Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: Theo tác giả: khái niệm ngọt trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào? bao gồm hướng dẫn viết cùng 3 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.
Đề bài: Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: Theo tác giả: khái niệm ngọt trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?
Đoạn văn:
VỀ TỪ “NGỌT”
Ngọt biểu thị một khái niệm không sao thiếu được trong đời sống vật chất cũng như tình cảm con người. Vừa mới ra đời, ta đã cần đến vị ngọt của dòng sữa mẹ. Lớn lên, ta càng dần hiểu thêm thế nào là lời nói ngọt. [..]
Đầu tiên, hãy nói đến cái nghĩa cơ bản, hoàn toàn vật chất của từ ngọt. […] Ngọt của mía, của đường phèn, mật ong hoặc của trái cây chín khác với cái ngọt của bát canh cua, của nước dùng nấu bằng thịt, xương. […]
Trong dây chuyền phát triển nghĩa của ngọt, ta khó lòng mà bỏ qua được một nhận xét khái niệm ngọt đã được con người lần lượt nhận thức qua năm giác quan. Từ cái ngọt nếm được bằng lưỡi, ta có cái ngọt ngửi thấy được nhờ mũi, do hai giác quan này rất cần nhau: thoảng qua một mùi gì ngọt ngọt, mùi thơm ngọt của dứa rồi cơ hồ ngọt có thể nhìn thấy bằng mắt giữa ngày xuân ngọt nắng, cái nắng vàng ngọt như mật [ ]; hay phối hợp cảm giác để thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay liềm, […] . Từ đây, từ ngọt đã từ bỏ khá xa cái vị đường cụ thể ban đầu, và ngọt nghe được nhờ tai như đàn ngọt hát hay, ngọt giọng đã mang một ý nghĩa khá trừu tượng, tuy rằng lời nói ngọt chẳng qua cũng là lời đường mật mà ra, và trong lối so sánh ta vẫn dùng nói ngọt như mía lùi cứ y như là giữa hai cái ngọt này chưa bao giờ có sự chia tách về nghĩa vậy […].
(Đào Thản, Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988)
Dàn ý viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: Theo tác giả: khái niệm ngọt trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?
Đọc văn bản Về từ “ngọt”, có thể nhận thấy: Theo tác giả, khái niệm “ngọt” trong tiếng Việt được nhận thức qua những giác quan sau:
– Lưỡi (cảm nhận vị ngọt của mía, đường phèn,…).
– Mũi (cảm nhận mùi thơm ngọt của dứa).
– Mắt (cảm nhận cái nắng vàng ngọt như mật).
– Tài (cảm nhận lời nói ngọt, lời đường mật)
– Phối hợp các giác quan (cảm nhận dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay liềm).
Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: Theo tác giả: khái niệm ngọt trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?- Mẫu 1
Ngọt được cảm nhận qua năm giác quan. Ngọt từ đầu lưỡi ( vị giác) khi nếm thử vị thơm ngọt cửa những trái thơm, quả chín; ngọt cảm nhận qua thị giác khi vào những ngày xuân ta có thể cảm nhận được cái nắng vàng ngọt, ngọt tự thính giác khi nghe tiếng đàn ngọt hát hay, ngọt giọng. Không những thế ta còn có thể phối hợp cảm giác để nhận thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay,… Nghĩa của ngọt lúc này đây đã khác hoàn toàn với cái ngọt vị đường ban đầu.
Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: Theo tác giả: khái niệm ngọt trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?- Mẫu 2
Đầu tiên, khái niệm “ngọt” được cảm nhận bằng vị giác, thưởng thức các vị “ngọt” của thức ăn. Do sự gần gũi của vị giác và khứu giác, từ đầu lưỡi, “ngọt” còn được cảm nhận bằng mũi như ngửi một mùi gì ngọt ngọt. Rồi đến thị giác, “ngọt” có thể thấy được bằng mắt giữa ngày xuân ngọt nắng. Từ sự ngọt ngào của món ăn, qua cảm nhận của thính giác, “ngọt” mang một nghĩa khá trừu tượng như đàn ngọt hát hay. Đặc biệt là khi phối hợp cảm giác với nhau để chúng ta cảm nhận thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay,…
Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: Theo tác giả: khái niệm ngọt trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?- Mẫu 3
Từ “Ngọt” được nhận thức lần lượt qua năm giác quan. Đầu tiên là vị ngọt từ những trái thơm quả chín được cảm nhận qua vị giác (lưỡi), từ đó ta thấy một mùi ngọt thơm thoảng qua – đó là khứu giác; ngọt được cảm nhận qua thị giác (mắt nhìn) khi vào những ngày xuân ta thấy được cái nắng vàng ngọt, ngọt từ thính giác (tai nghe) khi nghe tiếng đàn ngọt hát hay, ngọt giọng. Ta phối hợp cảm giác để nhận thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay,… đó là xúc giác (cảm nhận làn da). Như vậy, ngọt đã bỏ xa vị đường ban đầu.
*****
Trên đây là hơn 3 mẫu Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: Theo tác giả: khái niệm ngọt trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào? lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.
Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập, lớp 6
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)