Học TậpLớp 3Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo

Bài 3: Từ có nghĩa giống nhau trang 98, 99 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo

Câu 1

 Đọc đoạn văn, tìm các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau.

            Bình theo bố mẹ vào Đồng Tháp. Không bao lâu, Bình nhanh chóng biết được vịt xiêm là con ngan, củ mì là củ sắn, kẹo đậu phộng là kẹo lạc, muối mè là muối vừng,…

Bạn đang xem: Bài 3: Từ có nghĩa giống nhau trang 98, 99 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo

Yên Đan

Hướng dẫn giải:

Em đọc đoạn văn, tìm những cặp từ thể hiện ý nghĩa giống nhau hoặc tương đồng.

Lời giải:

Các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau là: Vịt xiêm – con ngan, củ mì – củ sắn, đậu phộng – lạc, mè – vừng.

Câu 2

Tìm 1 – 2 từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ sau:

Hướng dẫn giải:

Em tìm các từ có nghĩa giống với các từ đã cho.

Lời giải:

Mẹ: má, bầm, tía

Bố: ba, cha, thầy

Lớn: to, vĩ đại, khổng lồ

Đẹp: xinh, xinh đẹp, xinh xắn.

Câu 3

Đặt 1- 2 câu có sử dụng từ ngữ ở bài tập 2.

M: Mẹ đi làm từ sáng sớm.

Hướng dẫn giải:

Em hãy sử dụng các từ ngữ ở bài tập 2 để đặt câu.

Lời giải:

Mẹ: Mẹ luôn chăm lo cho chúng em

       Má đưa chúng em tới trường.

Bố: Bố là bờ vai vững chắc của chúng con

       Ba dạy chúng em trồng cây.

Lớn: Chúng em đang lớn lên từng ngày.

        Tiếng loa phát nhạc to quá!

Đẹp: Bầu trời hôm nay mới đẹp làm sao!

        Em đã từng nhìn thấy chiếc khinh khí cầu khổng lồ.

Câu 4

Tìm câu hỏi và từ ngữ dùng để hỏi có trong các đoạn văn sau:

a. Thầy hỏi:

– Con tên là gì?

– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ!

Theo Đức Hoài

b. Em hỏi bố:

– Sao con không được quàng khăn như các anh chị hả bố?

Bố xoa đầu Nhi, âu yếm:

– Nếu chăm ngoan, lên lớp Ba, con sẽ được nhận phần thưởng đặc biệt này.

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Hướng dẫn giải:

Em tìm câu hỏi và từ ngữ dùng để hỏi có trong các đoạn văn trên dựa vào các dấu hiệu: dấu câu, từ để hỏi: Là gì? Tại sao? Như thế nào?,… và nghĩa của câu.

Lời giải:

a. Câu hỏi: Con tên là gì?

Từ để hỏi: là gì

b. Câu hỏi: Sao con không được quàng khăn như các anh chị hả bố?

Từ để hỏi: Sao

Vận dụng

Đặt tên cho bức tranh của cô giáo trong bài thơ Bàn tay cô giáo.

Hướng dẫn giải:

Em hãy quan sát tranh và đặt tên cho bức tranh.

Lời giải:

Em tham khảo các tên sau:

Bức tranh diệu kì

Biển và nắng

Bình minh trên biển.

Câu 2

Giới thiệu bức tranh với người thân.

Hướng dẫn giải:

Em hãy quan sát tranh và giới thiệu với người thân những điều trong bức tranh.

Lời giải:

Bức tranh này được làm từ đôi bàn tay khéo léo và diệu kì của cô giáo. Bức tranh trông thật hài hòa về màu sắc với màu xanh của biển, màu vàng của ánh mặt trời và màu trắng của con thuyền trên biển. Điều đặc biệt, đây là bức tranh được cô tạo nên từ những tờ giấy. Vì vậy nó đẹp một cách đầy mới mẻ.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 3 – Chân trời sáng tạo

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button