Học TậpLớp 6Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Sự tích hồ Gươm SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Bạn đang xem: Soạn bài Sự tích hồ Gươm SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải:

Dựa vào hiểu biết của em hoặc tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi này.

Lời giải:

Giới thiệu về Hồ Gươm:

– Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có diện tích khoảng 12 ha.

– Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần.

– Xung quanh Hồ Gươm có nhiều di tích nổi tiếng như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên…

Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Em dự đoán bằng suy luận của mình.

Lời giải:

Long Quân sẽ cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo quá trình thử thách để nghĩa quân hiểu và trân trọng ý nghĩa của thanh gươm thần.

Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Em xem tình huống đòi gươm của rùa vào khi nào và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra” rằng cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc đã kết thúc, thanh gươm đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và cần phải hoàn trả lại.

Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Nhớ lại đặc điểm truyện truyền thuyết và sức mạnh của thanh gươm ở trong truyện.

Lời giải:

– Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường.

– Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết: thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.

Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc lại văn bản chi tiết cho mượn gươm và đòi lại gươm để xác định không gian và thời gian.

Lời giải:

Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Thử suy nghĩ xem việc cho mượn gươm không đơn giản và dễ có như vậy nhằm mang lại ý nghĩa gì cho văn bản.

Lời giải:

– Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn và dài lâu.

– Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.

=> Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự hợp sức đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.

Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Em xem lại các chi tiết có trong truyện và suy nghĩ xem các tình tiết khác còn mang giá trị gì nữa không.

Lời giải:

– Ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ, việc Lê Lợi trả gươm thần còn thể hiện chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa. 

– Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện tư tưởng sống với thái độ biết ơn, có vay có trả của dân tộc ta.

Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc lại văn bản và tìm ý.

Lời giải:

– Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi: minh công, bệ hạ.

– Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể:

“Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ”.

Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Nhớ lại đặc điểm của thể loại truyền thuyết để trả lời câu hỏi này.

Lời giải:

Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết :

– Là tác phẩm được lưu truyền trong dân gian

– Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử

– Có sử dụng các yếu tố kì ảo

– Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Sự tích Hồ Gươm

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo

5/5 - (56 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button