Học TậpLớp 3Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo

Bài 2: Hương vị Tết bốn phương trang 109 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Nội dung

 

Miêu tả sự đa dạng về các món ăn của các nước trên thế giới vào dịp Tết.

 

Bạn đang xem: Bài 2: Hương vị Tết bốn phương trang 109 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Phần I

Giới thiệu với bạn một món ăn ngày Tết ở quê em theo gợi ý:

Hướng dẫn giải:

Nói với bạn một món ăn ngày Tết ở quê em theo gợi ý:

– Đó là món ăn gì?

– Màu sắc của món ăn đó ra sao?

– Hương vị của món ăn đó như thế nào?

– Ý nghĩa của món ăn?

Lời giải:

Bài tham khảo 1:

Nói đến món ăn không thể nào khước từ được chiếc bánh chưng trong ngày tết. Chiếc bánh chưng thể hiện cho nét văn hóa dân tộc từ bao đời nay. Vẻ đẹp và vị ngon của bánh cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo từ hạt nếp của người Việt. Bánh chưng cũng là một cách làm giàu thêm bản sắc văn hoá Việt Nam.

Bài tham khảo 2:

Khi nói đến món thịt kho tàu là món ăn quen thuộc hàng ngày nhưng cũng là một món ăn truyền thống vào dịp Tết nhất. Hầu hết mọi gia đình VN từ Bắc chí Nam đều chuẩn bị một nồi thịt kho thật lớn vào những ngày 29, 30 cuối năm, để dành ăn dần qua đến hết mồng Ba, mồng Bốn Tết. Miếng thịt mềm thơm có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường. Món ăn trông mới ngon và hấp dẫn làm sao!

Phần II

Đọc và trả lời câu hỏi

(:) 

Sô-ba (Soba): một món mì truyền thống của người Nhật, có thể ăn nóng hoặc lạnh.

Thính: bột làm bằng gạo hoặc ngô rang giã nhỏ, có mùi thơm. 

Câu 1

Vì sao người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa?

Hướng dẫn giải:

Em đọc thông tin đoạn văn đầu tiên để biết vì sao người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa. 

Lời giải:

Người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa vì: để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Họ tin rằng, sợi mì dài và dai là biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn.

Câu 2

Đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều gì?

Hướng dẫn giải:

Em đọc thông tin đoạn văn thứ hai để biết đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều gì. 

Lời giải:

Đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều: lời chúc đầu năm. 

Câu 3

Nhân bánh bột nướng của người Ca-na-đa được làm từ những nguyên liệu gì?

Hướng dẫn giải:

Em đọc nội dung đoạn văn thứ ba để biết nhân bánh bột nướng của người Canada được làm từ những nguyên liệu gì. 

Lời giải:

Nhân bánh bột nướng của người Ca-na-đa được làm từ những nguyên liệu: làm từ thịt bò, thịt heo hoặc cá hồi và khoai tây băm nhỏ, bên ngoài là lớp bột thơm ngon. 

Câu 5

Bài đọc giúp em biết thêm điều gì?

Hướng dẫn giải:

Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của riêng mình. 

Lời giải:

Bài đọc giúp em biết thêm rằng: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có một món ăn riêng, một hương vị và ý nghĩa riêng. Như vậy, mỗi quốc gia dân tộc cũng sẽ đều có một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc riêng tạo nên một nền ẩm thực phong phú và đa dạng. 

Câu 4

Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm gì?

Hướng dẫn giải:

Em đọc đoạn văn cuối để biết trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm gì. 

Lời giải:

Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm: cùng nhau làm bánh bột ngô nhồi với pho mát và thịt, gói trong lá chuối hoặc lá ngô vào các dịp lễ tết. 

Câu 6

Nói về một món bánh quen thuộc của Việt Nam mà em biết.

Hướng dẫn giải:

Nói về một món bánh quen thuộc của Việt Nam mà em biết theo gợi ý:

– Đó là món ăn gì?

– Màu sắc của món ăn đó ra sao?

– Hương vị của món ăn đó như thế nào?

– Ý nghĩa của món ăn?

Lời giải:

Bài tham khảo 1:

Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam ta vào ngày Tết cổ truyền. Bánh chưng gắn liền với câu chuyện truyền thuyết thời Hùng Vương. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chiếc bánh chưng xanh gắn với tâm thức người Việt và đặc biệt là dịp Tết. Nó có hình vuông là biểu trưng của đất. Nguyên liệu làm nên chiếc bánh chưng thơm ngon, giàu ý nghĩa cũng không quá cầu kì. Đó là gạo nếp, lá dong, dây nạt, đậu xanh, thịt lợn, một chút gia vị như muối, hạt tiêu. Chiếc bánh chưng đòi hỏi ở người làm một sự tỉ mỉ, một sự chăm chút và hơn cả là niềm yêu, niềm tự hào trước một nét văn hóa truyền thống tươi đẹp của dân tộc. 

Bài tham khảo 2:

Là một đất nước có truyền thống lâu đời làm nghề trồng lúa nước, Việt Nam có biết bao đặc sản được sáng tạo từ hạt gạo: bánh chưng, bánh giầy, bánh đúc, bánh cuốn, bánh tráng, bánh đa… nhưng thanh tao hơn cả là bánh cốm. Nguyên liệu làm bánh cốm là gạo nếp và đậu xanh. Loại gạo nếp làm bánh cốm là gạo nếp ngon được chế biến ra cốm, dùng làm vỏ bánh. Nhân bánh làm từ đậu xanh và dừa. Cả nhân và vỏ bánh đều được xào lẫn với đường, tạo cho bánh vị ngọt thơm ngon. Cốm trở thành một nét văn hóa của Việt Nam, cốm đã đi vào thi ca nhạc họa. Trở thành tiềm thức của những người Việt Nam. Mỗi khi nhớ về quê hương, cốm một thứ quả của lúa non, cốm thơm bàn tay nhỏ.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 3 – Chân trời sáng tạo

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button