Học TậpLớp 6

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?” (12 mẫu)

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?” bao gồm hướng dẫn viết cùng 12 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”

Trao đổi về vấn đề: "Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?"
Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”

Dàn ý Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”

– Mở bài: Nêu vấn đề. Ví dụ: Liệu chơi game có phải chỉ có hại hay không?

Bạn đang xem: Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?” (12 mẫu)

– Nội dung chính, có thể có ba loại ý kiến, ví dụ:

+ Chơi game có hại (vì chơi game mất rất nhiều thời gian, không tập trung vào việc học tập và làm việc giúp cha mẹ, gia đình; thức khuya, có hại cho sức khỏe,…).

+ Chơi game có lợi (vì nhiều nội dung game rất hấp dẫn, được rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật nhanh tay, nhanh mắt; nhiều nội dung trò chơi bằng tiếng Anh giúp người chơi luyện tập ngoại ngữ,…).

+ Chơi game vừa có lợi vừa có hại: tham khảo cái lợi và cái hại nêu trên của việc chơi game để trình bày ý kiến của em.

– Kết thúc: Nên thống nhất ý kiến về vấn đề này như thế nào?

+ Chơi game có lợi và không có lợi như thế nào?

+ Khi nào thì việc chơi game trở nên có hại? Chơi game như thế nào thì có lợi?

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 1

Ngày nay, có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề chơi game có hại , có rất nhiều quan điểm về vấn đề này . Theo em, ý kiến chơi game có hại là sai. Vì chơi game cũng có thể giúp chúng ta thành công, những người như streamer họ thường kiếm tiền bằng những game có thể không có hại.

Hoặc có thể chơi những trò chơi nhẹ nhàng sẽ giúp các em bé từ 5 tuổi trở xuống có khả năng tăng tri thông minh , giúp trẻ có thể giải trí . Không phải chơi game lúc nào cũng có hại, chơi game cũng có thể giúp chúng ta học bài thuộc bài được nhanh hơn, phát triển trí tuệ , giúp chúng ta thông minh hơn . Cho nên ý kiến trên hoàn toàn là chưa đúng , chơi game chúng ta chỉ nên chơi những game rèn luyện trí nhớ, để không bị nghiện game , hay có những hệ lụy sau này .

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 2

Mỗi người trong chúng ta đều phải học tập, làm việc. Mục đích cuối cùng của việc học hay làm việc chính là để sống, cống hiến, để được hạnh phúc. Tuy nhiên, có những lúc căng thẳng, chúng ta cần đến sự giải trí. Cách giải trí phổ biến nhất chính là chơi trò chơi mà theo ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay vẫn thường gọi đó là “chơi game”. Có ý kiến cho rằng chơi “game” chỉ có tác hại. Thế nhưng “game” vẫn tồn tại và vẫn có đông đảo người chơi. Vậy phải chăng chơi “game” chỉ có hại?

“Game” là một từ tiếng Anh có nghĩa là trò chơi. Như vậy, hiểu đơn giản nhất, “chơi game” nghĩa là chơi trò chơi. Nhưng với quán tính của người Việt, “game” thường nghiêng về những trò chơi mà người chơi cần đến việc sử dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, ngày nay, khái niệm “game” đã được mở rộng. Nói đến “chơi game”, người ta hiểu ngay đó là chơi trò chơi. Ông bà ta từ xưa cũng có những trò chơi giải trí và rèn luyện tinh thần hay thể chất. Ngày nay, những trò chơi hấp dẫn mới đã ra đời mà để chơi được nó thì người chơi buộc phải có năng lực công nghệ thông tin.

Đã có những quan điểm cho rằng chơi game là xấu. Có lẽ theo quan niệm này, “game” được hiểu là những trò chơi trực tuyến mang tính bạo lực, gây ảnh hưởng đến hành động của người chơi. Thế nhưng, không phải “game” nào cũng là trực tuyến và “game” nào cũng là bạo lực. Có những trò chơi đòi hỏi phải vận dụng cơ thể. Có những trò chơi lại đòi hỏi phải vận dụng trí óc. Có những trò chơi giúp người ta sảng khoái tinh thần. Những “game” bạo lực chỉ là một bộ phận nhỏ của “game”.

Chơi game có lẽ là xấu không chỉ vì nó là các game bạo lực mà còn có thể vì chơi game dễ bị lôi cuốn, dễ bị nghiện, tốn thời gian, xao nhãng chuyện học tập hay làm việc, xao nhãng mất thực tại cuộc sống, giúp đỡ những người thân trong gia đình. Đó là một sự lôi cuốn của “game”. Nó vừa có yếu tố khách quan, lại vừa có yếu tố chủ quan. Đôi khi vấn đề không phải việc chúng ta sử dụng công cụ nào mà là ta dùng công cụ đó như thế nào. Nếu để game lôi cuốn, gây nghiện, nhầm lẫn với đời thực hay gây xao nhãng học tập, làm việc thì đó chính là bởi vì ta chưa làm chủ được bản thân. Ngược lại, nếu đã làm chủ được bản thân, dùng game như một công cụ để giải trí hay rèn luyện, giúp ích sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ.

Theo quan điểm cá nhân tôi, chơi game không hẳn đã là xấu, thậm chí chơi game còn rất tốt. Có những trò chơi trí tuệ như cờ tướng, cờ vua, ô ăn quan hay liên quân,… Có những trò chơi nhằm củng cố, mở rộng kiến thức như các trò chơi liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa, hay các “game show” trên sóng truyền hình mà có lẽ ai cũng biết đến chương trình Ai là triệu phú. Có những trò chơi vận dụng cả trí óc lẫn thể chất như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,… Có những trò chơi chỉ để vận động cơ thể hay thư giãn đầu óc. Tất cả đều là những trò chơi hữu ích, nếu ta biết sử dụng thời gian hợp lí và có cái nhìn tỉnh táo.

Cá nhân tôi là người rất thích chơi cờ vua và bóng rổ. Cờ vua với tôi là một môn trí tuệ, giúp rèn luyện tư duy lô-gic, giúp tôi nhìn bao quát vấn đề và giúp tôi kiên cường, biết kiểm soát cảm xúc khi chẳng may bị những nước cờ của đối phương làm khó. Bóng rổ đối với tôi lại là môn thể thao giúp thư giãn đầu óc và rèn luyện cơ thể. Nó giúp tôi có phản xạ tốt hơn, giúp tôi biết cách phối hợp tay chân, và đặc biệt là phát triển chiều cao. Những “game” này chắc chắn tất cả mọi người đều hoan nghênh. Nhưng nếu tôi dành quá nhiều thời gian cho nó mà quên đi các khía cạnh khác của cuộc sống, những “game” tưởng như tốt này cũng sẽ gây hại rất nhiều.

Như vậy, chơi “game” vừa có điểm tốt, cũng vừa có điểm xấu. Những “game” bạo lực hay chiếm quá nhiều thời gian đặt ra vấn đề cho các nhà quản lí về việc cấp phép loại game nào được hoạt động trên không gian mạng. Chúng ta cũng nên có những hình thức tuyên truyền, giáo dục để “game” trở thành một phần hữu ích của cuộc sống.

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 3

Như các bạn đã biết, giải trí vốn là nhu cầu bức thiết của tất cả mọi người không phân biệt già trẻ, lớn bé. Đặc biệt là trong thời buổi hiện tại, khi điều kiện sống đã được nâng cao và cải thiện rất nhiều so với những giai đoạn trước đây, con người ngoài các nhu cầu vật chất thì họ ngày càng quan tâm đến việc cải thiện đời sống tinh thần bằng cách loại hình giải trí đa dạng ví như âm nhạc, phim ảnh, sách báo, các câu lạc bộ hội nhóm, du lịch, ẩm thực,… Trong đó loại hình game giải trí là một trong những loại hình được giới trẻ ưa chuộng, bởi sự phát triển rầm rộ và mức độ tiện lợi, ít tốn kém của chúng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh luôn thắc mắc rằng chơi game mang đến tác hại hay lợi ích? Cái nào nhiều hơn?

Trước hết, các bạn cần phải hiểu game là gì? Game là một loại phần mềm được tạo ra bởi các nhà lập trình và được cài đặt vào các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, ipad, smartphone với mục đích chính là cung cấp cho con người một công cụ giải trí. Có hai loại game, một loại là phần mềm trò chơi trực tuyến yêu cầu có kết nối mạng và người dùng có thể chơi cùng với bạn bè của mình trong vai trò là đồng đội hoặc địch thủ. Những cái tên nổi tiếng trong thể loại game online này phải kể đến Liên quân, Liên Minh Huyền Thoại, PUBG, DOTA, Đột Kích, Gunny,… Đây đều là những trò được các bạn trẻ yêu thích đồng thời cũng là những cái tên dễ gây nghiện, khiến con người ta khó dứt bỏ.

Như vậy việc chơi game có xấu không? Tôi xin khẳng định là không, ngay từ đầu các nhà lập trình viết nên một phần mềm trò chơi họ đều có mục đích tốt đẹp đó là tạo ra một công cụ giải trí có tính đột phá và sáng tạo cho con người, giúp giải phóng con người khỏi những áp lực trong cuộc sống. Không chỉ vậy việc chơi game còn giúp con người được vận động đầu óc một cách thoải mái, được giao tiếp, trò chuyện và kết nối với nhau qua môi trường mạng trực tuyến. Thậm chí ngày nay chơi game còn được công nhận là một môn thể thao điện từ viết tắt là E-Sports, với các giải đấu lớn nhỏ được tổ chức ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, thu hút một lượng lớn các đội tham gia thi đấu với tư cách tuyển thủ chuyên nghiệp. Gần đây nhất một đội tuyển của Việt Nam đã vô địch giải Liên Quân thế giới đem vinh quang về cho nước nhà, đánh dấu sự phát triển của nền thể thao điện tử ở nước ta.

Tuy nhiên bên cạnh các mặt tích cực thì game online cũng đem lại những tác động tiêu cực đến giới trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Việc nghiện game khiến các em học sinh trễ nải việc học hành, hình thành các thói quen xấu như trộm cắp, nói dối cha mẹ,… Chơi game quá nhiều còn đem đến những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe. Như việc tiếp xúc nhiều với màn hình vi tính, điện thoại, ipad khiến thị lực của các em giảm dần rồi dẫn đến bị các tật về mắt như cận thị, loạn thị, quáng gà,… nghiêm trọng có thể dẫn tới mù. Ảnh hưởng không tốt cho hệ thần kinh, gây ra các chứng đau đầu, mất ngủ, ánh sáng màn hình khiến da bị sạm đi, kém minh mẫn. Hay nó khiến con người ta lười vận động, giao tiếp với thế giới bên ngoài dẫn đến nguy cơ trầm cảm, tự kỷ, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm hồn, khiến con người trở nên nóng nảy, hung hăng.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến các bạn trẻ nghiện game? Đầu tiên là sự thiếu hiểu biết và không biết kiểm soát bản thân trong các hoạt động giải trí. Sau đó là do các bậc phụ huynh thiếu quan tâm, giáo dục đối với con cái, quá chiều chuộng luôn đáp ứng các nhu cầu tiền bạc vô lý, cho con em mình sử dụng điện thoại thông minh mà không có kiểm soát. Ngoài ra, nếu nhà trường không chú trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về tác hại của việc chơi game quá mức.

Như vậy, có thể thấy việc tìm chọn cho mình một phương thức giải trí như chơi game chưa bao giờ là việc gì xấu xa. Thế nhưng mỗi một cá nhân phải tự ý thức được mức độ giải trí, không nên quá đắm chìm vào việc chơi game mà bỏ bê việc học hành, đặc biệt là gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến gia đình và nhà trường phải lo lắng, thất vọng.

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 4

Trò chơi điện tử vốn là một trò chơi giải trí lành mạnh đã được du nhập từ các nước tiên tiến hay được sáng tạo bởi những lập trình viên tài giỏi, có trí óc tưởng tượng cao. Vậy theo các bạn chơi game có hại là đúng hay sai?

Game là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo bởi những người tài giỏi, thông minh, có trí óc tưởng tượng phong phú.

Chơi game có lợi. Lí do bởi chơi game có thể kích thích hoạt động của não bộ, giúp chúng ta học cách phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn, giảm căng thẳng và tăng khả năng sáng tạo. Chính những nhiệm vụ, hướng dẫn… trong game đã kích thích các bé phải tự tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra cách giải quyết. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy của não bộ, tăng sự quyết đoán.

Nhưng song hành, việc chơi game có hại. Thứ nhất là đối với chính bản thân người chơi. Nó sẽ làm cho họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tình thần, công việc và vấn đề pháp luật. nhiều bạn trẻ lao vào game không ngại thức khuya dậy sớm, tinh thần lúc nào cũng nghĩ về game để đến nỗi sức khỏe suy kiệt, tinh thần hoang tưởng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Chơi quá nhiều sẽ làm đạo đức, cách hành xử của con người trở nên tệ đi. Do khi chơi quá lâu, nhân cách của người chơi sẽ bị thay đổi theo như những hành động của các nhân vật trong game.

Chính vì thế chúng ta cần cân nhắc, chơi sao cho đúng mục đích, phù hợp giải trí thay vì dành quá nhiều thời gian cho nó. Lợi hay hại của việc chơi game chính là do người chơi nó sử dụng ra sao. Đừng chôn vùi bản thân trước những màn hình to nhỏ của điện thoại, máy tính, đừng làm chết mòn tâm hồn bằng những thú vui tiêu khiển. Hãy gặp gỡ và giao lưu với nhiều người hơn, hãy tìm niềm vui ngay trong chính cuộc sống giản đơn của mình chứ đừng chạy theo thế giới ảo mộng hão huyền

Chưa bao giờ là muộn để chúng ta thay đổi và sống hết mình với niềm tin và tình yêu của mình. Game có thể là một người bạn tốt nhưng cũng có thể là kẻ thù, tùy vào ý chí của bản thân mỗi người.

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 5

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi nghĩ rằng đến 90% hay thậm chí 99% các bạn ở đây đã từng chơi một game gì đó. Tuy nhiên, chơi game có lợi hay hại? Theo tôi, việc chơi game tích cực hay tiêu cực đều phụ thuộc vào việc bạn chơi game như thế nào.

Trò chơi điện tử (tiếng Anh: electronic game) là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người dùng có thể chơi. Chúng ta có thể điểm tên một số game khá nổi tiếng như fifa, free fire, liên minh huyền thoại, boom,…

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà chơi game mang lại. Có một sự thật mà chúng ta phải công nhận rằng các từ ngữ tiếng Anh trong game được các bạn học sinh sử dụng một cách thành thạo (kể cả khi học sinh ấy học không giỏi tiếng Anh). Vì chỉ có biết và hiểu các công dụng cũng như học tiếng Anh với niềm say mê hứng thú như vậy thì việc học mới hiệu quả. Hơn nữa, có rất nhiều trò chơi điện tử mang tính trí tuệ và sáng tạo cao như cờ vua, cờ caro, giải mã,… Việc chơi game tăng khả năng phản xạ của học sinh cũng như phát triển tư duy và sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề. Đặc biệt, chơi game giúp mọi người giải tỏa căng thẳng (đặc biệt là khi chơi cùng một vài người bạn). Sau những giờ học hay giờ làm việc căng thẳng, việc chơi game sẽ giúp bạn giải tỏa tâm lí ấy. Bạn sẽ quên đi những mệt mỏi để hòa nhập vào thế giới ảo mộng, phi thực tế.

Tuy nhiên, game cũng mang nhiều những tác hại. Thứ nhất, chơi game ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người. Việc ngồi quá lâu trước máy tính hay thức đêm sẽ ảnh hưởng đến thị lực hoặc một số bộ phận như tim, gan,… của con người. Sự cáu giận khi bị thua game có thể khiến bạn stress hơn và không giữ được bình tĩnh. Hơn nữa, nếu như dành quá nhiều thời gian cho game, tất cả những công việc khác của bạn sẽ bị đình trệ. Bạn bị cuốn vào những cuộc vui và sự thú vị của trò chơi mà quên mất thời gian trôi nhanh. Đôi khi sự bỏ lỡ một công việc nào đó sẽ khiến bạn hối hận sau này. Hoặc với lứa tuổi học sinh của chúng ta, nếu chơi game mà quên học thì kết quả học tập sẽ xuống dốc không phanh. Điều cuối cùng mà tôi muốn nhấn mạnh: chơi game tiềm tàng khả năng hao hụt về tài chính. Điều này là bởi vì nếu muốn có được đồ đẹp, xịn, chơi được vui hơn thì đa phần các nhà sản xuất sẽ thúc đẩy người chơi nạp tiền vào tài khoản. Nếu hết, bạn lại muốn nạp thêm để trải nghiệm tiếp.

Như vậy, chơi game có cả hai mặt lợi và hại. Nếu chúng ta có cách quản lí việc chơi game để không ảnh hưởng cuộc sống thực tại thì game sẽ không phải vấn đề gì quá to lớn. Mỗi ngày chỉ nên chơi vài tiếng để giảm stress chứ không nên dành quá nhiều thời gian, tiền bạc, công sức,… vào đó. Hãy trở thành một người chơi thông minh. Đó là suy nghĩ của tôi, còn các bạn thì sao?

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 6

Game là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để giải trí để tạo ra một hệ thống phần mềm mà người chơi có thể tương tác. Ví dụ như FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg… Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Đó không chỉ là trò tiêu khiển của lứa tuổi trẻ em mà còn là người lớn.

Việc chơi game thực ra không chỉ hoàn toàn có hại, mà cũng đem lại một số lợi ích nhất định. Game giúp con người thư giãn, giải trí sau những giờ học tập, căng thẳng mệt mỏi. Nhiều nội dung game hấp dẫn giúp người chơi rèn luyện được kĩ năng, kĩ thuật nhanh tay nhanh mắt. Có nhiều game còn có nội dung trò chơi liên quan đến các lĩnh vực khoa học, lịch sử, địa lí (ví dụ như Ai là triệu phú) giúp người chơi bổ sung được những kiến thức quý giá.

Nhưng cần ý thức được rằng nếu chỉ đơn thuần chơi game với mục đích giải trí sẽ không mất quá nhiều thời gian. Nhưng ở đây, nhiều người (đặc biệt là học sinh, sinh viên) lại ngồi trước màn hình máy tính đến hàng giờ và mải chơi đến mức quên ăn, quên ngủ thì đã trở thành tình trạng “nghiện game online”. Thậm chí, nhiều trường hợp còn có những hành vi sai trái như trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ… để đi chơi điện tử. Đó quả thật là một thực trạng đáng ngại trong giới trẻ hôm nay.

Tác hại của việc chơi game đầu tiên chính là ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ngồi trước màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt quá tải, nặng hơn là bị cận thị. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần khi lúc nào cũng sống trong thế giới ảo. Ngoài ra, nó còn làm tiền bạc của gia đình một cách vô ích (nhiều trò chơi phải dùng tiền để mua những đồ vật trong game…) có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người. Học sinh, sinh viên là những đối tượng chưa làm ra tiền, vì thế để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người. Quan trọng nhất là khi ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sa sút. Những hình ảnh ở trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô.

Qua đây, chúng ta có thể khẳng định việc chơi game không chỉ có hại mà còn có một số lợi ích nhất định. Nhưng con người cần ý thức để không rơi vào tình trạng “nghiện game”.

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 7

Xã hội càng phát triển có rất nhiều phương tiện để giải trí. Trò chơi điện tử là một trò giải trí được du nhập từ nước ngoài.

Trò chơi điện tử (Game online) là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Một số loại game phổ biến được nhiều người yêu thích là FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg…

Hiện nay, có một thực trạng đáng báo động là nhiều người rơi vào tình trạng “nghiện game online”, đặc biệt là học sinh. Họ mải chơi game đến quên ăn, mất ngủ và bỏ bê việc học hành. Điều đó đã để lại nhiều tác hại to lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như thành tích học tập. Ngoài ra, chơi game còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, của cải. Để có tiền chơi game, nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc… Nhiều trò chơi có những hình ảnh bạo lực làm ảnh hưởng đến tâm lí của người chơi.

Nhưng game không chỉ có những tác hại, mà còn đem lại nhiều lợi ích. Chơi game giúp con người có thể thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ vậy, nhiều loại game còn giúp người chơi chơi rèn luyện tư duy, cung cấp những kiến thức xã hội như: Ai là triệu phú, Trò chơi ô chữ… Hiện nay, game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy, học tập và đưa vào tổ chức thi đấu chuyên nghiệp – đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của game.

Mặc dù vậy, chúng ta cần phải hiểu được rằng, chơi game vẫn có nhiều tác hại hơn lợi ích. Việc chơi game một cách khoa học, tránh để dẫn tới tình trạng “nghiện game” quả là một khó khăn. Mỗi gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm kịp thời đến con cái, học sinh của mình. Bản thân chúng ta cũng cần ý thức được tác hại và ích lợi của việc chơi game, xác định được nhiệm vụ chính là học tập nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng và đạo đức để tương lai trở thành những người có ích cho xã hội.

Như vậy, chơi game vừa có lợi ích, vừa có tác hại. Mỗi người cần hiểu được điều đó để có những hành động đúng đắn, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 8

Game là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để giải trí để tạo ra một hệ thống phần mềm mà người chơi có thể tương tác. Ví dụ như FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg… Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Đó không chỉ là trò tiêu khiển của lứa tuổi trẻ em mà còn là người lớn.

Việc chơi game thực ra không chỉ hoàn toàn có hại, mà cũng đem lại một số lợi ích nhất định. Game giúp con người thư giãn, giải trí sau những giờ học tập, căng thẳng mệt mỏi. Nhiều nội dung game hấp dẫn giúp người chơi rèn luyện được kĩ năng, kĩ thuật nhanh tay nhanh mắt. Có nhiều game còn có nội dung trò chơi liên quan đến các lĩnh vực khoa học, lịch sử, địa lí (ví dụ như Ai là triệu phú) giúp người chơi bổ sung được những kiến thức quý giá.

Nhưng cần ý thức được rằng nếu chỉ đơn thuần chơi game với mục đích giải trí sẽ không mất quá nhiều thời gian. Nhưng ở đây, nhiều người (đặc biệt là học sinh, sinh viên) lại ngồi trước màn hình máy tính đến hàng giờ và mải chơi đến mức quên ăn, quên ngủ thì đã trở thành tình trạng “nghiện game online”. Thậm chí, nhiều trường hợp còn có những hành vi sai trái như trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ… để đi chơi điện tử. Đó quả thật là một thực trạng đáng ngại trong giới trẻ hôm nay.

Tác hại của việc chơi game đầu tiên chính là ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ngồi trước màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt quá tải, nặng hơn là bị cận thị. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần khi lúc nào cũng sống trong thế giới ảo. Ngoài ra, chơi game còn làm tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích (nhiều trò chơi phải dùng tiền để mua những đồ vật trong game…). Đối tượng chơi game chủ yếu là học sinh, sinh viên – còn chưa làm ra tiền, vì thế để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người. Quan trọng nhất là khi ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ không chú tâm học tập. Những hình ảnh bạo lực ở trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc.

Qua đây, chúng ta có thể khẳng định việc chơi game không chỉ có hại mà còn có một số lợi ích nhất định. Nhưng con người cần ý thức để không rơi vào tình trạng “nghiện game”.

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 9

Xã hội càng phát triển có rất nhiều phương tiện để giải trí. Trò chơi điện tử là một trò giải trí được du nhập từ nước ngoài.

Trò chơi điện tử (Game online) là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Một số loại game phổ biến được nhiều người yêu thích là FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg…

Hiện nay, có một thực trạng đáng báo động là nhiều người rơi vào tình trạng “nghiện game online”, đặc biệt là học sinh. Họ mải chơi game đến quên ăn, mất ngủ và bỏ bê việc học hành. Điều đó đã để lại nhiều tác hại to lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như thành tích học tập. Ngoài ra, chơi game còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, của cải. Để có tiền chơi game, nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc… Nhiều trò chơi có những hình ảnh bạo lực làm ảnh hưởng đến tâm lí của người chơi.

Nhưng game không chỉ có những tác hại, mà còn đem lại nhiều lợi ích. Chơi game giúp con người có thể thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ vậy, nhiều loại game còn giúp người chơi chơi rèn luyện tư duy, cung cấp những kiến thức xã hội như: Ai là triệu phú, Trò chơi ô chữ… Hiện nay, game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy, học tập và đưa vào tổ chức thi đấu chuyên nghiệp – đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của game.

Mặc dù vậy, chúng ta cần phải hiểu được rằng, chơi game vẫn có nhiều tác hại hơn lợi ích. Việc chơi game một cách khoa học, tránh để dẫn tới tình trạng “nghiện game” quả là một khó khăn. Mỗi gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm kịp thời đến con cái, học sinh của mình. Bản thân chúng ta cũng cần ý thức được tác hại và ích lợi của việc chơi game, xác định được nhiệm vụ chính là học tập nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng và đạo đức để tương lai trở thành những người có ích cho xã hội.

Như vậy, chơi game vừa có lợi ích, vừa có tác hại. Mỗi người cần hiểu được điều đó để có những hành động đúng đắn, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 10

Có ý kiến cho rằng: “Chơi game chỉ có tác hại”. Nhưng thực tế, chơi game vẫn đem lại những lợi ích nhất định.

Game là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để giải trí để tạo ra một hệ thống phần mềm mà người chơi có thể tương tác. Ví dụ như FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg…
Rõ ràng, chơi game cũng có những lợi ích nhất định. Con người tạo ra game với mục đích chính là giải trí, giúp chúng ta thư giãn sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, chơi game có thể kích thích hoạt động của não bộ, giúp chúng ta học cách phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn, giảm căng thẳng và tăng khả năng sáng tạo. Một số game giúp con người có thêm được các kiến thức về các lĩnh vực khoa học.

Tuy nhiên, việc chơi game có hại. Thứ nhất là đối với chính bản thân người chơi. Nó sẽ làm cho họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần. Nhiều bạn trẻ lao vào game không ngại thức khuya dậy sớm, tinh thần lúc nào cũng nghĩ về game để đến nỗi sức khỏe suy kiệt, tinh thần hoang tưởng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng. Chơi game quá nhiều sẽ làm đạo đức, cách hành xử của con người trở nên tệ đi. Do khi chơi quá lâu, nhân cách của người chơi sẽ bị thay đổi theo như những hành động của các nhân vật trong game.

Vì vậy, việc chơi game cần phải đúng mục đích, phù hợp giải trí thay vì dành quá nhiều thời gian cho nó. Không nên để bản thân rơi vào tình trạng “nghiện game”.

Chơi game không chỉ có tác hại, mà còn có lợi ích. Và chúng ta cần phải phát huy được những lợi ích đó.

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 11

Ngày nay, con người có rất nhiều phương tiện để giải trí. Một trong số đó trò chơi điện tử.

Trước hết, cần hiểu trò chơi điện tử (game online) là một dạng trò chơi trực tuyến. Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Đó không chỉ là trò tiêu khiển của lứa tuổi trẻ em mà còn là người lớn tuổi.

Một thực trạng đang xảy ra là nhiều người rơi vào tình trạng “nghiện game”. Điều đó đã để lại những hậu quả vô cùng to lớn. Việc ngồi trước màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, người chơi sẽ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc vào game. Những đối tượng chơi game thường là học sinh, sinh viên – chưa làm ra tiền, vì thế để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như nói dối, trộm cắp, lừa lọc…

Nhưng chơi game không hoàn toàn chỉ có tác hại mà còn mang lại một số lợi ích nhất định. Chơi game giúp thư giãn, giải trí sau những giờ học tập, căng thẳng mệt mỏi. Nhiều nội dung game hấp dẫn giúp người chơi rèn luyện được kĩ năng, kĩ thuật nhanh tay nhanh mắt. Có nhiều game còn có nội dung trò chơi liên quan đến các lĩnh vực khoa học giúp người chơi bổ sung được những kiến thức quý giá. Bởi vậy, mỗi người cần ý thức được tác hại cũng như lợi ích của trò chơi điện tử.

Rõ ràng, chơi game vừa có lợi ích, vừa có tác hại. Người chơi cần biết cần bằng để phát huy được lợi ích, tránh xa những tác hại của trò chơi điện tử.

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”- Mẫu 12

Khi khoa học – công nghệ ngày càng phát triển, con người đã tạo ra thêm loại hình giải trí khác nhau, trong đó có trò chơi điện tử (game online) đem đến nhiều lợi ích cũng như tác hại.

Trước hết, trò chơi điện tử (game online) là một dạng trò chơi giải trí trực tuyến. Nó được tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Hiện nay, có rất nhiều trò chơi nổi tiếng được nhiều người yêu thích như FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg…

Có thể thấy rằng, chơi game cũng đem đến một số lợi ích nhất định. Khi chơi game, chúng ta có thể thư giãn sau những giờ học tập hoặc làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Không chỉ vậy, có những loại game còn giúp người chơi rèn luyện tư duy, nâng cao kiến thức như: Ai là triệu phú, Trò chơi ô chữ… Hiện nay, game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy, học tập và đưa vào tổ chức thi đấu chuyên nghiệp – đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của game.

Nhưng chơi game để lại nhiều tác hại hơn là lợi ích. Trên thực tế, rất nhiều người đã rơi vào tình trạng “nghiện game online”, thường là học sinh, sinh viên. Điều đó đã để lại nhiều tác hại to lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như thành tích học tập. Ngoài ra, chơi game còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, của cải. Để có tiền chơi game, nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc…. Đồng thời, trong các trò chơi có thể xuất hiện các hình ảnh bạo lực, phản cảm ảnh hưởng đến tâm lí của con người.

Nguyên nhân của tình trạng này trước tiên là do nhiều bậc phụ huynh quá bận rộn công việc mà không khuyên răn con cái kịp thời. Nhà trường, thầy cô chưa có sự giám sát chặt chẽ đối với học sinh, sinh viên. Hoặc có thể do sự rủ rê, lôi kéo từ bạn bè. Bên cạnh đó là nguyên nhân chủ quan đến từ ý thức của mỗi cá nhân. Nhiều bạn trẻ quá ham mê những trò chơi tiêu khiển, không hứng thú với công việc học tập. Đôi khi cũng chỉ vì cá nhân đó thích thú với thế giới ảo ở trong game hay mong muốn được chứng tỏ bản thân với bạn bè rằng mình là người giỏi nhất.

Như vậy, hiện tượng nghiện game thực sự đã gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống con người. Mỗi học sinh sinh viên – những con người trẻ tuổi trẻ lòng hãy kiên quyết tránh xa để bản thân ngày một tốt đẹp hơn.

*****

Trên đây là hơn 12 mẫu Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?” lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

Rate this post


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button