Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Nội dung chính
Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ và thể hiện tình cảm của tác giả dành cho quê hương, xứ sở Việt Nam. |
Câu 1
Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Bạn đang xem: Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Hướng dẫn giải:
Chú ý cấu tạo của nhan đề.
Lời giải:
Nhan đề bài thơ Cửu Long Giang ta ơi rất đặc biệt:
– Nhan đề như một tiếng gọi trìu mến.
– Nổi bật với phép nhân hóa dòng sông Cửu Long, khiến sự vật hiện lên sinh động.
– Thể hiện niềm tự hào về dòng sông Cửu Long.
Câu 2
Câu 2 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ khổ thơ đầu và chú ý hàm ý của tác giả
Lời giải:
– Tấm bản đồ rực rỡ được tác giả nhắc trong bài chính là tấm bản đồ quê hương xứ sở của tác giả.
– Nhân vật trữ tình cảm thấy hạnh phúc khi nhìn tấm bản đồ qua phép so sánh “như đồng hoa gặp một đêm mơ”. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lý bỗng có một chiều sâu không ngờ.
Câu 3
Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ văn bản và tìm ý.
Lời giải:
Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kong:
– Mê Kong chảy, Mê Kong cũng hát
– Chín nhánh Mê Kong phù sa nổi váng
– Ruộng bãi Mê Kong trồng không hết lúa
– Bến nước Mê Kong tôm cá ngợp thuyền
– Mê Kong quặn đẻ, chín nhánh sông vàng
Câu 4
Câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ văn bản và tìm ý về người nông dân.
Lời giải:
– Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương/Mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa
– Qua đó, em thấy nông dân Nam Bộ là những con người tuy gặp nhiều vất vả nhưng luôn chịu thương chịu khó, cần cù, chất phác, thật thà.
Câu 5
Câu 5 (trang 122 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Em xem lại bài, chọn hình ảnh mà mình ấn tượng nhất và trình bày lý do mình thích.
Lời giải:
Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi:
– “Mê Kông quặn đẻ/ Chín nhánh sông vàng”: hình ảnh này thể hiện sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thương như ruột thịt của đồng bào sông Cửu Long.
– “Cha ông ta nhắm mắt/ Truyền cháu con không bao giờ chia cắt”: thể hiện công ơn của cha ông đi trước đã ngã xuống để đất nước được vẹn tròn và nhắn nhủ thế hệ mai sau về tình yêu, sự đoàn kết đối với dân tộc.
Câu 6
Câu 6 (trang 122 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Dựa trên những câu từ mà tác giả thể hiện, em trình bày cảm nhận của mình.
Lời giải:
Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Cửu Long Giang ta ơi
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn văn 6 Kết nối tri thức
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)