Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ bao gồm hướng dẫn viết cùng 13 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.
Đề bài: Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ
Gợi ý Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ
1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: tình yêu của Nguyên Hồng với dòng sông Mê Kông và quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi”.
Bạn đang xem: Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ (13 mẫu)
2. Thân đoạn:
– Tình yêu của tác giả với dòng Mê Kông:
+ Tình yêu dành cho Mê Kông giống như tình cảm ruột thịt, gắn bó sâu sắc.
+ Say mê, thích thú trước vẻ đẹp thiên nhiên của sông Mê Kông.
+ Tự hào, ngợi ca về những thứ mà Mê Kông đem đến cho mảnh đất Nam Bộ.
– Tình yêu của tác giả với quê hương, đất nước:
+ Tình cảm gắn bó sâu nặng, thiết tha.
+ Trân trọng, biết ơn những người đã dựng xây, bảo vệ đất nước.
3. Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của bản thân về tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 1
Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như dòng mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Tình yêu dòng sông, quê hương, đất nước được thể hiện chân thật và sinh động từ những cảm xúc ngây ngô thuở bé cho đến khi trưởng thành, cầm vũ khí bảo vệ dân tộc. Đó là một tình cảm cảm quý, thiêng liêng của một người con đất Việt oai hùng.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 2
Trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi, em cảm nhận được tình yêu tha thiết sâu đậm dành cho dòng sông Mê Kong, dành cho quê hương đất nước của tác giả. Tình yêu ấy âm thầm, da diết tựa như mạch chảy ngầm, sợi chỉ đỏ xuyên suốt chủ đề của bài thơ. Người đọc cũng có thể hình dung rằng đó cũng là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé đang hòa mình vào hào khí núi sông.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 3
Tình yêu dòng sông Mê Kong, tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ như dòng suối chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi đến tuổi cởi áo, lên đường, hoà mình vào hào khí sông núi. Tình yêu dòng sông, quê hương, đất nước được khắc hoạ chân thực và sống động qua từng cảm xúc ngây ngô thuở bé cho đến lúc khôn lớn, cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Đó là một tình cảm trân quí, cao quý của một người con đất Việt oai hùng.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 4
Bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng đã gửi gắm tình yêu dành cho con Mê Kông vô cùng tha thiết, say đắm. Bắt đầu từ khi còn là một đứa trẻ mười tuổi vẫn còn đi học đến lúc trưởng thành hòa nhập vào hào khí của núi sông. Tình yêu dành cho dòng sông Mê Kông giống như một mạch ngầm ngấm dần vào máu thịt của tác giả. Qua lời giảng của người thầy giáo vĩ đại, từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Sông Mê Kông xuất hiện với vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Tác giả còn nhân hóa dòng sông với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Không chỉ vậy, sông Mê Kông còn giống như một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Bởi vậy mà tình yêu dành cho con sông cũng giống như tình yêu dành cho quê hương, đất nước.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 5
Bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng đã gửi gắm tình yêu dành cho con Mê Kông vô cùng tha thiết, say đắm. Bắt đầu từ khi còn là một đứa trẻ mười tuổi vẫn còn đi học đến lúc trưởng thành hòa nhập vào hào khí của núi sông. Tình yêu dành cho dòng sông Mê Kông giống như một mạch ngầm ngấm dần vào máu thịt của tác giả. Qua lời giảng của người thầy giáo vĩ đại, từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Sông Mê Kông xuất hiện với vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Tác giả còn nhân hóa dòng sông với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Không chỉ vậy, sông Mê Kông còn giống như một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Bởi vậy mà tình yêu dành cho con sông cũng giống như dành cho quê hương, đất nước.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 6
Bài thơ đã lâng lâng trong hình ảnh một cậu bé mười tuổi, cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Thần thái của cả bài thơ chính từ bút nghiên, từ thước bảng, từ đồ nghề của các ông thầy mà nhập mà thăng. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lí bỗng có một chiều sâu không ngờ. Trong bài giảng thần tiên về một con sông Tổ Quốc, ta không chỉ đươc thấy thác cười mà còn được nghe Mê Kông cũng hát, còn được đau cùng Mê Kông quặn đẻ. Đẻ ra một Nam Bộ trong hình dung của một hồn thơ yêu nước. Dòng sông Mê Kông, nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với bản đồ rực rỡ, với thầy giáo lớn sao, với gậy thần tiên và tim đập mạnh. Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về dòng sông trong ký ức của nhân vật ở đây chính là thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ từ góc nhìn, tầm nhìn mà tuổi thơ đem lại và tầm nhìn đó đã chuyển sang một sắc thái rộng lớn hơn khi trưởng thành, hòa nhập vào hào khí của núi sông và tiếng lòng yêu nước vẫn còn mãi với đất trời.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 7
Cửu Long giang ta ơi là bài thơ thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm nhận thầy giáo lớn lao, thước bảng cũng lớn lao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát. Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã khuất. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Phải nói rằng tất cả những chi tiết đã được sắp xếp theo kế hoạch ấy thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi, đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Bài thơ trữ tình mà sâu lắng, đậm đà cảm xúc tự hào và yêu thương nguồn cội.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 8
Đọc bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi”, em không khỏi xúc động trước tình cảm yêu mến mà Nguyên Hồng dành cho dòng sông Mê Kông và quê hương đất nước. Từ khi còn là đứa trẻ mười tuổi ngây ngô, tác giả đã chan chứa tình yêu với con sông “dài hơn hai ngàn cây số mênh mông”. Dù chỉ được ngắm nhìn Mê Kông trên chiếc bản đồ nhưng cậu bé ấy vẫn cảm thấy “tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu”. Sau này, khi tận mắt chứng kiến vẻ đẹp kì vĩ, nên thơ bên dòng Mê Kông, nhân vật trữ tình lại bồi hồi nỗi niềm say mê, thích thú. Câu thơ “Ta cởi áo lội dòng sông ta hát/ Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát” đã cho thấy tâm tình hạnh phúc, vui sướng của con người. Không chỉ vậy, nhà thơ còn khéo léo bày tỏ tấm lòng tự hào, ngợi ca về những sản vật phong phú ở Nam Bộ – mảnh đất trù phú do Mê Kông bồi đắp nên. Cuối cùng, Nguyên Hồng cũng không quên thể hiện niềm trân trọng, biết ơn thế hệ cha ông đã bảo vệ và dựng xây nước nhà. Có thể thấy, tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thật tha thiết và sâu nặng.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 9
Bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi” giống như lời bày tỏ tâm tình mà Nguyên Hồng gửi tới con sông Mê Kông và quê hương, đất nước. Từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, tình cảm yêu mến của tác giả vẫn luôn cháy bỏng. Khoảnh khắc thầy giáo chỉ “gậy thần tiên” vào dòng sông Mê Kông trên chiếc bản đồ mới, cậu bé mười tuổi đã cảm thấy tim đập mạnh, tâm hồn ngất ngây.Để rồi, giây phút ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ, hoang sơ nơi Mê Kông chảy qua “Rừng núi lùi xa/ Đất phẳng thở chan hòa”, nhân vật trữ tình như đắm chìm trong cảnh sắc ấy. Những lời ngợi ca, tự hào về vùng đất Nam Bộ tươi đẹp cứ lần lượt vang lên “Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa/ Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền”. Có thể thấy, Nguyên Hồng đã dành trọn tình cảm yêu thương thắm thiết, sâu nặng của mình cho Mê Kông và quê hương đất nước. Tình cảm ấy giống như tình cảm ruột thịt, gắn bó sâu sắc, không thể tách rời.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 10
Sau khi đọc bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi”, em cảm nhận được tình cảm yêu mến thiết tha của Nguyên Hồng với Mê Kông nói riêng và quê hương đất nước nói chung. Tình yêu ấy nảy nở từ thuở thơ bé cho tới lúc lớn khôn. Nhìn thấy dòng sông “dài hơn hai ngàn cây số mênh mông” trên bản đồ mới, nhân vật trữ tình cảm thấy vô cùng xúc động “tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu”. Rồi sau này, khi cậu bé mười tuổi ngày càng trưởng thành, tình cảm gắn bó, say đắm với Mê Kông vẫn nồng cháy mãnh liệt. Đó là niềm hạnh phúc ngất ngây vì được hòa mình cùng dòng nước Mê Kông “ta cởi áo lội dòng ta hát”. Hay còn là lòng tự hào về sự phong phú của sản vật nơi đây “Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền/ Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên”. Sau tất cả, Nguyên Hồng cũng không quên gửi gắm tấm lòng biết ơn, trân trọng những thành quả mà cha ông để lại. Có thể thấy, Nguyên Hồng đã dành trọn tình cảm chân thành, thắm thiết của mình cho Mê Kông và quê hương, Tổ quốc.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 11
Cửu Long giang ta ơi là bài thơ thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm nhận: thầy giáo lớn lao, thước bảng cũng lớn lao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát. Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm thực tại. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã không còn như sông như núi. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Phải nói rằng tất cả những chi tiết đã được sắp xếp theo kế hoạch ấy thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi, đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Bài thơ trữ tình mà sâu lắng, đậm đà cảm xúc tự hào và yêu thương nguồn cội.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 12
Đến với “Cửu Long Giang ta ơi”, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu của tác giả dành cho con sông Mê Kông vô cùng tha thiết, say đắm. Tình yêu đó lớn dần theo thời gian, năm tháng. Từ khi còn là một đứa trẻ mười tuổi vẫn còn đi học đến lúc trưởng thành hòa nhập vào hào khí của núi sông. Dòng sông Mê Kông đến với cậu trong lớp học. Từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông xuất hiện trong vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Dòng sông còn mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ. Một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu đất nước của tác giả giống như mạch ngầm, thấm vào máu thịt theo thời gian.
Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ- Mẫu 13
Cửu Long Giang ta ơi là một bài thơ tiêu biểu của Nguyên Hồng mang đậm hồn thơ yêu nước. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng đánh giá: “Chỉ với một Cửu Long Giang ta ơi, Nguyên Hồng cũng đủ xứng đáng là một nhà văn có tên trong nền thơ Việt Nam hiện đại với một hồn thơ thấm đẫm tinh thần yêu nước, yêu cách mạng bằng một sắc thái riêng biệt”. Bài thơ đã lâng lâng trong hình ảnh một cậu bé mười tuổi, cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Thần thái của cả bài thơ chính từ bút nghiên, từ thước bảng, từ đồ nghề của các ông thầy mà nhập mà thăng. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lí bỗng có một chiều sâu không ngờ. Trong bài giảng thần tiên về một con sông Tổ Quốc, ta không chỉ đươc thấy thác cười mà còn được nghe Mê Kông cũng hát, còn được đau cùng Mê Kông quặn đẻ. Đẻ ra một Nam Bộ trong hình dung của một hồn thơ yêu nước. Dòng sông Mê Kông, nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với bản đồ rực rỡ, với thầy giáo lớn sao, với gậy thần tiên và tim đập mạnh. Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về dòng sông trong ký ức của nhân vật ở đây chính là thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ từ góc nhìn, tầm nhìn mà tuổi thơ đem lại và tầm nhìn đó đã chuyển sang một sắc thái rộng lớn hơn khi trưởng thành, hòa nhập vào hào khí của núi sông và tiếng lòng yêu nước vẫn còn mãi với đất trời.
*****
Trên đây là hơn 13 mẫu Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.
Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập, lớp 6
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)