Học TậpLớp 3Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức

Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 – Tiết 6, 7 trang 148, 149, 150 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Phần 2 – Đánh giá cuối học kì 1

(Đề tham khảo)

Câu 1

Bạn đang xem: Bài: Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 – Tiết 6, 7 trang 148, 149, 150 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

Buổi sáng quê nội

Khi mặt trời chưa dậy

Hoa còn thiếp trong sương

Khói bếp bay đầy vườn

Nội nấu cơm, nấu cám.

Một mùi hương mong mỏng

Thơm đẫm vào ban mai

Gió chạm khóm hoa nhài

Mang hương đi khắp lối.

Đàn trâu ra đồng sớm

Đội cả sương mà đi

Cuối xóm ai thầm thì

Gánh rau ra chợ bán.

Buổi sáng ở quê nội

Núi đồi ngủ trong mây

Mặt trời như trái chín

Treo lủng lẳng vòm cây.

(Nguyễn Lãm Thắng)

Gà con kêu trong ổ

Đánh thức ông mặt trời

Chú mực ra sân phơi

Chạy mấy vòng khởi động.

 

a. Tìm những từ ngữ trong bài thơ tả: hoa, gió, núi đồi, mặt trời

b. Những con vật đã làm gì trong buổi sáng ở quê nội của bạn nhỏ?

c. Bài thơ nói đến những ai? Những người đó làm gì?

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ bài đọc và trả lời các câu hỏi

Lời giải:

a.

– Những từ ngữ tả hoa: thiếp trong sương

– Những từ ngữ tả gió: chạm khói hoa nhài

– Những từ ngữ tả núi đồi: ngủ trong mây

– Những từ ngữ tả mặt trời: chưa dậy, như trái chín, treo lủng lẳng.

b.

– Đàn trâu ra đồng từ sớm

– Gà con kêu ở trong ổ, đánh thức mặt trời

– Chó chạy quanh sân phơi nắng

c. Bài thơ nói đến:

– Bà nội đang nấu cơm, nấu cám

– Những người nông dân gánh rau ra chợ bán

Câu 2

Đọc – hiểu:

Chúng tớ làm thủ thư

Tôi và Si-khin được làm thủ thư của thư viện lớp. Thật là oách! Si-khin hào hứng đến nỗi chốc chốc lại chạy ra ngắm nghía sách. Thấy gáy của một số cuốn sách lỏng lẻo, trang sách tuột ra, nó lấy xuống để hai đứa dán lại. Nó ca cẩm:

– Trang thì rách, bìa thì rời ra, lại còn ai vẽ vào đây nữa chứ.

Chúng tôi quyết định treo một khẩu hiệu: “Sách là bạn của chúng ta. Hãy bảo vệ sách!”. Giao sách cho bạn nào, Si-khin cũng dặn:

– Cậu giữ sách cẩn thận, đừng để giun dế xuất hiện trong sách nhé!

– Thế là sao?

– Thì đừng vẽ loằng ngoằng vào sách ấy.

Ai mượn lâu, nó giục:

– Người khác cũng muốn đọc, sao cậu giữ lâu thế?

Ai trả quá nhanh, nó cũng không thích:

– Này, cậu đọc lúc nào vậy? Hôm qua mượn, hôm nay đã trả rồi.

Có lúc nhìn giá sách, nó bảo:

– Mọi người mượn nhiều quá, giá thưa hẳn đi này! Tớ thích nhìn nó đầy ăm ắp cơ.

Tôi bảo:

– Ô! Sách là để mượn mà. Tớ cũng đang mượn một cuốn.

– Sao lại mượn sách? Cậu là thủ thư cơ mà.

Tôi phì cười, bảo nó là thủ thư thì cũng được mượn sách chứ. Thế là nó mượn sách theo tôi. Chúng tôi đọc nhiều hẳn lên, và nó không kêu ca việc giá ít sách nữa.

(Thep Ni-cô-lai Nô-xốp, Thụy Anh dịch)

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:

a. Si-khin cảm thấy thế nào khi được làm thủ thư của lớp?

□ Lo lắng, ngại ngần

□ Hãnh diện, hào hứng

□ Bồn chồn, hồi hộp

b. Si-khin và bạn của mình đã làm những gì để bảo vệ sách?

□ ngắm nghía sách, mượn sách

□ dán lại sách, dặn các bạn giữ sách

□ không cho các bạn mượn sách, giữ giá sách đầy ăm ắp

c. Vì sao Si-khin ngạc nhiên khi thấy bạn thủ thư khác mượn sách?

□ Vì bạn ấy nghĩ rằng thủ thư chỉ quản lí sách

□ Vì bạn ấy không thích đọc sách.

□ Vì bạn ấy muốn dành sách cho bạn khác

d. Vì sao Si-khin không kêu ca về việc giá ít sách nữa?

e. Viết 2 – 3 câu nêu cảm nhận của em về những việc Si-khin đã làm dưới đây:

– Nhắc nhở các bạn trả sách sớm

– Không vui khi các bạn trả sách quá nhanh

– Không muốn sách được mượn nhiều vì thích nhìn giá sách đầy ăm ắp

g. Từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm?

□ đầy ăm ắp

□ gáy sách

□ kêu ca

h. Tìm trong bài đọc các câu kết thúc bằng dấu chấm than và xếp vào 2 nhóm dưới đây:

– Câu cảm

– Câu khiến

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ bài đọc và hoàn thành các yêu cầu

Lời giải:

a. Si-khin cảm thấy hãnh diện, hào hứng khi được làm thủ thư của lớp.

b. Si-khin và bạn của mình dán lại sách, dặn các bạn giữ sách để bảo vệ sách.

c. Si-khin ngạc nhiên khi thấy bạn thủ thư khác mượn sách vì bạn ấy nghĩ rằng thủ thư chỉ quản lí sách.

d. Si-khin không kêu ca về việc ít sách nữa là vì bạn ấy đã biết được rằng sách là để mọi người mượn, càng nhiều người mượn sách thì chứng tỏ là có càng nhiều người thích đọc sách.

e. Những việc làm đó của Si-khin cho thấy bạn ấy chưa thật sự hiểu về công việc làm thủ thư. Si-khin vẫn còn hơi ích kỉ.

g. Từ ngữ chỉ đặc điểm là: đầy ăm ắp

h.

– Câu cảm: Ô!

– Câu khiến: Hãy bảo vệ sách!

Câu 3

Lựa chọn một trong hai đề sau:

a. Viết một đoạn văn tả một đồ dùng học tập.

b. Viết một đoạn văn nêu lí do em thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Hướng dẫn giải:

Em chọn một trong hai đề và dựa vào gợi ý sau để hoàn thành bài tập.

a.

– Đồ vật em muốn tả là gì?

– Đồ vật đó có hình dáng, kích thước như thế nào?

– Công dụng của đồ vật đó là gì?

– Tình cảm, cảm xúc của em đối với đồ vật đó.

b.

– Nhân vật em muốn kể là ai? Nhân vật đó trong câu chuyện nào?

– Nhân vật đó như thế nào?

– Điều em thích nhất ở nhân vật đó là gì?

– Em học được điều gì từ nhân vật đó?

Lời giải:

a.

Bài tham khảo 1:

Nhân dịp năm học mới, bố mua tặng em một chiếc bút chì rất đẹp. Chiếc bút chì của em được làm từ gỗ, vỏ bút có màu xanh da trời. Chiếc bút dài, ở phần đuôi có một cục tẩy nhỏ xinh màu trắng. Bút chì giúp em viết được những nét chữ và vẽ được những bức tranh đẹp. Em rất thích món quà này của bố. Em sẽ giữ gìn chiếc bút chì thật cẩn thận.

 

Bài tham khảo 2:

Đầu năm học mới, mẹ mua cho em một chiếc thước kẻ rất đẹp. Chiếc thước kẻ của em có màu xanh lá cây. Chiếc thước được làm bằng nhựa dẻo, có thể uốn cong. Em dùng thước để kẻ vở trước khi sang bài mới và vẽ hình vuông, hình tam giác. Thỉnh thoảng, em còn dùng thước kẻ làm đồ chơi bằng cách uống nó thành các hình khác nhau. Em rất thích chiếc thước kẻ này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.

Bài tham khảo 3:

Chiếc hộp bút hiện tại của em là phần thưởng cho danh hiệu học sinh giỏi năm lớp 1. Hộp bút của em có hình chiếc ô tô bằng kim loại. Bên trong được chia thành hai ngăn trên và dưới. Em dùng hộp bút để đựng những đồ dùng học tập khác như: bút, tẩy, thước kẻ,… Có hộp bút, em không lo những vật dụng ấy bị rơi ra ngoài nữa.

b.

Bài tham khảo 1:

Cô-li-a là nhân vật trong câu chuyện Bài tập làm văn. Vì chẳng bao giờ giúp mẹ làm việc nhà nên khi được giao cho bài tập làm văn viết về những điều em đã làm giúp mẹ, Cô-li-a cảm thấy rất khó khăn. Cậu loay hoay mãi không biết viết như thế nào. Cuối cùng, Cô-li-a chọn cách viết những việc mà mình chưa làm vào bài văn của mình. Sau bài văn đó, Cô-li-a đã vui vẻ nhận lời giặt áo sơ mi và quần áo lót vì đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn của mình. Em rất thích Cô-li-a vì cậu ấy đã biết giữ lời. Cậu ấy đã làm những việc mà mình đã viết trong bài tập làm văn trên lớp.

Bài tham khảo 2:

Trong câu chuyện Tia nắng bé nhỏ có nhân vật Na. Na là một người cháu hiếu thảo. Vì phòng của bà không có nắng, Na đã có suy nghĩ mang nắng đến cho bà. Dù không thể thực hiện được điều đó nhưng bà của Na đã rất vui vì có một người cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo. Em rất thích tấm lòng hiếu thảo của bạn Na dành cho bà của mình.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 3 – Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button