Học TậpLớp 6Toán 6 Cánh Diều

Toán 6 Thực hành phần mềm Geogebra Cánh diều| Giải SGK Toán lớp 6 Cánh diều

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Toán 6 Thực hành phần mềm Geogebra

Giải Toán 6 trang 120 Tập 1

Bạn đang xem: Toán 6 Thực hành phần mềm Geogebra Cánh diều| Giải SGK Toán lớp 6 Cánh diều

Toán lớp 6 trang 120 Luyện tập 1: Tìm các ước của 482.

Lời giải:

Nhập lệnh: DanhSachUocSo(482) rồi bấm phím “Enter”

Màn hình xuất hiện kết quả là: {1, 2, 241, 482}.

Tìm các ước của 482 (ảnh 1)

Toán lớp 6 trang 120 Luyện tập 2: Tìm ước chung lớn nhất của 132 và 150.

Lời giải:

Nhập lệnh: USCLN(132, 150) rồi bấm phím “Enter” 

Màn hình hiện kết quả là: 6.

Tìm ước chung lớn nhất của 132 và 150 (ảnh 1)

Toán lớp 6 trang 120 Luyện tập 3: Tìm bội chung nhỏ nhất của 186 và 194.

Lời giải:

Nhập lệnh: BSCNN(186, 194) rồi bấm phím “Enter” 

Màn hình xuất hiện kết quả là: 18 042.

Tìm bội chung nhỏ nhất của 186 và 194 (ảnh 1)

Giải Toán 6 trang 121 Tập 1

Toán lớp 6 trang 120 Luyện tập 4: Tìm số dư của phép chia 2 020 cho 12.

Lời giải:

Nhập lệnh: SoDu(2020,16) rồi bấm phím “Enter”

Màn hình xuất hiện kết quả là: 4.

Tìm số dư của phép chia 2 020 cho 12 (ảnh 1)

Toán lớp 6 trang 121 Luyện tập 5: Tạo công cụ tìm ước chung lớn nhất của ba số a, b, c và bội chung nhỏ nhất của bốn số a, b, c, d. Áp dụng với a = 64, b = 72, c = 448, d = 100.

Lời giải:

Bước 1. Tạo các liên kết

– Nhập lệnh: a = 1 rồi bấm phím “Enter” 

– Nhập lệnh: b = 1 rồi bấm phím “Enter” 

– Nhập lệnh: c = 1 rồi bấm phím “Enter” 

– Nhập lệnh: d = 1 rồi bấm phím “Enter” 

Tạo công cụ tìm ước chung lớn nhất của ba số a, b, c và bội chung nhỏ nhất (ảnh 1)

Bước 2. Thực hiện các lệnh

– Nhập lệnh “USCLN(a,b)” để tạo ra số e là ước chung lớn nhất của hai số a và b.

– Nhập lệnh “BSCNN(a,b)” để tạo ra số f là bội chung nhỏ nhất của hai số a và b.

– Nhập lệnh “USCLN(e,c)” để tạo ra số g là ước chung lớn nhất của ba số a, b, c.

– Nhập lệnh “BSCNN(f,c)” để tạo ra số h là bội chung nhỏ nhất của ba số a, b, c.

– Nhập lệnh “BSCNN(h,d)” để tạo ra số i là bội chung nhỏ nhất của bốn số a, b, c, d.

Tạo công cụ tìm ước chung lớn nhất của ba số a, b, c và bội chung nhỏ nhất (ảnh 1)

Bước 3.  Tạo các hộp chọn đầu vào

Tạo công cụ tìm ước chung lớn nhất của ba số a, b, c và bội chung nhỏ nhất (ảnh 1)

– Dùng lệnh “Chèn hộp nhập dữ liệu” (như hình trên) để tạo hộp chọn đầu vào và đặt tên là “Nhập số a” rồi tạo liên kết với a.

Tạo công cụ tìm ước chung lớn nhất của ba số a, b, c và bội chung nhỏ nhất (ảnh 1)

– Tiếp tục, dùng lệnh “Chèn hộp nhập dữ liệu” để tạo hộp chọn đầu vào và đặt tên là “Nhập số b” rồi tạo liên kết với b.

– Dùng lệnh “Chèn hộp nhập dữ liệu” để tạo hộp chọn đầu vào và đặt tên là “Nhập số c” rồi tạo liên kết với c.

– Dùng lệnh “Chèn hộp nhập dữ liệu” để tạo hộp chọn đầu vào và đặt tên là “Nhập số d” rồi tạo liên kết với d.

Tạo công cụ tìm ước chung lớn nhất của ba số a, b, c và bội chung nhỏ nhất (ảnh 1)

Bước 4. Tạo các hộp thông báo kết quả

Tạo công cụ tìm ước chung lớn nhất của ba số a, b, c và bội chung nhỏ nhất (ảnh 1)

– Dùng lệnh “Chèn chữ” (như hình trên) nhập vào “Ước chung lớn nhất của ba số a, b, c là” rồi tạo liên kết với g.

Tạo công cụ tìm ước chung lớn nhất của ba số a, b, c và bội chung nhỏ nhất (ảnh 1)

– Tương tự, dùng lệnh “Chèn chữ” nhập vào “Bội chung nhỏ nhất của bốn số a, b, c, d là” rồi tạo liên kết với i.

Tạo công cụ tìm ước chung lớn nhất của ba số a, b, c và bội chung nhỏ nhất (ảnh 1)

Bước 5. ÁP DỤNG

– Nhập các số vào ô lệnh ở các vị trí a, b, c, d theo thứ tự các số a = 64, b = 72, c = 448, d = 100. (Thay các số a = 1, b = 1, c = 1, d = 1 bàng đầu bằng các số a = 64, b = 72, c = 448, d = 100 trên hộp nhập lệnh như hình vẽ dưới).

Tạo công cụ tìm ước chung lớn nhất của ba số a, b, c và bội chung nhỏ nhất (ảnh 1)

– Kết quả hiện ra như sau:

+ Ước chung lớn nhất của ba số a, b, c là 8

+ Bội chung nhỏ nhất của bốn số a, b, c, d là 100 800.  

Tạo công cụ tìm ước chung lớn nhất của ba số a, b, c và bội chung nhỏ nhất (ảnh 1)

Vậy là ta đã tạo xong lệnh và áp dụng tính được ước chung lớn nhất của ba số và bội chung nhỏ nhất của bốn số.

Chúc các em thực hành thành công!

Giải Toán 6 trang 124 Tập 1

Toán lớp 6 trang 124 PHẦN THỰC HÀNH VẼ MỘT SỐ HÌNH TRONG THỰC TIỄN:

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới:

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Lời giải:

Chú ý: Nếu hướng dẫn chỉ nói “chọn chuột” thì mặc định ta chọn chuột trái.

Quan sát hình biển báo, ta thấy đây là hình 1 tam giác đều với màu vàng trong và viền đỏ bên ngoài. Vậy ta sẽ thực hiện vẽ như sau:

Bước 1. Mở Geogebra

Bước 2. Vẽ tam giác đều ABC như hình dưới (Cách vẽ tam giác đều đã học ở phần thực hành Trang 122, 123 SGK)

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Bước 3. Tô màu vàng cho tam giác đều ABC

– Chọn tam giác đều ABC (Nhấn chuột vào phần trong hình tam giác)

– Chọn thuộc tính “màu sắc

– Chọn màu vàng

– Ở thanh “Tính chắn sáng”, kéo chuột về hết cỡ đến 100 để được màu vàng đậm.

 Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Ta được như sau:

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Bước 4. Tiếp tục vẽ tam giác đều DEF và tùy chỉnh bằng cách kéo chuột sao cho được hình như hình dưới:

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Bước 5. Chọn tam giác DEF và chọn màu trắng

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Bước 6. Chọn thanh vẽ đa giác Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)  để vẽ lần lượt các tứ giác ABFD, ACED, BCEF như sau:

Vẽ tứ giác ABFD bằng cách

– Chọn chuột vào thanh vẽ đa giác Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

– Click chuột lần lượt từ điểm A, đến điểm B, sang điểm F, rồi tới điểm D và quay lại vị trí điểm A, ta được.

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

+ Làm tương tự với hai tứ giác còn lại là ACED và BCEF ta được:

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Bước 7. Cho chuột về vị trí

– Chọn tứ giác ABFD bằng cách nhấn chuột vào phần trong tứ giác đó

– Tô màu đỏ và chọn tính chắn sáng là 100

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

+ Làm tương tự với 2 tứ giác còn lại, ta được:

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Bước 8. Ẩn các điểm A, B, C, D, E, F bằng cách chọn chuột vào từng điểm

– Chọn chuột vào điểm A

– Chọn thuộc tính “Căn bản

– Bỏ tích phần “Hiện thị đối tượng” và “Hiện thị tên

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

+ Có thể chọn một lúc tất cả các điểm còn lại bằng cách:

– Dùng chuột chọn điểm B, ấn và giữ phím Ctrl trên bàn phím máy tính, dùng chuột chọn tiếp điểm C, tiếp tục giữ phím Ctrl như vậy đến khi chọn hết các điểm còn lại:

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

– Sau đó, bỏ tích ở phần “Hiện thị đối tượng” và “Hiện thị tên

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Bước 9. Chèn chữ “GIAO NHAU VỚI ĐƯỜNG ƯU TIÊN”

– Chọn chuột vào ô

– Tiếp theo chọn chuột vào ô Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

– Chọn chuột vào vùng làm việc, khi đó sẽ hiện thị hộp thoại văn bản như sau

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

– Ta gõ chữ GIAO NHAU VỚI ĐƯỜNG ƯU TIÊN vào hộp thoại, chú ý xuống dòng như sau:

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)– Nhấn OK

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Bước 10. Căn chỉnh chữ

– Chọn chuột vào phần chữ trên vùng làm việc

– Nhìn sang thanh thuộc tính chọn Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1) để in đậm chữ

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

– Chọn thuộc tính “màu sắc” và chọn màu xanh theo đúng mẫu

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

– Dùng chuột kéo ô chữ và di chuyển sao cho đúng với mẫu hình đề bài yêu cầu

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Bước 11. Hoàn thiện

– Nhấn chuột vào vùng làm việc bất kì (trừ phần hình và chữ mình vẽ)

– Chọn chuột phải, hộp thoại sau hiện ra

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

– Chọn chuột vào “Hiện thị lưới”, chọn “No grid”

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

– Ta được màn hình như sau:

Hãy vẽ biển báo giao thông ở hình bên dưới (ảnh 1)

Vậy ta thực hiện xong yêu cầu bài tập.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lý dữ liệu

Bài 2: Biểu đồ cột kép

Bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

Bài 4: Xác xuất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

Bài tập cuối chương 4

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Toán 6 Cánh Diều

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button