Cách phân biệt chất điện li mạnh và yếu
Mời các em theo dõi nội dung bài học Cách phân biệt chất điện li mạnh và yếu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Cách phân biệt chất điện li mạnh và yếu
Cách phân biệt chất điện li mạnh và yếu được THCS Bình Chánh biên soạn chỉ ra các phân loại chất điện mạnh và yếu dành cho bạn đọc, cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập vận dụng củng cố, nội dung kiến thức. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài học dưới đây.
>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung tài liệu câu hỏi liên quan:
Bạn đang xem: Cách phân biệt chất điện li mạnh và yếu
- Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện
- Chất nào sau đây không phải chất điện li
- Dãy nào dưới đây chỉ gồm chất điện li mạnh
- Chất nào sau đây là chất điện li yếu
1. Chất điện li mạnh
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Chất điện li mạnh có α = 1
Những chất điện li mạnh là:
Chất điện li mạnh là các axit mạnh như: HCl, HNO3, HClO4, H2SO4…
Các bazo mạnh như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,… và hầu hết các muối.
Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh, người ta dùng mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li
Thí dụ:
K2SO4 → 2K+ + SO42–
2. Chất điện li yếu
Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn còn tồi tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
Những chất điện li yếu là”
+ Chất điện li yếu là các axit yếu như: H2SO3, CH3COOH, H2S, HClO…
+ Các bazo yếu như: Mg(OH)2, Bi(OH)3…
Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, người ta dùng hai mũi tên ngược chiều nhau
CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO–
3. Phân biệt chất điện li mạnh và yếu
Phân loại chất điện li |
Ví dụ 1 |
Ví dụ 2 |
|
Chất điện li mạnh : Phân li hoàn toàn ( Mũi tên ⟶ ) |
Axit mạnh |
HCl ⟶ H+ + Cl– |
H2SO4 ⟶ 2H+ + SO42- |
Bazơ mạnh |
KOH ⟶ K+ + OH– |
Ba(OH)2 ⟶ Ba2+ + 2OH– |
|
Muối tan |
NaBr ⟶ Na+ + Br– |
Al2(SO4)3 ⟶ 2Al3+ + 3SO42- |
|
Chất điện li yếu : Phân li 1 phần ( Mũi tên ⇆ ) |
Axit yếu |
CH3COOH ⇆ CH3COO– + H+ |
H3PO4 ⇆ 3H+ + PO43- |
Bazơ yếu |
Mg(OH)2 ⇆ Mg2+ + 2OH– |
Fe(OH)3 ⇆ Fe3+ + 3OH– |
|
Muối ít tan |
CaCO3 ⇆ Ca2+ + CO32- |
CuS ⇆ Cu2+ + S2- |
Một số lưu ý bạn đọc cần nắm:
Lưu ý 1:
NaCl ⟶ Na+ + Cl– (Bỏ qua sự phân li của H2O)
(Trong dd NaCl chỉ chứa ion Na+ và Cl–, không còn phân tử NaCl)
CH3COOH ⇆ CH3COO– + H+(Bỏ qua sự phân li của H2O)
(Trong dung dịch CH3COOH chứa ion CH3COO–, H+ và 1 phần CH3COOH chưa bị phân li)
Lưu ý 2:
H2O là 1 chất điện li yếu : H2O ⇆ H+ + OH–
BaSO4, CaCO3, AgCl,… đều là muối ít tan nhưng phần tan trong nước của chúng đều phân li hoàn toàn (Điện li mạnh).
4. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là
A. 8.
B. 7.
C. 9.
D. 10.
Xem đáp ánĐáp án B
Số chất thuộc loại chất điện li là HNO2, HCOOH, KMnO4, HCOOH, NaClO, NaOH, H2S
Câu 2. Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Xem đáp ánĐáp án B
Câu 3. Chất nào là chất điện li mạnh trong các chất sau?
A. HNO3
B. HClO
C. HCOOH
D. H2S
Xem đáp ánĐáp án A
Câu 4. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, HNO3
B. H2SO3, H3PO4, HCOOH, Ca(OH)2
C. HF, CH3COOH, HClO
D. H2CO3, H2SO3, HClO, Fe2(SO4)3
Xem đáp ánĐáp án C
Loại A vì HNO3Là axit mạnh, nên là chất điện li mạnh
Loại B vì Ca(OH)2 là bazo mạnh, nên là chất điện li mạnh
Loại D vì Fe2(SO4)3 là muối tan nên là chất điện li mạnh
Câu 5. Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất điện li mạnh
A. HNO3, Cu(NO3)2, H3PO4, Ca(NO3)2.
B. CaCl2, CuSO4, H2S, HNO3.
C. H2SO4, NaCl, NaNO3, Ba(NO3)2.
D. KCl, H2SO4, HNO2, MgCl2
Xem đáp ánĐáp án C
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Phương trình điện li
H2SO4 ⇔ 2H+ + SO42-
NaCl → Na+ + Cl-
NaNO3→ 2Na+ + NO3–
Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-.
Câu 6. Nhóm các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?
A. Cu(OH)2, MgCl2, C2H5OH, HClO.
B. C6H12O6, Na2SO4, NaNO3, HClO4.
C. NaOH, Ca(NO3)2, Na2SO4, HNO3.
D. HCOOH, Ba(OH)2, HCOONa, Mg(OH)2.
Xem đáp ánĐáp án C
Dãy các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh: NaOH, Ca(NO3)2, Na2SO4, HNO3.
NaOH → Na+ + OH−
Ca(NO)3→ Ca2+ + 2NO3–
Na2SO4 → 2K+ + SO42-
HNO3 → H++ NO3−
Câu 7. Nhóm các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?
A. Cu(OH)2, MgCl2, C2H5OH, HClO.
B. C6H12O6, Na2SO4, NaNO3, HClO4.
C. NaOH, Ba(NO3)2, Na2SO4, HNO3.
D. HCOOH, Ba(OH)2, HCOONa, Mg(OH)2.
Xem đáp ánĐáp án C
Dãy các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh: NaOH, Ba(NO3)2, Na2SO4, HNO3.
NaOH → K+ + OH−
Ba(NO)3→ Ba2+ + 2NO3–
Na2SO4 → 2K+ + SO42-
HNO3 → H++ NO3−
Câu 8. Dãy chất nào sau đây trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2CO3, H2SO4, CH3COONa
B. H2SO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2
C. H2S, CH3COOH, HClO, HF
D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3
Xem đáp ánĐáp án C
A sai vì H2SO4, CH3COONa là chất điện li mạnh
B sai vì Ba(OH)2 là chất điện li mạnh
C đúng
D sai vì Al2(SO4)3là chất điện li mạnh
————————————————
Trên đây THCS Bình Chánh đã giới thiệu tới các bạn Cách phân biệt chất điện li mạnh và yếu. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà THCS Bình Chánh tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, THCS Bình Chánh mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập
- Cao Bá Quát là ai? Những chuyện ít người biết về Cao Bá Quát
- 12 mẫu mở bài Chiều tối hay nhất
- 20 mẫu mở bài Vợ nhặt hay nhất
- 22 mẫu Tóm tắt Một thời đại trong thi ca (2023) mới nhất
- 2Pillz là ai? Sự nghiệp của 2Pillz
- Abigail Western là ai? Câu chuyện về Abigail Western
- Ag + HNO3 → AgNO3 + NO + H2O
- Ai giàu nhất Blackpink? Bật mí về các thành viên trong Blackpink