Học TậpLớp 3Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức

Bài 27: Những chiếc áo ấm trang 120, 121 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Khởi động

Quan sát tranh minh họa, nói tên các con vật và đoán xem chúng đang làm gì.


Bạn đang xem: Bài 27: Những chiếc áo ấm trang 120, 121 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Hướng dẫn giải:

Em quan sát kĩ bức tranh xem trong đó có những con vật nào? Những con vật ấy đang làm gì?

Lời giải:

Tên con vật

Việc làm

Nhím

Chắp vải, dùi lỗi

Thỏ

Trải vải

Chim

Luồn kim, may áo

Ốc sên

Kẻ đường vạch trên vải

Bọ ngựa

Cắt vải

Tằm

Xe chỉ

 

Bài đọc

Những chiếc áo ấm

Mùa đồn, thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét thì gió thổi tấm vải bay xuống ao. Nhím giúp thỏ khều tấm vải vào bờ và nói:

– Phải may thành áo mới được.

Nhím xù lông, rút một chiếc kim định khâu áo cho thỏ, nhưng không có chỉ. Hai bạn đi tìm chị tằm, xin một ít tơ làm chỉ. Chị tằm đồng ý ngay. Có chỉ, có kim, nhưng phải tìm người cắt vải. Thấy bọ ngựa vung kiếm cắt cỏ, nhím nói:

– Anh giúp chúng tôi cắt vải may áo. Mọi người cần áo ấm.

Bọ ngựa đồng ý, vung kiếm cắt vải, nhím ngăn:

– Phải cắt đúng theo kích thước.

Tất cả lại đi tìm người biết kẻ đường vạch trên vải. Lúc qua vườn chuối, Nhím trông thấy ốc sên bò trên lá, cứ mỗi quãng, ốc sên lại để lại phía sau một đường vạch. Nhím nói:

– Chúng tôi cần anh kẻ đường vạch để may áo ấm cho mọi người.

Ốc sên nhận lời, bò lên tấm vải, vạch những đường rất rõ. Bây giờ chỉ còn thiếu người luồn kim giỏi. Tất cả lại đi tìm chim ổ dộc có biệt tài khâu vá.

Xưởng may áo ấm được dựng lên. Thỏ trải vải. Ốc sên kẻ đường vạch.

Bọ ngựa cắt vải theo vạch. Tằm xe chỉ. Nhím chắp vải, dùi lỗ. Đôi chim ổ dộc luồn kim, may áo…

Mùa đông năm ấy, trong rừng ai cũng có áo ấm để mặc.

(Theo Võ Quảng)

Từ ngữ:

– Chim ổ dộc (còn gọi là chim dồng dộc, dòng dọc,…): loài chim trông giống chim sẻ, làm tổ rất chắc và đẹp.

– Xe (chỉ): làm cho các sợi nhỏ xoắn chặt với nhau thành sợi lớn.

Câu 1

Mùa đông đến, thỏ chống rét bằng cách nào?

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn đầu tiên để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Mùa đông đến, thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét.

Câu 2

Vì sao nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm?

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm vì tấm vải của thỏ bị gió thổi bay xuống ao.

Câu 3

Mỗi nhân vật trong câu chuyện đã góp gì vào việc làm ra những chiếc áo ấm?

M: Nhím rút chiếc lông nhọn trên lưng để làm kim may áo.

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ câu chuyện và dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

– Tằm cho tơ của mình để làm chỉ may áo.

– Bọ ngựa dùng kiếm của mình để cắt vải may áo.

– Ốc sên bò trên tấm vải, vạch những đường kẻ để giúp bọ ngựa cắt vải may áo.

– Đôi chim ổ dộc dùng biệt tài khâu vá của mình để may áo.

– Thỏ trải vải để đôi chim may áo.

Câu 4

Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

– Em thích nhân vật nhím nhất. Vì nhím đã biết rủ các bạn cùng giúp đỡ mình may áo cho thỏ.

– Em thích nhân vật chim ổ dộc nhất. Vì các bạn ấy có khả năng khâu vá rất giỏi.

– Em thích nhân vật tằm nhất vì tằm đã hi sinh tơ của mình để làm chỉ may áo cho thỏ.

Câu 5

Em học được điều gì qua câu chuyện trên?

Hướng dẫn giải:

Em nhớ lại nội dung câu chuyện và suy nghĩ xem qua câu chuyện đó, em rút ra được bài học gì khi làm việc?

Lời giải:

Sau khi đọc câu chuyện Những chiếc áo ấm, em học được một điều là phải biết giúp đỡ lẫn nhau. Khi cùng nhau làm việc thì sẽ đạt được hiệu quả cao.

Nội dung

Câu chuyện kể về xưởng may áo ấm của các loài động vật sống trong rừng. Nhờ có sự góp sức của các con vật mà những tấm áo ấm được hoàn thiện một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 3 – Kết nối tri thức

5/5 - (4 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button