêu thích nhất đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài). Đó là câu chuyện về một chú Dế Mèn tự cao, ngạo mạn. Vào một ngày nọ, chỉ vì cái thói nghịch ngợm, cậu ta đã gián tiếp gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Sự ra đi của người hàng xóm khiến Dế Mèn bàng hoàng, hoảng loạn. Trong phút hối hận muộn màng, cậu đã nhận được bài học đầu tiên trên đường đời: “…ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình…”. Đó vừa là lời khuyên cho Dế Mèn, vừa là lời dặn dò tất cả những thế hệ độc giả. Trong cuộc sống, ta không thể kiểm soát được mọi chuyện. Vậy nên thứ đầu tiên ta cần học chính là sự khiêm tốn. Nếu không có sự tiết chế, biến cố rất dễ xảy đến, gây nên những sự việc đau lòng. Câu chuyện xây dựng các nhân vật cùng tình tiết hết sức đơn giản nhưng lại đem đến cho em bài học vô cùng ý nghĩa.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian: “Vào một ngày nọ,…”.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 5
Sau khi học xong rất nhiều tác phẩm, câu chuyện để lại trong em nhiều bài học sâu sắc nhất chính là “Bức tranh của em gái tôi”. Đây là lời tự sự của một cậu bé về kỉ niệm đáng nhớ cùng em gái mình – Mèo. Vốn dĩ hai anh em rất thân thiết, nhưng bởi mọi người đều tập trung vào tài năng hội họa mới phát hiện của Mèo nên người anh cảm thấy mình vô cùng lạc lõng. Cậu ghen tị với em gái, cáu gắt và cố đẩy cô bé ra xa. Qua chi tiết ấy, người đọc cảm nhận được rất rõ sự buồn rầu, cô độc mà cậu tự tạo ra cho mình. Nhưng chỉ đến khi tận mắt nhìn thấy mình trong bức tranh đoạt giải của Mèo, cậu bé mới thực sự thoát khỏi được mớ suy nghĩ tiêu cực ấy. Chi tiết miêu tả tâm trạng của cậu ở cuối truyện khiến chúng ta hết sức cảm động. Cậu vừa vui sướng, hạnh phúc, lại vừa ân hận, xấu hổ vì suy nghĩ ích kỉ trước đây. Qua đó, ta rút ra cho mình bài học vô cùng ý nghĩa: hãy biết trân trọng tài năng của người khác, đồng thời phải vượt qua sự mặc cảm, tự ti để bản thân không bị sự đố kị che mắt.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian: “Qua chi tiết ấy,…”.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 6
Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động về tình anh em cũng như sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Ban đầu người anh đã luôn nghi ngờ và không tin tưởng người em, luôn cho rằng những việc làm của em mình là sai. Nhưng sau khi biết bức tranh mà người em gái đã vẽ về mình thì mọi suy nghĩ, định kiến về em ban đầu mất hết. Kể từ khi đó, trong lòng người anh chỉ còn lại sự xúc động, nỗi ân hận, giằn vặt bản thân. Từ đây, người anh sẽ yêu và hiểu em mình hơn, tình cảm anh em họ sẽ trở nên gắn kết nhiều hơn nữa.
Trạng ngữ: Kể từ khi đó
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 7
“Điều không tính trước” của Nguyễn Nhật Ánh là một tác phẩm vô cùng ý nghĩa về tình bạn. Truyện bắt đầu với mâu thuẫn giữa những cậu bé trong một trận bóng. Vì tuổi trẻ bồng bột, họ còn lên kế hoạch “báo thù” để thỏa nỗi bực tức. Tuy vậy, xung đột đó lại được hóa giải một cách rất đặc biệt. Trái ngược với sự hùng hổ của hai cậu bạn, Nghi lại vô tư chia sẻ cuốn sổ của mình để mọi người cùng hiểu luật hơn, tránh xích mích về sau. Không chỉ vậy, Nghi còn mời họ đi xem phim cùng. Điều này khiến cả hai cậu bạn cũng như chính người đọc phải bất ngờ. Cứ tưởng sẽ có một trận đánh nhau ra trò nhưng cuối cùng cả ba người lại hòa thuận đến lạ. Sau cùng, hai cậu bạn kia vừa ngại ngùng, vừa xấu hổ giấu nhẹm đi kế hoạch báo thù của mình, làm người đọc chúng ta cảm thấy hết sức buồn cười. Qua đó, ta cũng học được một điều rằng không nên giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Chỉ có sự đoàn kết, chia sẻ lẫn nhau mới có thể làm nên một tình bạn đẹp và bền vững.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian: “Sau cùng,…”.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 8
Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen đã đem đến cho em nhiều cảm nhận. Nhà văn đã xây dựng nhân vật chính của truyện – một cô bé có hoàn cảnh bất hạnh. Cô bé mồ côi mẹ, bà nội mới qua đời. Em sống cùng với người bố độc ác. Đêm giao thừa lạnh lẽo, mọi người thì ở trong nhà quây quần bên gia đình. Vậy mà, ngoài đường, cô bé vẫn phải đi bán diêm. Không có ai quan tâm đến cô bé. Xung quanh, cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Đôi bàn tay của cô bé đã cứng đờ ra vì lạnh giá. Nhưng sự nghèo khổ thiếu thốn của cô bé bán diêm ở đây không chỉ về vật chất mà còn là về tinh thần, thiếu đi tình yêu được bao bọc của những người thân trong gia đình. Vì quá đói và lạnh, em ngồi nép vào góc tường rồi đốt một que diêm để sửa ấm. Em đốt từng que diêm lên, mỗi que diêm gửi gắm một mong ước. Những mong ước hoàn toàn chính đáng, nhưng rồi trước sự vô cảm của mọi người xung quanh, em bé bán diêm đã chết. Câu chuyện được viết ra với một ý nghĩa nhân văn cao đẹp, và một bài học lớn lao về tình yêu thương con người.
Trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn: ngoài đường, xung quanh.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 9
“Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ thành công nhất về Bác Hồ. Tác phẩm đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ của dân tộc. Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh anh đội viên tỉnh dậy và thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từng hành động của Bác giống như một người cha đang lo lắng, chăm sóc cho những đứa con của mình. Trời càng về khuya, nhưng Bác vẫn chưa ngủ khiến anh cảm thấy lo lắng hơn. Đến khi biết được lí do Bác vẫn chưa ngủ, anh lại càng cảm động, khâm phục. Bác vẫn còn thức vì lo cho bộ đội, dân công hay cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ở khổ thơ cuối, tác giả đã khẳng định một chân lý đơn giản mà lớn lao. Bác không ngủ vì một lý do bình thường, dễ hiểu: “Bác là Hồ Chí Minh”. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Tóm lại, khi đọc “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc cảm thấy thật xúc động trước tình cảm của vị lãnh tụ với chiến sĩ và nhân dân.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 10
Bài thơ “Những điều bố yêu” của Nguyễn Chí Thuật chính là lời tâm tình của người bố dành cho đứa con của mình. Vào ngày con sinh ra đời, người bố cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Từng đồ vật gắn liền với đứa con thơ đều khiến bố cảm thấy yêu thương: cái chỗ con nằm, mùi sữa với chiếu thâm, những hàng tã chéo giăng đầy nhà, mùi nước hoa dìu dìu khi con bị muỗi đốt được bà xoa, những góc bàn với đồ chơi của con. Trong hành trình trưởng thành của con, bố vẫn luôn ở bên cạnh. Bố đã lắng nghe tiếng gọi “Mẹ ơi”, dõi theo bước đi chập chững hay tiếng cười của con. Và rồi chỉ khi con vắng nhà một hôm, bố cảm thấy ngẩn ngơ, nhớ mong. Khắp mọi nơi trong nhà, bố đều có thể cảm nhận được hình bóng của đứa con. Có thể khẳng định, tình cảm của cha dành cho con là vô cùng chân thành, sâu sắc.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 11
Một trong những bài thơ rất cảm động viết về người mẹ chính là “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương. Bài thơ là những dòng tâm sự của người con khi về thăm mẹ vào một chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Đứng trước khung cảnh đó, nỗi nhớ dành cho người mẹ lại càng tha thiết hơn. Ở khổ thơ đầu, tác giả nói về hoàn cảnh người người con trở về thăm mẹ sau một thời gian xa nhà. Chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi nhưng mẹ lại không có nhà. Hình ảnh đầu tiên mà người con nhìn thấy chính là khói bếp. Đó là hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ, người bà. Lần lượt từng sự vật quen thuộc trong căn nhà hiện lên, đều có hình bóng của người mẹ: chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na. Những sự vật này rất đỗi gần gũi, giản dị nhưng lại chan chứa tình yêu thương của mẹ. Càng thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ bao nhiêu, người con càng nghẹn ngào thương mẹ bấy nhiêu. Nhìn cảnh vật, người con cảm thấy xúc động đến bật khóc. Hai câu thơ cuối, người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ thân yêu của mình. Đó là sự xúc động khi biết được nỗi nhọc nhằn, sự hy sinh của mẹ. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày – ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con. Bằng giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng. Đọc bài thơ, chắc hẳn mỗi người đều cảm thấy nghẹn ngào, xúc động trước tình cảm mẫu tử đẹp đẽ, ấm áp.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 12
Tác phẩm ”Cô bé bán diêm” là một trong những tác phẩm truyện ngắn hẳn đã để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc, những bài học về giá trị cuộc sống. Cô bé trong câu truyện trên là hình ảnh đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Giữa mùa đông rét giá một cô bé đáng thương lang thang giữa chốn phồn hoa đô thị. Những tòa nhà cao chọc trời, những món ăn ngon mắt đến lạ thường như khắc họa lên sự giàu có, nguy nga giữa thành phố đó. Thế nhưng vẫn có một cô bé nghèo khô đang lang thang trong sự đói rét. Sự thờ ơ vô cảm của những con người kia đã gián tiếp gây ra cái chết đáng thương tâm của cô bé đáng thương, tội nghiệp kia. Câu truyện trên phản ánh tính thờ ơ, vô cảm giữa người với người. Qua đó cho thấy cuộc sống này còn quá nhiều mãnh đời bất hạnh. Họ cần lắm một lời động viên, sẽ chia, an ui. Những điều đơn giản đó cũng đủ để sưởi ấm những tâm hồn bất hạnh rồi.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 13
“Cô bé bán diêm” là câu chuyện vô cùng quen thuộc đối với tuổi thơ của mỗi người chúng ta. Truyện kể về một cô bé đáng thương, bất hạnh, phải một mình chống chọi lại tiết trời lạnh giá. Trong lúc tuyệt vọng, cô đã quyết định quẹt những que diêm để tự sưởi ấm. Ánh sáng nhẹ nhàng lan tỏa khắp không gian, làm hiện lên những ảo ảnh tuyệt đẹp. Nào là lò sưởi ấm áp, bàn ăn thịnh soạn đến cả cây thông Nô-en lung linh, hoành tráng. Với vài khung cảnh vừa hiện lại vụt mất như vậy, người đọc càng thêm thương cảm cho hoàn cảnh của bé gái. Khi quẹt đến que diêm thứ tư, cô bé được trông thấy người bà mà mình ngày đêm thương nhớ. Cô khẩn thiết mong bà đưa mình đi cùng, dùng tất cả số diêm còn lại để níu giữ bóng hình bà. Cuối cùng, hai bà cháu lại đoàn tụ bên cạnh Thượng đế. Cô bé đã chết ngay trong đêm giao thừa, vậy nhưng trên môi vẫn nở nụ cười hạnh phúc. Cái kết đau lòng này khiến ta day dứt không ngớt. Qua đó, ta càng thêm suy nghĩ về cuộc sống của những đứa trẻ trong gia đình không hoàn hảo. Ta cần phải lan tỏa sự yêu thương đến mọi người, tránh để xảy ra trường hợp đau lòng như câu chuyện cổ tích kia.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian: “Khi quẹt đến que diêm thứ tư,…”.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 14
“Gió lạnh đầu mùa” là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam viết về trẻ em. Mở đầu tác phẩm, Thạch Lam đã khắc họa cho người đọc thấy được một khung cảnh buổi sáng mùa đông bằng những chi tiết rất tinh tế. Tiếp đến, tác giả đã dẫn dắt người đọc đến khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn. Khi Sơn thức dậy, mẹ Sơn bảo Lan bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông chính là kỉ vật gợi lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình anh em sâu đậm và tình thương của vú già nhân hậu. Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn, những đứa trẻ trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – chúng có hoàn cảnh nghèo khổ, vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Lan đã nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Còn mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Qua đây, truyện đã giúp người đọc cảm nhận được tình yêu thương, sự chia sẻ giữa những con người.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 15
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam là một truyện ngắn tôi yêu thích vì đã nói đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Gió lạnh mùa đông đã đến, Sơn cùng chị Lan đi ra ngoài chơi. Đứng ở ngoài trời lạnh giá, bé Hiên chỉ phong phanh có chiếc áo rách. Hai chị em Sơn và Lan đã quyết định cho Hiên cái áo bông cũ. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.
Trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn: Đứng ở ngoài trời lạnh giá.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 16
Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi là một trong những truyện ngắn mà tôi yêu thích. Nội dung truyện kể về cô bé Kiều Phương có năng khiếu vẽ. Lúc đầu chưa ai biết đến khả năng này của Kiều Phương. Nhưng sau khi chú Tiến Lê xem các bức vẽ của cô bé thì cả nhà đều biết và quan tâm đến tài năng hội họa này nhiều hơn. Chỉ có người anh là cảm thấy mình bất tài, kém cỏi so với em và bắt đầu cáu kỉnh, có chút ghen ghét với em mình. Bằng tấm lòng yêu thương anh của Kiều Phương, một lần thi vẽ, cô bé đã vẽ hình ảnh anh trai của mình và giành được giải nhất. Ở phòng triển lãm, người anh nhìn thấy bức tranh, ân hận và yêu thương em mình nhiều hơn. Đây là một truyện ngắn khai thác sự phát triển trong tâm lý của người anh, từ việc coi cô em gái là trẻ con đến khi cảm thấy đố kị và cuối cùng là nhận ra lỗi lầm và yêu thương em mình. Truyện ngắn đã cho tôi bài học về cách suy nghĩ và ứng xử với mọi người trong cuộc sống.
Trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn: Ở phòng triển lãm.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 17
Truyện ngắn Điều không tính trước của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kể về câu chuyện giữa ba cậu bé: nhân vật “tôi”, Nghi và Phước. Chỉ từ một trận bóng đá mà hai bên không ai công nhận bàn thắng của ai đã dẫn tới những ý định đánh nhau, trả đũa. Ở một ngã tư, sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, nhân vật “tôi” và Phước đợi Nghi đi qua để báo thù. Nhưng sự ngây ngô, không để bụng của Nghi, thậm chí là làm hòa trước đã khiến nhân vật “tôi” và Phước bỏ ý định và cùng nhau đi xem phim. Thông qua truyện ngắn này, Nguyễn Nhật Ánh đã gửi thông điệp về một tình bạn chân thành và tuyệt đẹp.
Trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn: Ở một ngã tư.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn- Mẫu 18
Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, thì Sọ Dừa là một trong những câu chuyện hay và ấn tượng nhất mà em được biết. Câu chuyện kể về cuộc đời với nhiều điều kì lạ của Sọ Dừa. Mẹ chàng nhờ uống nước trong một cái sọ dừa mà mang thai rồi sinh ra chàng. Khi mới sinh ra, chàng có hình dáng kì lạ, mình tròn lông lốc như trái dừa, nên mới được mẹ đặt tên cho là Sọ Dừa. Tuy bề ngoài kì lạ, nhưng Sọ Dừa rất yêu thương mẹ và ngoan ngoãn. Chàng chủ động xin được đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Nhờ tài thổi sáo, chàng không chỉ chăn đàn bò không mất con nào, mà còn khiến chúng béo tốt, mũm mĩm. Trong quá trình đó, cô út hiền lành đã phải lòng chàng sau nhiều lần đi đưa cơm. Thế là, Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho mình. Điều bất ngờ, là chàng đã chuẩn bị đầy đủ những sính lễ mà phú ông yêu cầu, để cưới được con gái ông ta. Đến ngày, điều ngạc nhiên hơn nữa đã xảy ra, khi Sọ Dừa tổ chức đám tiệc linh đình, với kẻ hầu người hạ tấp nập. Còn chàng thì trở về lốt người, khôi ngô tuấn tú. Sau khi kết hôn, Sọ Dừa chăm chỉ dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Ít lâu sau, chàng còn vinh dự được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ. Điều này khiến cho hai cô chị của vợ chàng ghen ăn tức ở, quyết hãm hại em. Hai ả ta mời cô em gái đi chơi thuyền, rồi đẩy em xuống sông, nhằm cướp chồng. Nhưng may thay, nhờ những đồ vật mà Sọ Dừa trước khi đi dặn luôn mang theo, mà cô út sống sót trên hoang đảo. Rồi một ngày, tàu của quan trạng đi qua, gặp được vợ và đón về nhà. Cuối cùng, người tốt như Sọ Dừa và cô út được sống hạnh phúc bên nhau. Còn kẻ xấu xa, nham hiểm như hai cô chị, thì phải bỏ đi biệt xứ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
*****
Trên đây là hơn 18 mẫu Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.
Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập, lớp 6
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)