Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học lớp 4 (7 Mẫu)

Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học bao gồm hướng dẫn viết cùng 7 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 4 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học.

Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học.
Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học.

Mục lục

Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học – Mẫu 1

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng tài giỏi thời nhà Trần, được Hưng đọa đại vương Trần Quốc Tuân tin tưởng và gả con gái cho. Thuở nhỏ ông đã có chí khí khác thường, tính tình khẳng khái.  Ông là người có tài, không chỉ giỏi về việc triều chính mà ông còn sáng tác nhiều bài thơ hay.  Một trong những bài thơ để lại tiếng vang nhiều nhất đó là bài thơ Tỏ lòng. Bài thơ Tỏ lòng thể hiện niềm tự hào về con người, đất nước, khí thế và phong thái oia phong của dân tộc ta và nó đến chí làm trai, khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ Quốc bị xâm lăng. Bài thơ này cũng chính là nỗi niềm mà ông muốn nhắc nhở chính mình.  Phạm Ngũ Lão đã rất tài năng khi chỉ qua bốn câu thơ mà truyền đạt tới mọi người những quan điểm tư tưởng của một con người của trời đất của vũ trụ, của một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất.

Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học – Mẫu 2

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần. Tuy xuất thân là con nhà nông, nhưng từ nhỏ ông đã tỏ ra thông minh, sáng dạ hơn người, đặc biệt tinh thông chuyện binh pháp. Có lần, ông ngồi đan sọt bên vệ đường, do quá tập trung suy nghĩ việc nước mà không nghe thấy lệnh của quân lính mở đường cho Hưng Đạo Vương đi qua. Thấy lạ, Hưng Đạo Vương dò hỏi ông vài vấn đề về kinh sử, nhưng Phạm Ngũ Lão đều đáp trôi chảy. Sau lần đó, Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo Vương đưa về kinh đô, gia nhập quân đội nhà Trần. Trong quân, ông được binh lính nể phục bởi trí tuệ và cả khả năng đánh võ hơn người. Sau này, ông lập được rất nhiều chiến công hiển hách khi tham gia chiến đấu chống giặc Nguyên nên được phong làm tướng quân và được nhà vua gả công chúa cho.

Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học – Mẫu 3

Tương truyền, Hưng Đạo Vương cùng tuỳ tùng đi ngang qua Đường Hào thấy Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đang đan sọt. Quân lính kéo đến, dẹp lối đi Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi thản nhiên, như không để ý đến ai cả. Quân lính cầm giáo đâm vào đùi chảy máu mà ông vẫn không nhúc nhích. Thấy vậy Vương dừng lại hỏi, bấy giờ Phạm Ngũ Lão mới trả lời rằng đang nghĩ một câu trong binh thư nên không để ý. Biết người có tài, Trần Hưng Đạo cho ông ngồi cùng kiệu đưa về kinh. Từ đó Phạm Ngũ Lão trở thành môn khách của Trần Hưng Đạo.

Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học – Mẫu 4

“Những hạt thóc giống” là câu chuyện em đã học hồi đầu năm, kể về một cậu bé trung thực. Cậu bé ấy tên là Chôm, vốn là một đứa trẻ mồ côi có cuộc sống thiếu thốn. Năm đó, nhà vua quyết định tìm người nối ngôi, nên phát cho mỗi người dân một thúng thóc và giao hẹn sẽ nhường ngôi cho người thu được nhiều thóc nhất. Đến vụ thu hoạch, ai cũng nô nức đưa thóc mới về kinh đô mong được kế thừa ngai vàng. Chỉ có cậu bé Chôm là dám thừa nhận mình không trồng được một hạt thóc nào cả. Bởi thật ra số thóc kia vốn đã luộc chín, nên không thể nảy mầm, và Chôm là người duy nhất dám nói lên sự thật ở đó. Đức tính trung thực đó là một phẩm chất đáng quý của con người, nhưng lại chỉ tìm thấy được ở cậu bé mồ côi. Đứng trước lợi ích, tiền vàng cậu vẫn không bị lung lay ý chí. Điều đó khiến nhà vua rất hài lòng, quyết định nhường ngôi cho cậu.

Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học – Mẫu 5

Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (lần thứ hai và lần thứ ba), Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm 1285,ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh khuyển khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang ba vạn quân phục kích đán địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lí Quán và Lí Hằng. Tướng quân họ Phạm đã bốn lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao; hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng.

Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học – Mẫu 6

Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.

Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học – Mẫu 7

Phạm Ngũ Lão được biết đến là một con người văn võ toàn tài. Ông là một trong những tác giả nổi tiếng của thời đại nhà Trần. Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, mất năm 1320. Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Theo sách “Tông phả kỷ yếu tân biên” của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu đời thứ tám của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh. Từ khi còn nhỏ, cậu bé Ngũ Lão đã tỏ ra khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng ông thì không. Đến khi người mẹ hỏi, Ngũ Lão thưa với mẹ: “Chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm”.

*****

Trên đây là 7 bài mẫu Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4-5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học lớp 4 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 4

5/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *