Học TậpLớp 6

Tác giả Đinh Nam Khương là ai? Tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của Đinh Nam Khương

Tác giả Đinh Nam Khương là ai? Tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của Đinh Nam Khương. Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn để nắm rõ về tác giả Bình Nguyên nhé.

Tác giả Đinh Nam Khương là ai?

Đinh Nam Khương sinh năm 1949, mất năm 2018 (hưởng thọ 71 tuổi). Quê quán tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội. Ông là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

Đinh Nam Khương là nam tác giả xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước
Đinh Nam Khương là nam tác giả xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước

Tiểu sử ngắn ngọn về tác giả Đinh Nam Khương:

Bạn đang xem: Tác giả Đinh Nam Khương là ai? Tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của Đinh Nam Khương

– Đinh Nam Khương (1949 – 2018)

– Quê quán: Thôn Đục Khuê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

– Chức danh: Từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

– Giải thưởng:

  • Giải A cuộc thi thơ 1981 – 1982 – Báo Văn nghệ.
  • Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 – Báo Văn nghệ Quân đội.
  • Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 – Báo Văn nghệ.
  • Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 – 2003.

Đinh Nam Khương là nam tác giả xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Các tác phẩm của ông phản ánh chân thực về đời sống trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra, ông còn được biết tới với vai trò là Phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đinh Nam Khương là tên thật và cũng là bút danh của ông. Trong hành trình sự nghiệp của mình, bút danh Đinh Nam Khương đã để lại rất nhiều dấu ấn trong lòng độc giả.

Suốt hành trình xây dựng sự nghiệp của bản thân, ông đã xây dựng các tác phẩm có giá trị lớn. Ông luôn cố gắng để không bị tụt lùi, sự cố gắng theo kịp thời đại đã giúp ông tạo ra những tác phẩm chân thực, thể hiện chân thực xã hội theo mỗi giai đoạn. Chất thơ trong tác phẩm của ông mang cái cảm xúc gì đó rất thiết tha, nhân ái, da diết. Thể thơ Lục bát là thể thơ sở trường, thường hay xuất hiện trong những bài thơ của ông. Theo thống kê hiện tại, ông đã có hơn 10 đầu sách, khẳng định tài năng của bản thân trong con đường lao động và sáng tạo nghệ thuật.

Đinh Nam Khương có nhiều tác phẩm khác nhau. Mỗi vần thơ đều in dấu ấn trong tâm trí người đọc, bộc lộ những sự việc, sự kiện trong đời sống thường ngày. 1 vài tác phẩm tiêu biểu nhất của ông như: Nén hương trên mộ người đàn bà; Đợi chờ gió và trăng; Tập thơ Phía sau những hạt cát; Trên lối đi thời gian; Đá vàng; 57 lá bùa mê; Thơ tình Đinh Nam Khương; Lặng lẽ một dòng sông; Hóa đá trước heo may.

Suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của tác giả, ông đã nhận rất nhiều các giải thưởng danh giá mà không phải nhà thơ nào cũng làm được. Các giải thưởng vinh danh phải kể đến đó là: Giải A cuộc thi thơ 1981 – 1982 – Báo Văn nghệ; Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 – Báo Văn nghệ; Sự nghiệp văn học của Đinh Nam Khương; Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 – Báo Văn nghệ Quân đội; Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 – 2003,…

Nhà thơ Đinh Nam Khương sinh năm 1949, mất ngày 26 tháng 09 năm 2018 tại quê nhà thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Trong trên 70 năm cuộc đời, ông đã góp phần xây dựng rất nhiều giá trị khác nhau cho văn học nước nhà.

Sự nghiệp của tác giả Đinh Nam Khương

1. Tác phẩm chính

– Nén hương trên mộ người đàn bà (tiểu thuyết), 1992;

– Và các tập thơ: Phía sau những hạt cát, 2001;

– Đợi chờ gió và trăng, 2003;

– Đá vàng, 2005;

– Trên lối đi thời gian, 2007;

– Thơ tình Đinh Nam Khương, 2009;

– 57 lá bùa mê, 2009;

– Hóa đá trước heo may, 2011;

– Lặng lẽ một dòng sông, 2013.

2. Giải thưởng

– Giải A cuộc thi thơ 1981 – 1982 – Báo Văn nghệ.

– Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 – Báo Văn nghệ Quân đội.

– Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 – Báo Văn nghệ.

– Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 – 2003.

Tác phẩm Về thăm mẹ – Đinh Nam Khương

Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.

Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.

Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.​

I. Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ: Trích Mẹ (Tuyển thơ) – 2002.

2. Thể thơ: Lục bát.

3. Bố cục: 4 khổ.

  • Khổ 1: 4 câu đầu.
  • Khổ 2: 4 câu tiếp.
  • Khổ 3: 4 câu tiếp.
  • Khổ 4: 2 câu cuối.

II. Giá trị nội dung, nghệ thuật

1. Giá trị nội dung

Về thăm mẹ là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con.

2. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.

– Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê.

Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương là lời của người con trai – nhân vật trữ tình khi trở về quê thăm mẹ sau một thời gian xa cách. Biết bao yêu thương, mong nhớ và lòng trân trọng, biết ơn dành cho mẹ đã cất lên thành tiếng thơ tràn đầy cảm xúc.

Mặc dù khi về tới nhà, mẹ đi vắng, nhưng người con vẫn cảm nhận bóng hình mẹ thật gần gũi đâu đây, mẹ hiện lên trong dáng vẻ những sự vật thường ngày. Mỗi sự vật đều in dấu bàn tay mẹ tảo tần, lam lũ, cẩn thận, chu toàn. Từ hình ảnh bếp lửa, đến chum tương, nón mê, áo tơi, rồi đàn gà mới nở..

Trong cảm nhận của người con, tất cả đều gần gũi và có phần cũ kĩ, xấu xí, không trọn vẹn. Nhưng chính điều đó lại nói lên rất nhiều tấm lòng và tình yêu thương bao la của mẹ. Cả đời mẹ vất vả, tích cóp, chắt chiu để nuôi con khôn lớn. Tình yêu trọn vẹn hiện hữu trong những đồ vật không trọn vẹn.

Và hình ảnh trái na cuối vụ mẹ dành cho con thực sự khiến người con phải rưng rưng, nghẹn ngào. Chỉ là một trái na nhưng thể hiện rõ nét nhất sự yêu thương của mẹ: Trái na đã đến cuối vụ mà mẹ không nỡ hái, vẫn chờ con về để cho con.

Đọc đến dòng thơ này, biết bao người đọc cũng thấy lòng mình dội lên những xúc cảm bồi hồi. Bởi nhận ra mẹ mình cũng từng dành cho mình tất cả yêu thương như thế.

Với lời thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm, phép tu từ ẩn dụ, liệt kê.. bài thơ đã khắc họa chân thực, xúc động hình ảnh người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương.

Đồng thời bài thơ nói lên rất nhiều tình cảm của con dành cho mẹ. Tình cảm ấy gói trọn trong những tiếng kết lại bài thơ: “Nghẹn ngào”, “rưng rưng”. Đó là niềm xúc động, là lòng biết ơn đối với tình yêu lớn lao mẹ dành cho mình. Xúc động chẳng nói lên lời, dòng tâm tư của nhân vật trữ tình vang lên trong chiều sâu tâm tưởng.

Dấu ba chấm bỏ lửng trong câu thơ:”Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”thể hiện sự lắng đọng, trầm ngâm.. Có rất nhiều điều muốn nói nhưng không thể nói ra. Bài thơ vì thế để lại rất nhiều dư âm trong lòng độc giả.

Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh quê nhà của tác giả trong bài thơ Về thăm mẹ

Quê hương là nơi thân thuộc đối với mỗi người bởi vậy nó thường được nhắc đến với những hình ảnh, ngôn từ cùng tình cảm gần gũi thân thương nhất. Trong bài thơ “Về thăm mẹ”, hình ảnh của một ngôi nhà nơi thôn quê dân dã được tác giả tái hiện với những sự vật quen thuộc như “chum tương”, “nón mê”, “áo mưa”, “đàn gà”, “cái nơm”, “trái na”,… Tất cả những hình ảnh ấy làm hiện lên trước mắt người đọc một khung cảnh ấm cúng, thân thuộc và gần gũi của cái gọi là quê hương. Đồng thời, khung cảnh ấm áp ấy còn ẩn chứa đằng sau tình cảm mến yêu mà tác giả ấp ủ bấy lâu đối với nơi mình sinh ra và lớn lên, đối với người mẹ đang mỏi mòn chờ con. Quê nhà của tác giả tuy đơn sơ, mộc mạc, giản dị nhưng thứ tỏa sáng và làm chúng trở nên có linh hồn, có tình cảm chính là sự gắn bó và yêu quý của con người nơi đây đối với chúng. Quê nhà yên bình chính là niềm hạnh phúc, vui vẻ của những đứa con xa quê, và còn gì tuyệt vời hơn khi ta được nhìn thấy những người thân yêu, có hình ảnh của người bà, người mẹ tựa cửa ngóng đợi con về. Khung cảnh quê nhà đã được tác giả truyền tải yêu thương, mộc mạc và chất chứa bao nỗi niềm với những đứa con nhớ nhà, xa mẹ.

Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản Về thăm mẹ

Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”. Hình ảnh người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại được hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc quê nhà. Hình bóng người mẹ thấp thoáng đằng sau “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi” cho thấy sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ thôn quê gắn bó với đồng ruộng, công việc bếp núc. Chum tương mẹ phơi, nón mê mẹ đội, áo tơi mẹ mặc, rồi hình ảnh đàn gà mới nở được mẹ chăm sóc từng chút một chính là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống thôn quê dân dã, tần tảo của những người phụ nữ xưa, chúng giúp hình tượng người mẹ của tác giả trở nên tiêu biểu, đại diện cho những bà mẹ chắt chiu, dành dụm từng chút một để hi sinh cho con cái, đồng thời còn cho thấy sự chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. Sự yêu thương và hi sinh ấy còn thể hiện ở hình ảnh “trái na cuối vụ” được mẹ để dành, chăm chút đợi đứa con trở về. Tình cảm yêu thương của người mẹ được thể hiện ngay từ những chi tiết, sự quan tâm nhỏ nhặt nhưng chứa đựng biết bao tình yêu trìu mến của người mẹ hiền. Chẳng thế mà ở những dòng thơ cuối, tác giả “nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”, đôi khi tình yêu thương của cha mẹ không phải là những gì lớn lao như trời bể mà chỉ được thể hiện ra bằng những sự quan tâm nhỏ nhặt, thân thuộc bên ta mỗi ngày. Hình ảnh người mẹ của Đinh Nam Khương trong văn bản “Về thăm mẹ” chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ sớm hôm với tình yêu thương chắt chiu vô bờ dành cho những đứa con.

Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản Về thăm mẹ

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Trong những tình cảm mà chúng ta sẽ gặp, sẽ có trong đời như tình bạn, tình thầy trò, tình yêu… thì tình mẫu tử là tình cảm khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời, khi mà mẹ còn đang mang trong chúng ta trong bụng với tất cả niềm hi vọng và thương mến vô bờ. Tình cảm ấy là duy nhất, bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ một điều gì khác. Và cũng từ khi ấy, công cha, nghĩa mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, mẹ cũng chính là người hạnh phúc nhất. Tôi tin chắc, khoảnh khắc bạn hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây mà mẹ bạn mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, cha mẹ là người nâng bước bạn. Khi bạn bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, cha là người dẫn bước để bạn không lạc lối, mẹ là người luôn an ủi, động viên. Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! Máu mủ ruột rà mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời của bạn. Trong văn bản “Về thăm mẹ”, người mẹ hy sinh, lo lắng sớm hôm với công việc ở nhà, chắt chiu từng chút nhỏ cho đứa con, còn người con xa quê trong buổi về thăm mẹ đã nhận thấy sự vất vả, lo lắng cùng tình yêu thương của mẹ ngay từ những sự vật bé nhỏ, non bớt trong gia đình. Tình cảm mẹ con được thể hiện tinh tế mà sâu sắc, đáng trân trọng.

Dàn ý phân tích bài thơ Về thăm mẹ

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Đinh Nam Khương, bài thơ Về thăm mẹ.

II. Thân bài

1. Hình ảnh người mẹ

– Hình ảnh người mẹ gắn liền với bếp lửa: “Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam.

– Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật bình thường:

  • chum tương đã đậy.
  • áo tơi lủn củn.
  • nón mê ngồi dầm mưa.
  • đàn gà, cái nơm hỏng vành.
  • trái na cuối vụ

=> Những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con.

2. Tình yêu thương của con dành cho mẹ

– Hoàn cảnh: về thăm mẹ vào một chiều đông, nhưng mẹ không có nhà.

– Hành động “mình con thơ thẩn vào ra”: bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về.

– Cảm xúc“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày: xúc động khi biết được nỗi nhọc nhằn, sự hy sinh của mẹ.

=> Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự thấu hiểu của người con với mẹ.

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Về thăm mẹ.

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ

Trong kho tàng văn học có rất nhiều bài thơ viết về người mẹ. Và tác giả Đinh Nam Khương cũng đóng góp vào đó một bài thơ rất giàu cảm xúc là “Về thăm mẹ”.

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Vào một buổi chiều đông, người con trở về thăm mẹ sau nhiều ngày xa nhà. Hình ảnh đầu tiên người con nhìn thấy khi trở về nhà là căn bếp vẫn chưa lên khói, lúc này mẹ đang không có ở nhà. Từ xa xưa, căn bếp đã rất quen thuộc, gắn bó với người phụ nữ. Chúng ta từng bắt gặp căn bếp của bà trong “Bếp lửa” của Bằng Việt:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Còn trong bài thơ “Về thăm mẹ”, căn bếp gắn với người mẹ. Dù là hình ảnh người bà, hay người mẹ, thì khi nhớ đến căn bếp, chúng ta sẽ đều nhớ đến vẻ đẹp đảm đang của người phụ nữ.

Những câu thơ tiếp theo, tác giả đã khắc hoạt một loạt những hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về những kỉ niệm xưa khiến người con thêm thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những hình ảnh được nhà thơ sử dụng thật gần gũi, giản dị. Mọi vật trong căn nhà đều có hinh bóng của người mẹ. Những đồ vật như chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương gắn bó với công việc hằng ngày của mẹ. Không chỉ vậy, người mẹ còn luôn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.

Để rồi từ đó, người con càng thêm yêu thương và thấu hiểu được mẹ nhiều hơn:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Từ láy “nghẹn ngào”, “rưng rưng” cho thấy nỗi xúc động của người con trước nỗi vất vả, sự hy sinh của người mẹ. Tất cả đều bắt nguồn từ những chuyện giản đơn từng ngày chứ chẳng phải là điều gì lớn lao. Tác giả đã sử dụng ngôn từ giản dị, giọng thơ sâu lắng, sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc để góp phần diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình.

“Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Tác phẩm đã có những giá trị về nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

*****

Trên đây là nội dung bài học giúp các em hiểu rõ hơn về Tác giả Đinh Nam Khương là ai? cũng như biết thêm về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Đinh Nam Khương. Hy vọng các em đã nắm vững kiến thức bài học.

Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học Tậplớp 6

5/5 - (358 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button