Phương trình điện li của K2SO4
Mời các em theo dõi nội dung bài học Phương trình điện li của K2SO4 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Phương trình điện li của K2SO4
Phương trình điện li K2SO4 được THCS Bình Chánh biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình điện li K2SO4, cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan điện li K2SO4. Từ đó vận dụng giải bài tập vận dụng liên quan. Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số câu hỏi điện li:
Bạn đang xem: Phương trình điện li của K2SO4
- Cách phân biệt chất điện li mạnh và yếu
- Natri florua trong trường hợp nào không dẫn điện
- Những muối có khả năng điện li hoàn toàn trong nước là
- Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do trong dung dịch có chứa
- Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
- Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol dung dịch nào dẫn điện tốt nhất
- Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu nếu không tính đến sự điện li của nước
1. Viết phương trình điện li K2SO4
K2SO4 → 2K+ + SO42-
2. K2SO4 là chất điện li mạnh
K2SO4 là 1 muối trung hòa và là chất điện li mạnh nên khi tan trong nước tạo thành dung dịch có độ pH = 7
- Tác dụng với dung dịch muối
+ Muối chứa ion Ba2+ như BaCl2; Ba(OH)2… → Do tạo thành kết tủa trắng BaSO4.
– Thí dụ: BaCl2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KCl
=> Phương trình ion: Ba2+ + SO42- → BaSO4↓ (trắng)
- Tác dụng với axit H2SO4
K2SO4 + H2SO4 → 2KHSO4
- Trong nước, MgSO4 phản ứng được với KCl
MgSO4 + 2KCl ⇄ K2SO4 + MgCl2
3. Một số phương trình điện li quan trọng
- Phương trình điện li Fe(OH)3
- Phương trình điện li NaH2PO4
- Viết phương trình điện li của Na2SO4
- Phương trình điện li H2S
- Phương trình điện li NaCl
- Phương trình điện li của NaHS
- Phương trình điện li NaHCO3
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
A. H2SO4, Ca(NO3)2, BaCl2, HF
B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH
D. H2SO4, ZnCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2
Xem đáp ánĐáp án D
Loại A vì HF là chất điện li yếu
Loại B vì H3PO4, là chất điện li yếu
Loại C vì CH3COOH là chất điện li yếu
Dãy chất trong nước đều là chất điện li mạnh là: H2SO4, ZnCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2
Phương trình điện li minh họa
H2SO4 → 2H+ + SO42-
ZnCl2 → Zn2+ + 2Cl–
Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH–
Câu 2. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. HF.
B. KNO3
C. H2O
D. CH3COOH.
Xem đáp ánĐáp án B
Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. KOH
B. HCl
C. HF
D. NH4Cl
Xem đáp ánĐáp án C
Câu 4. Trong các dãy chất sau, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh?
A. NaCl, HCl, NaOH
B. HF, CH3COOH, KCl
C. H2S, H2SO4, NaOH
D. H2S, BaSO4, NaHCO3
Xem đáp ánĐáp án A
Loại B vì HF, CH3COOH là chất điện li yếu
Loại C vì H2S là chất điện li yếu
Loại D vì H2S là chất điện li yếu
Dãy chất đều gồm các chất điện li mạnh là: NaCl, HCl, NaOH
Câu 5. Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-.
B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
C. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.
D. Ag+, Mg2+, NO3-, Br- .
Xem đáp ánĐáp án C
Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là Na+, NH4+, SO42-, Cl-.
Câu 6. Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là:
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.
D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.
Xem đáp ánĐáp án A
Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là:
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
Câu 7. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
D. HNO3, NaCl, Na2SO4.
Xem đáp ánĐáp án B
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
Phương trình phản ứng minh họa
Ba(HCO3)2 + 2 HNO3 → Ba(NO3)2 + 2 CO2 + 2 H2O
Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + 2 H2O
2 KHSO4 + Ba(HCO3)2 → 2 H2O + K2SO4 + 2 CO2 + BaSO4
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → 2 NaHCO3 + BaSO4
Câu 8. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3 .
C. Na2SO4, HNO3, Al2O3.
B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3.
D. Na2HPO4, Al2O3, Zn(OH)2.
Xem đáp ánĐáp án D
Dãy các chất vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là: Na2HPO4, Al2O3, Zn(OH)2.
…………………………..
Trên đây THCS Bình Chánh đã giới thiệu tới các bạn Phương trình điện li của K2SO4. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà THCS Bình Chánh tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, THCS Bình Chánh mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập